Cuộc chiến thương mại điện tử tại Đông Nam Á

Indonesia được cho là thị trường mới nổi hứa hẹn nhất trong khu vực, nơi sự cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ diễn ra khốc liệt. Gã khổng lồ Amazon cũng bắt đầu tiếp cận thị trường Đông Nam Á.
HOA NGUYỄN
22, Tháng 07, 2020 | 20:00

Indonesia được cho là thị trường mới nổi hứa hẹn nhất trong khu vực, nơi sự cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ diễn ra khốc liệt. Gã khổng lồ Amazon cũng bắt đầu tiếp cận thị trường Đông Nam Á.

Lazada, sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á của Alibaba, lẽ ra hưởng lợi khi đại dịch Covid-19 tấn công Singapore vào tháng 4. Thế nhưng khi quốc đảo này phong tỏa, Lazada lại không thể nào đáp ứng được nhu cầu từ người tiêu dùng, buộc phải cắt giảm số lượng hàng hóa bán trực tuyến và giới hạn mỗi người chỉ mua 35 sản phẩm.

“Lazada hạn chế nguồn cung và giảm lượng hàng hóa ngay khi người tiêu dùng cần mua nhất”, lãnh đạo một quỹ mạo hiểm có tiếng tại Singapore đang đầu tư thương mại điện tử cho biết. "Mọi người phải tranh giành nhau từng suất hàng, khiến họ tức giận".

“Tôi không thấy Alibaba có hành động tương tự tại Trung Quốc", người này cho biết thêm. 

Tháng 6, Pierre Poignant, giám đốc điều hành của Lazada, được thay thế. Người đương nhiệm Chun Li là lãnh đạo thứ tư của Lazada chỉ trong hơn hai năm. Việc cải tổ là tín hiệu đáng ngại nhất của công ty 8 năm tuổi được Alibaba mua lại từ Rocket Internet, trụ sở Berlin, Đức, và các nhà đầu tư khác, bao gồm Tesco, vào năm 2016.

Vào thời điểm đạt thỏa thuận mua bán, dường như đây chỉ là nhiệm vụ đơn giản: mang lại thành công cho Alibaba tại thị trường Đông Nam Á, nơi Amazon chưa có tiến triển đáng kể nào, như ở thị trường Trung Quốc.

Nhưng sau khi bơm ít nhất 4 tỷ USD vào Lazada, trở thành một trong những khoản đầu tư mạo hiểm kém nhất ở nước ngoài, Alibaba vẫn chưa tìm được con đường chiến thắng. Trong báo cáo thường niên năm nay, Alibaba cảnh báo Lazada là một trong những công ty dự kiến "có tác động tiêu cực đến kết quả tài chính của tập đoàn ít nhất là trong ngắn hạn".

Trên thực tế, Lazada dường như đang tụt lại phía sau đối thủ lớn nhất Shopee ở một số, nếu không nói là tất cả thị trường trọng điểm.

tmdt-8275-1595403116

Một kho hàng của Lazada tại Depok, phía nam thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters

Theo nghiên cứu từ iPrice Group, App Annie và SameWeb, Shopee đã vượt Lazada trở thành ứng dụng mua sắm trực tuyến được sử dụng nhiều nhất năm 2019 tại Đông Nam Á, được tải xuống thường xuyên hơn trong năm tính đến tháng 5 tại 6 quốc gia hai công ty cùng hoạt động là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Singapore.

Tại hai thị trường lớn nhất là Indonesia và Việt Nam, trong tháng 5, Shopee có lượng người dùng theo tháng lớn hơn Lazada. Simon Wintels, nhà phân tích của McKinsey nhận định “có thể nhìn thấy rõ sự lớn mạnh của Shopee. Lazada từng lớn hơn đáng kể hồi 4 năm trước".

Trong thông báo gần đây, Lazada cho biết có hơn 70 triệu người dùng trên nền tảng của họ tại 6 quốc gia trong 12 tháng tính đến tháng 3. "Số lần tải ứng dụng và lưu lượng truy cập không phải là số liệu được nhà đầu tư công nhận cũng không phải là trọng tâm của chúng tôi”.

Công ty mẹ của Shopee là Sea Group, trị giá 50 tỷ USD có trụ sở Singapore, tập đoàn kinh doanh trò chơi và thương mại điện tử. Tencent, đối thủ của Alibaba tại Trung Quốc cũng sở hữu cổ phần đáng kể ở Sea Group. Năm ngoái, Shopee có hơn 1,2 tỷ đơn hàng, trị giá 17,6 tỷ USD nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng này cũng được tác động một phần từ các khoản trợ giá.

Trong báo cáo thường niên, Sea Group, ghi nhận khoản lỗ 1,45 tỷ USD năm 2019 và cảnh báo "doanh thu từ Shopee không thể bù đắp được những chi phí hoạt động cơ bản, khiến công ty phải chịu thua lỗ trong tương lai gần”.

Không nơi nào có trận chiến tốn kém này khốc liệt như Indonesia, thị trường mới nổi hứa hẹn nhất trong khu vực, với dân số 267 triệu người và thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,6 lần Ấn Độ.

Tại đây, Lazada nhận ra rằng họ không chỉ cạnh tranh với Shopee mà còn cả ứng dụng mua sắm trực tuyến địa phương Tokopedia, được hỗ trợ bởi Alibaba và cả SoftBank. Đối thủ tiếp theo là Bukalapak.

Các ứng dụng có lượt tải nhiều nhất qua Google Play và App Store tại 6 nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn tháng 6/2019 - tháng 5/2020. Nguồn: App Annie.

Các nhà phân tích tin rằng hợp nhất là điều không thể tránh khỏi. Một lựa chọn là sáp nhập giữa Lazada và Tokopedia vì có chung nhà đầu tư Alibaba.

Thay vì trở thành một người chơi đáng gờm nhất "Lazada lại là mục tiêu mua lại tiềm năng nhất", ông Paul McKenzie, nhà phân tích của CLSA, cho biết. "Đến năm 2023, Shopee... và Tokopedia sẽ chiếm 2/3 thị trường.

Một vấn đề là khó khăn trong việc triển khai mô hình của Lazada, tương tự Alibaba và Amazon tập trung vào dịch vụ khách hàng chất lượng cao và vận hành dịch vụ hậu cần riêng.

Willada Cuaca, sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm East Ventures, đầu tư vào Tokopedia, cho biết Lazada luôn là đối thủ nặng ký hàng đầu. Họ luôn tự làm mọi thứ - như sở hữu nhà kho riêng. Ngược lại, Shopee và Tokopedia chỉ đơn giản là thị trường trực tuyến nơi các doanh nghiệp nhỏ trưng bày hàng hóa của họ và chủ động giao hàng.

Để giành lại khách hàng, Lazada đang tìm cách tận dụng công nghệ của Alibaba. Lucy Peng, chủ tịch Lazada, đồng thời là người đồng sáng lập của Alibaba, cho biết tập đoàn này sẽ cải tiến nền tảng kỹ thuật số như hợp nhất mua sắm với giải trí và trải nghiệm xã hội bao gồm kinh doanh trực tuyến.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc nhiều vào Alibaba cũng tạo nên những khó khăn nhất định. Khách hàng ở Đông Nam Á nhận thấy Lazada là công ty nước ngoài, đầu tiên là người Đức và bây giờ là người Trung Quốc, so với Shopee, doanh nghiệp vốn ưu tiên tuyển dụng người lao động địa phương. 

Taohai Lin, nhà phân tích bán lẻ và tiêu dùng tại Fitch Solutions, chia sẻ quản lý cấp trên và cấp trung của Lazada - ít nhất là đối với vai trò công nghệ - có vẻ như thiên về nhân lực từ Trung Quốc, vốn không quen thuộc với khu vực.

Cuộc cạnh tranh có vẻ sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Các nhà đầu tư và các đối thủ đang chuẩn bị ứng phó với Amazon, công ty đã hoạt động tại Singapore, để tiếp tục phát triển trong khu vực. Trong khi đó, Tokopedia đang kêu gọi ít nhất 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư.

“Nếu phải hậu thuẫn một công ty nào đó, tôi sẽ chọn Tokopedia. Tokopedia có mô hình của Taobao (người tiêu dùng đến người tiêu dùng) trong khi Lazada bắt đầu với mô hình 'từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng' giống như T-Mall. Như vậy là không hợp thời bởi nó quá phức tạp đối với Indonesia”, Yinglan Tan, người sáng lập Insignia Ventures Partners tại Singapore, chia sẻ.

(Theo NDH/FT)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ