Đồng DCEP và tham vọng của Trung Quốc trên thị trường tiền kỹ thuật số

THANH THẮNG
07:25 15/02/2020

Năm 2020 có thể là thời điểm chúng ta được chứng kiến loại tiền tệ kỹ thuật số có chủ quyền đầu tiên trên thế giới.

birth_of_red_china-flickr_cropped-1

Trung Quốc sắp cho mắt đồng tiền điện tử cho chủ quyền đầu tiên trên thế giới Ảnh: Blockchain news

Sau gần 6 năm nghiên cứu và phát triển, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ thử nghiệm đồng DCEP tại hai thành phố lớn của mình. Theo thông tin của trang CaiJing, đồng DCEP sẽ được triển khai tại Thâm Quyến dưới dạng thành phố thử nghiệm đầu tiên. Điều này cho thấy Trung Quốc đang nghiêm túc trong việc triển khai DCEP và cũng như một chiến thắng trong 'cuộc đua' tiền tệ kỹ thuật số.

Hiện tại Trung Quốc đang chuẩn bị phát hành đồng DCEP càng sớm càng tốt, theo bài thuyết trình của ông Mu Changchun, người đứng đầu viện nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương Trung Quốc. Trong bài thuyết trình này, ông Changchun đã làm rõ tầm nhìn về một loại tiền kỹ thuật số có chủ quyền, trái ngược hoàn toàn với các loại tiền điện tử hiện có như bitcoin.

Bitcoin, được Satoshi Nakamoto phát hành ra thế giới vào năm 2009 dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: không có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet.

Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy tính "đào" để trả công cho việc xác minh giao dịch bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang hàng, thông qua công nghệ blockchain.

Có ba điểm khác biệt chính giữa DCEP và các loại tiền điện tử hiện có như bitcoin, theo Terry Liu, CEO của VoneChain Technology, một công ty tư vấn blockchain có trụ sở tại Thượng Hải.

Đầu tiên chính là sự khác nhau giữa nguồn giá trị cơ bản. Bitcoin và các loại tiền tệ tương tự được khai thác, có nghĩa là nguồn được phân cấp và kiểm soát bởi một thuật toán. Trong khi đó DCEP sẽ trở thành đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, đại diện cho đồng tiền pháp định của Trung Quốc trên nền tảng blockchain. Mục tiêu của DCEP chính là thay thế tiền giấy đang lưu hành trên thị trường, với bản chất là 1 công cụ thanh toán.

Thứ hai, công nghệ cơ bản là khác nhau vì sổ cái blockchain của DCEP sẽ được kiểm soát bởi chính phủ và không được phân phối trên toàn hệ thống. Cuối cùng, nó được dự định hoạt động chính xác như một loại tiền tệ thông thường và được tích hợp trên toàn hệ thống thương mại. Do sổ cái được chính phủ nắm giữ và không được phân phối nên đồng DCEP trở nên thiết thực hơn khi được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày.

"Hai nền tảng thanh toán kỹ thuật số lớn nhất trong nước, được điều hành bởi Ant Financial (một bộ phận của Alibaba) và Tencent, đã xử lý hàng nghìn tỷ USD mỗi quý. Với một đất nước đã rất quen với việc chi tiêu không dùng tiền mặt nhờ WeChat Pay và Alipay, người dân Trung Quốc sẽ không gặp nhiều khó khăn với một hình thức thanh toán kỹ thuật số khác", theo ông Chloé Reuter, đối tác sáng lập của Reuter Communications, một cơ quan tiếp thị có trụ sở tại Thượng Hải.

Ông Jingyang, một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Trung Quốc về bitcoin đã lưu ý rằng: "Chính phủ luôn nắm quyền kiểm soát việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Giống như họ đã xây dựng các cảng và đường sắt, giờ đây, họ đang chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cần thiết cho sự phát triển trong tương lai".

Chính phủ Trung Quốc đã bắt buộc tất cả các nhà giao dịch đang chấp nhận việc thanh toán kỹ thuật số (thông qua Apple Pay, AliPay và WeChat) phải chấp nhận đồng DCEP. Điều này sẽ làm cho DCEP trở thành loại tiền kỹ thuật số được chấp nhận nhiều nhất trên thế giới.

Do việc sử dụng rộng rãi điện thoại Huawei tại Trung Quốc và công ty có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ, Huawei được đồn đại là bên đầu tiên sử dụng đồng DCEP. Hình ảnh rò rỉ mới của ứng dụng Huawei Pay cho thấy các kết nối trực tiếp đến các ngân hàng Trung Quốc đồng thời tích hợp khả năng rút tiền DCEP. Tương tự như Huawei, công ty đối thủ Tencent cũng tuyên bố họ sẽ hỗ trợ DCEP trên nền tảng thanh toán WeChat.

Bitcoin hoặc ethereum đang trái ngược với phương thức của các ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính tại nước này. Đó là lý do tại sao Trung Quốc đã kiên quyết tìm cách ngăn chặn tiền điện tử trong nước thông qua luật cấm các dịch vụ trao đổi. Năm ngoái, chính phủ nước này đã chuyển sang cấm các hình thức khai thác tiền điện tử trong bối cảnh 70% bitcoin trên thế giới đã được khai thác tại Trung Quốc.

Đồng DCEP cho phép Trung Quốc đẩy mạnh vào kỷ nguyên số, trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát các công cụ tài chính của mình. Ông Mu Changchun, thuộc ngân hàng trung ương, đã tuyên bố rõ ràng rằng động lực để ngân hàng sản xuất DCEP chính là để bảo vệ chủ quyền tiền tệ và ngăn chặn tình trạng giao dịch tiền tệ bất hợp pháp.

Một lý do quan trọng hơn chính là việc các tiến bộ công nghệ sẽ khiến họ không thể duy trì hiện trạng như bây giờ. Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc đẩy mạnh phát triển đồng tiền số quốc gia sau khi Facebook thông báo về dự án Libra - đồng tiền số được dự đoán là có thể thay thế đồng USD.

Libra hiện gặp phải rất nhiều khó khăn về pháp lý và khiến các cơ quan quản lý hoài nghi. Nhưng nếu đồng Libra được phát hành rộng rãi, chắc chắn sẽ xuất hiện nhu cầu đối với những đồng tiền số được chấp nhận trên nhiều quốc gia, có giá trị ổn định. Nếu không phải Mark Zuckerberg thì cuối cùng cũng sẽ có một ai đó ở thung lũng Silicon thành công, qua đó làm lung lay quyền lực của các ngân hàng trung ương.

Ngoài ra, động thái này cũng một phần là do cuộc chiến thương mại đang kéo dài hơn 2 năm. Trung Quốc đang cố gắng tách rời khỏi hệ thống tài chính được thống trị bằng đồng USD. "Khi chúng tôi giao dịch với Philippines, và chúng tôi sử dụng hệ thống tài chính thông thường, cả hai bên đều phải chuyển đổi thành USD. Và tất nhiên, nước Mỹ sẽ là bên được hưởng lợi từ giao dịch đó", cựu thành viên của NDRC nói.

Khi Trung Quốc mở rộng giao dịch thương mại trên toàn cầu như một phần của ​​kế hoạch vành đai và con đường, DCEP có tiềm năng để Trung Quốc thực hiện quyền tự chủ tài chính quan trọng và ít tiếp xúc với Mỹ. Động thái của Trung Quốc trong lĩnh vực này cũng sẽ giúp họ định hình các loại tiền kỹ thuật số trong tương lai.

  • Cùng chuyên mục
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.

Công nghệ - 26/03/2025 17:02

Viện IDS thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hydrogen

Viện IDS thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hydrogen

Hướng tới triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam, Viện Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội Dầu khí Việt Nam.

Công nghệ - 19/03/2025 07:24

Gần 300 startup Việt Nam tham gia Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh toàn cầu của Singapore

Gần 300 startup Việt Nam tham gia Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh toàn cầu của Singapore

Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh toàn cầu Lý Quang Diệu lần thứ 12 khu vực Việt Nam thu hút gần 300 lượt tham dự từ các nhà khởi nghiệp, sinh viên và đại diện các đơn vị trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam.

Công nghệ - 08/03/2025 16:36

Viettel High Tech chính thức thử nghiệm thiết bị 5G cùng nhà mạng hàng đầu tại Trung Đông

Viettel High Tech chính thức thử nghiệm thiết bị 5G cùng nhà mạng hàng đầu tại Trung Đông

Việc triển khai các giải pháp 5G tiên tiến của Viettel High Tech không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về dung lượng mạng và tốc độ truyền dữ liệu cao mà còn đặt nền móng cho các ứng dụng đột phá tại Trung Đông

Công nghệ - 07/03/2025 07:23

Viettel 'bắt tay' với nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới để phát triển sản phẩm tài chính siêu cá thể hóa

Viettel 'bắt tay' với nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới để phát triển sản phẩm tài chính siêu cá thể hóa

Sản phẩm tài chính siêu cá thể hóa do Viettel Digital và InsureMO phát triển dự kiến ra mắt vào tháng 3/2025, hướng tới cung cấp các giải pháp bảo hiểm tùy chỉnh theo nhu cầu thực tế của từng khách hàng.

Công nghệ - 05/03/2025 21:04

Chuyển đổi số, 'chìa khoá' thúc đẩy phát triển kinh tế đêm

Chuyển đổi số, 'chìa khoá' thúc đẩy phát triển kinh tế đêm

Theo các chuyên gia, thông qua ứng dụng công nghệ số, chính quyền và doanh nghiệp có thể quy hoạch, quản lý các khu vực kinh tế đêm một cách hiệu quả, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm cho du khách.

Công nghệ - 05/03/2025 09:14

Viettel đưa công nghệ Việt đến sự kiện lớn nhất thế giới trong ngành di động

Viettel đưa công nghệ Việt đến sự kiện lớn nhất thế giới trong ngành di động

Với 22 sản phẩm do Viettel nghiên cứu phát triển thuộc các nhóm hạ tầng 5G, nền tảng số và các ứng dụng số. đây là số lượng sản phẩm lớn nhất trong 8 lần Viettel tham gia MWC

Công nghệ - 04/03/2025 06:00

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ nhà đầu tư trước các mối đe dọa mạng

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ nhà đầu tư trước các mối đe dọa mạng

Bảo vệ các nhà đầu tư và đảm bảo hoạt động thị trường hiệu quả trước các mối đe dọa mạng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Tổ chức quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO)

Công nghệ - 20/02/2025 10:25

Động cơ đằng sau việc ép bán lại OpenAI của tỷ phú Elon Musk

Động cơ đằng sau việc ép bán lại OpenAI của tỷ phú Elon Musk

Tỷ phú Elon Musk đã đưa ra đề nghị mua lại OpenAI trị giá 97,4 tỷ USD, đánh dấu một bước leo thang trong mối quan hệ căng thẳng giữa ông và CEO OpenAI Sam Altman.

Công nghệ - 13/02/2025 10:53

Thấy gì sau cú hích của DeepSeek?

Thấy gì sau cú hích của DeepSeek?

Đằng sau thành công của công ty AI Trung Quốc khiến cả thế giới chấn động là câu chuyện định hình lại cuộc đua công nghệ.

Công nghệ - 08/02/2025 10:34

Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thuộc top thấp nhất châu Á

Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thuộc top thấp nhất châu Á

Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam dao động từ 5,5 – 8,5 triệu USD/MegaWatt, thấp nhì khu vực châu Á - Thái Bình Dương (chỉ hơn lãnh thổ Đào Loan).

Công nghệ - 06/02/2025 08:10

'Giải mã' DeepSeek, cơn bão mạng những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025

'Giải mã' DeepSeek, cơn bão mạng những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025

DeepSeek R1, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi DeepSeek, startup công nghệ 1 năm tuổi của Trung Quốc. Ứng dụng này đang gây bão khắp các diễn đàn công nghệ, mạng xã hội với hơn 2 triệu lượt tải sau ngày 27/1/2025.

Công nghệ - 28/01/2025 18:55

Ra mắt mạng xã hội Du lịch ẩm thực Việt Nam

Ra mắt mạng xã hội Du lịch ẩm thực Việt Nam

Mạng xã hội Du lịch Ẩm thực Việt Nam sẽ cung cấp nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp và điểm đến du lịch, giúp quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng.

Công nghệ - 19/01/2025 13:53

'Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số'

'Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số'

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Công nghệ - 23/12/2024 17:48

Các sản phẩm Thông tin quân sự của Viettel sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Các sản phẩm Thông tin quân sự của Viettel sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.

Công nghệ - 20/12/2024 15:37

Thủ tướng quan tâm đến siêu máy tính AI của Viettel

Thủ tướng quan tâm đến siêu máy tính AI của Viettel

Siêu máy tính AI của Viettel được thiết kế đặc biệt cho ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và tính toán hiệu năng cao; trang bị công nghệ top đầu thế giới, mang lại hiệu năng xử lý dữ liệu khổng lồ…

Công nghệ - 20/12/2024 11:05