Hàng loạt nhiệm vụ và giải pháp để phát triển chương trình chuyển đổi số tại TP.HCM

Nhàđầutư
Theo ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, TP.HCM có cơ hội là nơi thu hút nhiều doanh nghiệp để tạo ra một xã hội kỹ thuật số. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của thành phố có nhiều thách thức, cần có các định hướng, giải pháp để chủ động tối ưu hóa các lợi ích từ chuyển đổi số.
LÝ TUẤN
22, Tháng 07, 2020 | 13:26

Nhàđầutư
Theo ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, TP.HCM có cơ hội là nơi thu hút nhiều doanh nghiệp để tạo ra một xã hội kỹ thuật số. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của thành phố có nhiều thách thức, cần có các định hướng, giải pháp để chủ động tối ưu hóa các lợi ích từ chuyển đổi số.

Sáng 22/7, UBND TP.HCM đã tổ chức Hội nghị công bố chương trình chuyển đổi số và hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của TP.HCM (HCM LGSP).

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, chuyển đổi số không chỉ là một xu thế về công nghệ trên toàn cầu, mà còn tác động vô cùng sâu rộng lên các lĩnh vực của kinh tế, xã hội. TP.HCM là thành phố lớn, năng động, là đầu tàu kinh tế của cả nước nên cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng chuyển đổi số.

 “Tầm nhìn đến năm 2030, TP.HCM sẽ trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay.

duonganhduc_kvmd

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: TN

Thông tin về mục tiêu của chương trình Chuyển đổi số đến 2025, theo ông Dương Anh Đức, đến năm 2025, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

Đồng thời, thông tin của người dân, doanh nghiệp được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu thành phố; kinh tế số chiếm 25% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 60%.

Hạ tầng băng thông rộng phủ trên 95% hộ gia đình; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.

Về mục tiêu cơ bản đến 2030, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số

Kinh tế số chiếm 40% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 9%; Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 85%.

Theo ông Đức, TP.HCM có cơ hội là nơi thu hút nhiều doanh nghiệp tiên phong trong các dịch vụ kỹ thuật số hướng tới việc tạo ra một xã hội kỹ thuật số. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của thành phố có nhiều thách thức như: Sự chậm trễ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, yêu cầu sự thay đổi cao hơn về trình độ và nhận thức. Các chính sách, quy định, năng lực quản lý của cơ quan nhà nước không theo kịp thực tiễn quá trình chuyển đổi số hay vấn đề an ninh mạng... Do đó, TP.HCM cần có các định hướng, giải pháp để chủ động tối ưuhóa các lợi ích từ chuyển đổi số.

Theo đó, để chương trình Chuyển đổi số của thành phố đạt được các mục tiêu đã nêu trên, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp. Cụ thể, đổi mới tư duy và thống nhất nhận thức về chuyển đổi số (cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp thành phố); phát triển hạ tầng số (bao gồm hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin, hạ tầng Internet vạn vật, hạ tầng dữ liệu).

Phát triển nền tảng số (bao gồm các nền tảng như nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu, nền tảng Internet vạn vật, nền tảng trí tuệ nhân tạo, nền tảng kết nối dịch vụ số hóa, nền tảng chuỗi khối (blockchain), nền tảng định danh điện tử).

Đồng thời, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin như: Thành lập Trung tâm an toàn thông tin thành phố; triển khai các giải pháp về đảm bảo tính riêng tư và bảo vệ thông tin cá nhân; triển khai rà soát, đánh giá, giám sát các nguy cơ, phát hiện, cảnh báo sớm và ứng phó các sự cố an toàn thông tin mạng.

Về nhiệm vụ và giải pháp xây dựng chính quyền số, ông Đức cho biết, nhóm nhiệm vụ nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp. Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố; hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; hệ thống đánh giá sự hài lòng.

Nhóm nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước (Ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ ra quyết định; xây dựng, hoàn thiện phần mềm ứng dụng, thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin)

Hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của thành phố (Hệ thống quản lý định danh và xác thực người dùng tập trung (SSO); kết nối thanh toán điện tử; kết nối dịch vụ bưu chính; tích hợp, cung cấp dữ liệu; liên thông các hệ thống thông tin).

Bên cạnh đó, triển khai Kho dữ liệu dùng chung; phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở của thành phố; thực hiện số hóa và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động của chính quyền.

Đối với nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế số, theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nhóm nhiệm vụ chung cho các doanh nghiệp bao gồm: Phổ biến kiến thức về chuyển đổi số, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, xây dựng chính sách hỗ trợ kinh tế chia sẻ, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn

Đồng thời, thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp. Trong đó, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các hiệp hội để khai thác các thế mạnh của nhau và chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số;

Triển khai các giải pháp về nguồn vốn, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xây dựng cơ chế để doanh nghiệp sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để thực hiện chuyển đổi số.

Tổ chức phổ biến kiến thức để doanh nghiệp nhỏ và vừa tự đánh giá phương pháp sản xuất kinh doanh, mô hình kinh doanh để chuyển đổi phương pháp sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo ra các mô hình sản xuất mới hiệu quả hơn và từng bước chuyển dịch sang phương thức sản xuất mới.

Về sứ mệnh của các doanh nghiệp Công nghệ thông tin - Truyền thông (ICT) trong quá trình chuyển đổi số của thành phố. Các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn cần tập trung phát triển các công nghệ số nền tảng, đầu tư nghiên cứu và phát triển các công nghệ lõi.

"Các doanh nghiệp ICT tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực số phục vụ xã hội chuyển đổi số. Thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp ICT để nâng cao năng suất lao động và có kinh nghiệm, có thực tế để phục vụ tốt hơn cho công cuộc chuyển đổi số của thành phố", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ