COVID-19 thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online

Nhàđầutư
Vài năm gần đây, tốc độ mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng nhanh nhất khu vực. Đặc biệt, dịch COVID-19 bùng phát đã thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online. Đối với các doanh nghiệp, đây là câu chuyện chuyển đổi dịch vụ với khách hàng, là cách thức sống còn trong giai đoạn này.
PHƯƠNG LINH
20, Tháng 08, 2020 | 13:25

Nhàđầutư
Vài năm gần đây, tốc độ mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng nhanh nhất khu vực. Đặc biệt, dịch COVID-19 bùng phát đã thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online. Đối với các doanh nghiệp, đây là câu chuyện chuyển đổi dịch vụ với khách hàng, là cách thức sống còn trong giai đoạn này.

Tiêu dùng trực tuyến đã và đang là xu thế tất yếu trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây, hình thức mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm lớn của người dân, nhất là sau khi dịch bệnh bùng phát, người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm truyền thống sang tiêu dùng online nhiều hơn.

Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh với 80% đã từng mua hàng online. Các mặt hàng được mua sắm nhiều nhất là thời trang, IT và mỹ phẩm. Theo khảo sát mua sắm trực tuyến tại Việt Nam năm 2019: mua sắm quần áo: 24%, hàng cá nhân: 21%, hàng điện tử: 18%, vé máy bay, xem phim: 17%, nội dung online: 19%, …

Hiện nay, người tiêu dùng và đặc biệt là giới trẻ, đã gắn chặt với các thiết bị di động, mạng xã hội và đặc biệt thích nghi với việc mua hàng trực tuyến (với hơn 50% dân số). Bên cạnh yếu tố tiết kiệm thời gian, người tiêu dùng Việt Nam muốn đầu tư cho một cuộc sống chất lượng cao nên ngày càng thích mua sắm trực tuyến vì độ tiện dụng.

Đây chính là cơ hội hấp dẫn đối với các Doanh nghiệp lựa chọn phương thức bán hàng trực tuyến, đưa phương thức này trở thành một xu hướng trong thời đại 4.0.

117771634_1015142212275784_2151787914632472755_n

Diễn đàn "Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam - Tương lai thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online", sáng 20/8

Tại diễn đàn "Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam - Tương lai thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online", do Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức sáng 20/8, ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, tiêu dùng trực tuyến đã và đang là xu thế tất yếu trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. 

Theo ông Thành, tiêu dùng online không chỉ là câu chuyện xu hướng, mà vài năm gần đây, tốc độ mua sắm trực tuyến tại Việt Nam vào loại nhanh nhất khu vực. Đặc biệt, dịch COVID-19 bùng phát đã thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online. Đối với các doanh nghiệp, đây là câu chuyện chuyển đổi dịch vụ với khách hàng, là cách thức sống còn trong giai đoạn này.

Thực trạng thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến tại Việt Nam

Nói về thực trạng thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến tại Việt Nam, xu hướng trong bối cảnh kinh tế mới, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, hiện xu hướng tiêu dùng online tại Việt Nam rất phát triển.

Cụ thể, thương mại điện tử tăng trưởng nhanh với 80% đã từng mua hàng online. Các mặt hàng được mua sắm nhiều nhất là thời trang, IT và mỹ phẩm.

Tuy nhiên, có thực trạng là niềm tin của người tiêu dùng điện tử bị ảnh hưởng bởi quảng cáo sản phẩm quá với chất lượng thực tế. Do đó, nhiều giao dịch không diễn ra đối với những mặt hàng có giá trị cao.

“Câu chuyện ở đây là niềm tin của người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để cân bằng giữa mua bán truyền thống và mua bán online?”, ông Đức Anh đặt vấn đề. 

Theo ông Đức Anh, giải pháp để giải quyết điểm nghẽn này chính là thúc đẩy tiêu dùng trong nước, thúc đẩy thị trường thông qua mua bán online và nâng cao chất lượng dịch vụ giao hàng.

Xu hướng tiêu dùng trong kỷ nguyên số

Trước những xu hướng về hành vi tiêu dùng trong kỷ nguyên số, bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc khu vực phía Bắc, Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho biết, hiện thế trẻ rất cập nhật mảng tiêu dùng số. Tại Việt Nam có 62% người tiêu dùng mua hàng tại nhà.

Năm 2020, có 4 tỷ người kết nối internet trên toàn thế giới với 30% doanh số bán lẻ được thực hiện thông qua các ứng dụng điện tử. Tới năm 2025, dự đoán nền kinh tế chia sẻ của toàn cầu sẽ đạt mức giá trị 300 tỷ USD.

Việt Nam đang trong xu hướng kinh tế toàn cầu với dự đoán trong năm nay, internet Việt Nam sẽ chiếm gần 60% dân số và 33% người tiêu dùng Việt Nam sẽ thực hiện việc chuyển tiền trực tiếp trên mạng khi mua sắm trực tuyến. Cứ 10 người thì có 3 người sở hữu tài khoản với 1 tổ chức tài chính ở Việt Nam.

Với nghiên cứu của Nielson Việt Nam, có 65% người mua hàng trực tuyến được diễn ra từ 18h đến 1h sáng. Những thay đổi công nghệ cũng thay đổi trong xu hướng tiêu dùng.

Bà Thúy Hà cho biết, hiện khách hàng không trung thành trở thành trong thời điểm hiện nay. Ví dụ, khách hàng đã mua sản phẩm của mình thì không có nghĩa họ tiếp tục mua nữa. Lý do là họ cần sự thuận tiện. Đặc biệt trong thời gian COVID-19, có đến 85% người tiêu dùng tiếp cận thông tin ở nhiều kênh khách nhau. Nên các doanh nghiệp cần có nhiều thông tin để khách hàng dễ dàng tiếp cận.

Theo bà Hà, những thay đổi trong công nghệ cũng đang dẫn tới sự thay đổi trong hành vi của khách hàng theo hướng gia tăng sự thuận tiện, tạo trải nghiệm liên tục với những thương hiệu mới và được cá nhân hóa những thao tác như tự phục vụ, hệ sinh thái 1 chạm và sự chủ động trong đề xuất, gợi ý dựa trên hành vi mua sắm.

Chính những điều đó đang đòi hỏi các doanh nghiệp phải hành động đối ứng với sự thay đổi về xu hướng hành vi tiêu dùng của đại bộ phận khách hàng.

Bà Thúy Hà khuyến nghị, các doanh nghiệp cần chú ý tới cơ hội để phát triển, trong đó, cần hiểu người tiêu dùng để cung cấp sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng, phải mang lại sự thuận tiện cho khách hàng và hướng tới việc tiếp cận đa kênh. Đồng thời, phải mang lại nhiều trải nghiệm khách hàng đồng nhất tại từng điểm chạm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ