Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt như 'tên đã lắp lên dây cung'?
Một số chuyên gia nêu ý kiến rằng việc thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) gần như là chắc chắn tại kỳ họp sắp tới của Quốc hội, và sẽ tác động mạnh đến các đối tượng chịu thuế.
Tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Hiệp hội Doanh nghiệp dầu tư nước ngoài (VAFIE) vừa tổ chức, TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, ông thấy buồn vì cách đặt vấn đề của ban soạn thảo và phương pháp góp ý của Quốc hội “rất cổ”.
Các đại biểu Quốc hội góp ý rất hay nhưng ban soạn thảo khi báo cáo tiếp thu, giải trình lại xin giữ các quy định như dự thảo, ông nói thêm.

Với kinh nghiệm làm việc ở cả Quốc hội và Chính phủ, ông cho rằng, nhiều khả năng Quốc hội sẽ thông qua dự thảo luật trong kỳ họp tới.
Dẫn thành ngữ "chiều chồng để cứu lấy con", ông Kiên gợi ý các bên cần thỏa hiệp. Chính phủ và Quốc hội muốn đánh thuế TTĐB thì cứ đánh, nhưng cần có lộ trình áp dụng tùy theo sức khoẻ của doanh nghiệp, kiến nghị lùi thời hạn áp thuế, ít nhất là đến năm 2028.
Chia sẻ cùng quan điểm với ông Nguyễn Đức Kiên, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp, nêu ý kiến Dự thảo Luật Thế TTĐB đã được đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội năm 2025.

Tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), Quốc hội sẽ xem xét thông qua 12 luật, 1 nghị quyết, trong đó có Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
"Luật này hiện như 'tên đã lắp lên dây cung' rồi, nên khó có thể hoãn thông qua Luật", ông Hải nhận định.
Tuy nhiên, ông nêu quan điểm rằng, trong những năm qua, kinh tế thế giới suy giảm và có tác động nhiều đến kinh tế Việt Nam, kèm với những hậu quả nặng nề của dịch COVID-19, Bộ Tư pháp đã thẩm định nhiều văn bản liên quan đến giảm, miễn thuế, kéo dài thời hạn nộp thuế để giúp doanh nghiệp phục hồi, vượt qua giai đoạn khó khăn.
Ông chỉ ra rằng, dường như xung đột về chính sách khi một mặt Chính phủ muốn giảm khó khăn cho doanh nghiệp, một mặt sửa Luật Thuế TTĐB.
Có một giải pháp trung hòa hơn, đó là hiệu lực ban hành văn bản có thể được kéo dài nhằm giúp các cơ quan Nhà nước và người thực thi có thời gian chuẩn bị. Ông đề xuất, trong trường hợp Quốc hội thông qua Luật, nên ấn định ngày có hiệu lực chậm lại, ví dụ 01/1/2027.
Cần thêm tiếng nói phản biện độc lập về Luật Thuế TTĐB
Luật sư Trương Thanh Đức thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nêu quan điểm rằng dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) lần này là mở rộng, lấp chỗ trống cho các loại thuế khác.

Theo ông Đức, mục tiêu của luật này là tiêu thụ, từ đó hạn chế, không khuyến khích tiêu dùng. Nhưng trong giai đoạn hiện nay cần thay đổi cơ bản về quan điểm đánh Thuế TTĐB, trong bối cảnh cần kích cầu, khuyến khích tiêu dùng để tăng trưởng kinh tế nhanh.
"Dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) lại phá định hướng lớn quan trọng như vậy của đất nước. Trước đây, Nhà nước quyết định tiêu dùng và phân phối, còn ngày nay tiêu dùng do quy luật cung - cầu quyết định", ông Đức nói.
Cơ quan thuế đánh thuế là nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách, nhưng Thuế TTĐB không được phép chồng lấn với các loại thuế khác và tuyệt đối không được đánh thuế để hạn chế tiêu dùng, ông Đức nêu quan điểm.
Ông đồng ý đánh Thuế TTĐB để nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng khi đánh thuế với thuốc lá. Tuy nhiên, với nước giải khát có đường, cần xem lại mục tiêu này vì cần đưa ra bằng chứng thuyết phục.
"Ngoài ra, có thể đánh Thuế TTĐB đối với hàng hóa xa xỉ như máy bay, du thuyền, nhưng nên xem xét lại việc áp thuế này đối với những ô tô có giá trị thấp vài ba trăm triệu", ông Đức nói.
Về phần mình, ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng trên quan điểm làm luật về thuế, chúng ta chia sẻ quan điểm của ngành thuế lo cho ngân sách quốc gia, thu để đạt và vượt chỉ tiêu. Vì thế, các luật thuế đều trọng tâm vào thu.

Do còn nhiều ý kiến khác nhau về dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), bao gồm đối với đánh Thuế TTĐB với đồ uống có đường, ông Phúc đề nghị, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội nên tổ chức một phiên giải trình về dự thảo luật thuế này để phản biện, mời các chuyên gia khoa học độc lập đối thoại với Bộ Tài chính và Bộ Y tế.
"Giống như các vụ án cần phải có về chuyên môn, Ủy ban Kinh tế và Tài chính cần giám định chính thức để công bố với Quốc hội. Thông tin từ Bộ Y tế và Bộ Tài chính chỉ là một nguồn, Quốc hội có nhiều nguồn tin độc lập, lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học, từ đó đưa ra kết luận đúng", ông Phúc đề xuất.
Góp ý về dự án Luật Thuế TTĐB, bà Phan Thanh Thủy, Ban pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, những lý lẽ giải trình của cơ quan soạn thảo chưa thuyết phục. Trong đó, đánh giá tác động của Luật đối với chuỗi liên ngành như đóng gói, logistics, tái chế bao bì… chưa rõ ràng. Tương tự, đánh giá về tác động đối với người tiêu dùng như giá, thay đổi thói quen cũng chưa rõ.
Đối với ngành bia rươu, thuốc lá, vốn tạo ra hơn 1 triệu việc làm, một số báo cáo cho thấy Luật Thuế TTĐB sẽ làm giảm thu nhập của người lao động. Hơn nữa, luật này sẽ tác động đến môi trường kinh doanh và niềm tin của nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài.
Từ đó, VCCI đề nghị không tăng thuế hay đánh thuế đối với bất cứ mặt hàng nào nêu trong dự thảo Luật. Nếu có xem xét đánh thuế thì nên có áp dụng từ sau 2028 trở đi.

Kết luận Hội thảo, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, cho rằng, không nên đánh Thuế TTĐB đối với một số mặt hàng như nước ngọt, điều hòa nhiệt độ, xe bán tải. Có thể đánh thuế đối với rượu bia, thuốc là bắt đầu từ năm 2028, đồng thời có lộ trình đánh thuế phù hợp với sức khỏe của doanh nghiệp.
Về cách đánh thuế, cần nghiên cứu sâu thêm đối tượng cho đúng bản chất chất của Thuế TTĐB như bia giá rẻ và bia giá cao.
Việc áp Thuế TTĐB sẽ gây thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, và tác động của chi phí này mang tính liên hoàn chứ không phải vào đối tượng chịu thuế.
"Cần xem xét Thuế TTĐB trong tổng thế các chính sách thuế mà một doanh nghiệp đang phải gánh chịu, doanh nghiệp đang phải gánh chịu 40 kg, gánh thêm 2 kg thuế nữa thì doanh nghiệp gẫy lưng", ông Hiếu nói.
Dẫn lại các ý kiến, ông Hiếu cho rằng dự thảo Thuế TTĐB (sửa đổi) không công bằng và khiến "nhiều người ấm ức" khi xe bán tải bị bổ sung vào đối tượng chịu thuế và trong số các sản phẩm có đường, tại sao sản phẩm nước ngọt có đường bị đánh thuế?
Cũng theo ông, về mặt kỹ thuật, luật có thể thông qua tại kỳ họp thứ 9, nhưng hiệu lực thi hành đối với từng loại sản phẩm có thể được quy định cụ thể.
- Cùng chuyên mục
Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040 nhu cầu tài chính của Việt Nam ước tính lên tới 368 tỷ USD. Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Sự kiện - 18/04/2025 16:41
Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản giải quyết những quan tâm của Mỹ
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi, đàm phán với Mỹ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, hướng tới cân bằng thương mại bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 16:02
Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam
GGGI sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, năng lượng.
Sự kiện - 18/04/2025 08:32
EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác
Các đại biểu kêu gọi tăng cường hợp tác công – tư, ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 07:31
Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu
TP. Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và một đặc khu Hoàng Sa.
Sự kiện - 18/04/2025 06:45
Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội
Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nước thành viên và đối tác quốc tế trong việc hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị.
Sự kiện - 18/04/2025 05:33
Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh
Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.
Sự kiện - 17/04/2025 16:33
Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?
Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....
Sự kiện - 17/04/2025 11:55
Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam
Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.
Sự kiện - 17/04/2025 06:36
Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo
Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Sự kiện - 16/04/2025 17:55
Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân
Tổng Bí thư nêu rõ trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.
Sự kiện - 16/04/2025 15:42
Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.
Sự kiện - 16/04/2025 12:38
[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam
Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị cần có quy định pháp lý chắc chắn và cơ chế phân bổ rủi ro chặt chẽ để thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực hạ tầng.
Sự kiện - 16/04/2025 10:08
Việt Nam khuyến khích Hàn Quốc đầu tư vào điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn
Việt Nam hoan nghênh sự tham gia, mở rộng đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào các dự án LNG, các dự án dầu khí trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư và hài hòa lợi ích.
Sự kiện - 16/04/2025 07:08
Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PAPI 2024, khẳng định hiệu quả quản trị công
Ngày 15/4, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), phối hợp với các cơ quan liên quan, đã tổ chức lễ công bố kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024. Tỉnh Quảng Ninh đứng đầu toàn quốc với điểm số PAPI cao nhất.
Sự kiện - 16/04/2025 06:50
Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8: Điểm nhấn mới hạng mục 'Tôn vinh cá nhân'
Nhà báo Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập Tạp chí điện tử VietTimes cho biết, hạng mục "Tôn vinh cá nhân" là điểm nhấn mới quan trọng của giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8.
Sự kiện - 15/04/2025 17:45
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
3
Giá chung cư tăng như 'lên đồng', thanh khoản chậm lại
-
4
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
5
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago