'Lúc đầu tôi nghĩ COVID-19 sẽ là đòn bẩy, nhưng sự thật có lẽ tốc độ tăng trưởng không bằng 2019'

Nhàđầutư
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), quy mô thương mại điện tử tăng nhanh từ 2015-2019 với mức tăng trưởng trung bình 30%. Tuy nhiên, con số 2020 sẽ là bí ẩn với nhiều nguồn thông tin khác nhau.
PHƯƠNG LINH
11, Tháng 11, 2020 | 11:39

Nhàđầutư
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), quy mô thương mại điện tử tăng nhanh từ 2015-2019 với mức tăng trưởng trung bình 30%. Tuy nhiên, con số 2020 sẽ là bí ẩn với nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Theo Sách trắng Việt Nam và Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai thương mại điện tử nhằm hỗ trợ xuất nhập khẩu theo cả mô hình doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) cũng như doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C). Xét trên phạm vi toàn cầu, thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng rất nhanh và trở thành xu thế nổi bật của thương mại điện tử trong những năm gần đây.

Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ đó, đại dịch COVID-19 đã và đang tác động nặng nề tới kinh tế - xã hội toàn thế giới cũng như nước ta. Tuy nhiên, nhìn theo hướng tích cực, đây cũng thực sự là thời điểm để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số.

Trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.

124396451_693607814605694_8211437249537251688_n

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương). Ảnh: VnEconomy

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam 2020 "Thoát hiểm & bứt tốc trong COVID-19" do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times phối hợp với Liên minh Invest Global tổ chức sáng 11/11, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhận định, hiện tại, hành vi tiêu dùng mua sắm trực tuyến phát triển rất tốt.

Ông Đặng Hoàng Hải cho biết, do COVID-19 mà những mặt hàng trước kia người tiêu dùng không dám mua thì nay đã mạnh dạn xuống tiền trên trực tuyến. Những tác động của COVID-19 đến doanh nghiệp thương mại điện tử là tiết kiệm được chi phí do có thể làm việc ở nhà, lạc quan về nhân sự/duy trì doanh nghiệp sau dịch. Doanh thu giảm nhưng kế hoạch sẽ phục hồi nhanh chóng.

Theo Cục trưởng Thương mại điện tử và Kinh tế số, quy mô thương mại điện tử tăng nhanh từ 2015-2019 với mức tăng trưởng trung bình 30%. Con số 2020 sẽ là bí ẩn với nhiều nguồn thông tin khác nhau.

"Lúc đầu chúng tôi nghĩ COVID-19 sẽ là đòn bẩy của chúng ta, nhưng sự thật có lẽ tốc độ tăng trưởng không bằng 2019", ông Hải nói.

Theo ông Hải, Chính phủ dự đoán tăng trưởng thấp hơn dự báo nhiều, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử rất lạc quan, giá trị mua hàng thương mại điện tử rất cao, giảm nhân sự rất là ít. Doanh thu của các doanh nghiệp thương mại điện tử chỉ tăng ở các mặt hàng nhu yếu phẩm, thực chất là doanh thu chung giảm. Dù vậy, họ rất lạc quan với kịch bản phục hồi kinh tế.

"Chúng ta nghĩ rằng tất cả doanh nghiệp tìm đến công nghệ do COVID-19 nhưng thực ra số này chỉ tăng 29%. Tiếp cận công nghệ không dễ dàng", ông Hải nhận định.

Cũng theo ông Hải, COVID-19 đã tạo ra lượng người tham gia vào thị trường thương mại điện tử rất lớn, mua nhiều mặt hàng giá trị lớn mà trước đây họ chưa từng mua. Nhóm logistics rất lạc quan với lượng người tham gia rất lớn, tăng tới 73%.

Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng nước ngoài. Hơn nữa, nhờ công nghệ dữ liệu lớn, họ có thể dễ dàng phân tích chính xác hành vi của người tiêu dùng ở mọi thị trường, chăm sóc khách hàng, tiếp thị đúng đối tượng với chi phí thấp…

Cơ hội là ngang nhau nhưng thành công là khác biệt giữa các quốc gia và các doanh nghiệp trong từng quốc gia. Câu chuyện thành công khi xuất khẩu trực tuyến (B2B) trên nền tảng Alibaba hay bán lẻ trực tuyến qua biên giới (B2C) trên nền tảng Amazon là bài học chung cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chương trình "Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/6/2020 tại Quyết định số 749/QĐ-TTg cũng như Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/5/2020 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg đều xác định rõ chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam nhằm đẩy mạnh hiện đại hoá hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ