Đề xuất chưa đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát để ‘khoan sức dân’
Theo các chuyên gia, việc hoãn áp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, duy trì trụ cột tiêu dùng nhằm đạt tăng trưởng GDP cao trong thời gian tới.
Nhiều chuyên gia, đại diện doanh nghiệp tiếp tục đề xuất chưa áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với một số mặt hàng như điều hòa, nước giải khát có đường (nước giải khát có đường) trong bối cảnh sức chống chịu của doanh nghiệp suy giảm trong những năm gần đây.
Cần hạn chế đánh thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, tăng trưởng GDP cao
Tại Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức ngày 7/3, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, nêu thực trạng sức khỏe yếu một cách đáng quan ngại của khu vực doanh nghiệp, dù tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%.

Theo đó, GS Nguyễn Mại dẫn thống kê chính thức cho thấy, năm 2024 có 121.898 doanh nghiệp mới thành lập mới, tăng 20,1%, trong đó 102.575 doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (cho thấy quy mô quá nhỏ), chiếm 92,6%, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023. Có 57.312 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng cũng có đến 17.353 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể và 38.680 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng mạnh so với năm 2023.
Trong khi đó, thu ngân sách năm 2024 ước đạt 2,025 triệu tỷ đồng, vượt 19,1% so dự toán (324,4 nghìn tỷ đồng), tăng 15,5% so với năm 2023. “Đây là vấn đề cần được bàn thảo để có giải pháp thích hợp cho năm 2025 mới bảo đảm định hướng tăng GDP 8% trở lên của năm nay và hai con số của những năm tiếp theo”, GS Nguyễn Mại nêu vấn đề.
Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên. “Lấy gì để tăng trưởng nếu không giải cứu DN?” ông đặt câu hỏi.
GS Nguyễn Mại đề nghị cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của DN. “Cần phải tính toán kĩ hơn về các khoản thu ngân sách, hài hoà giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích DN, để DN có nguồn lực đổi mới công nghệ, tăng dự trữ nguồn lực có các DN mạnh và giúp tăng trưởng GDP nhanh và mạnh”.
GS Nguyễn Mại cho rằng, đánh thuế cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng. Khi thực hiện hoàn thiện chính sách tài khoá, bao gồm hệ thống thuế, Nhà nước cần coi tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng sản xuất là một động lực tăng trưởng quan trọng.
Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu, làm tăng giá cả hàng tiêu dùng, dẫn đến giảm nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó thu nhập của người lao động tăng chậm.
“Nếu chúng ta tiếp tục xu hướng tăng thuế, chắc chắn sẽ đánh vào không chỉ DN mà còn đánh vào động lực quan trọng nhất của kinh tế quốc gia, đó là tiêu dùng”, ông nói.

Từ đó, người đứng đầu VAFIE kiến nghị hoãn áp thuế TTĐB trong 2-3 năm tới, nhằm giúp DN tích lũy vốn, nhanh chóng đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao.
GS Nguyễn Mại bày tỏ đồng tình với ban soạn thảo Dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) là áp dụng thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc lá, xì gà, bên cạnh phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm như hiện hành. Ông còn đề xuất đánh thuế nhiều hơn và nhanh hơn đối với các sản phẩm này, ở mức 20.000-30.000 đồng/bao thuốc lá nhằm giảm tiêu thụ thuốc lá.
"Tăng thuế đối với thuốc là không chỉ vì tăng thu thuế, mà còn vì sức khỏe của cộng đồng và thế hệ trẻ", ông giải thích thêm.
Đối với mặt hàng điều hoà nhiệt độ, ông không tán thành áp thuế TTĐB với loại hàng hóa này, bởi các thiết bị hiện đại hiện sử dụng khí làm lạnh hiện đại không ảnh hưởng đến môi trường.
Đối với nước giải khát có đường, GS Nguyễn Mại đề nghị không đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng này.
Ông nêu ví dụ, tại nước Mỹ, nơi có tỷ lệ béo phí cao hơn nhiều ở Việt Nam, các cơ quan chức năng khẳng định rằng ăn uống là một nguyên nhân không quan trọng, mà các nguyên nhân chính là di truyền và lười vận động.
Trong một kiến nghị gửi lãnh đạo Quốc hội, VAFIE cho rằng "đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chưa thực sự thuyết phục, thiếu những cơ sở khoa học và thực tiễn chứng minh mối quan hệ biện chứng giữa việc áp dụng chính sách thuế này và việc kiểm soát tỷ lệ thừa cân, béo phì, các bệnh không lây nhiễm".
Trong trường hợp Quốc hội quyết định việc bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế TTĐB, GS Nguyễn Mại kiến nghị áp dụng một lộ trình áp dụng phù hợp để giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị về tài chính hoặc điều chỉnh công thức sản phẩm.
Theo đó, trong vòng 2 năm đầu kể từ khi Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) có hiệu lực (2026 – 2027), đề nghị chưa áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường.
Trong 3 năm tiếp theo (2028 – 2030), áp dụng mức thuế suất 5% với toàn bộ các sản phẩm nước giải khát có chứa đường (không phân biệt hàm lượng đường trong sản phẩm hay sản phẩm có theo tiêu chuẩn Việt Nam không).
Kể từ năm thứ 6 (tức năm 2031) áp dụng mức thuế suất 10% đổi với toàn bộ các sản phẩm nước giải khát có chứa đường.
Cần xem xét công bằng, thấu đáo việc áp thuế TTĐB với nước giải khát có đường
Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế, ghi nhận rằng cơ quan soạn thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội. Các nội dung của Dự thảo lần 5 về cơ bản đã bảo đảm quán triệt các nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu đề ra khi đề xuất xây dựng Luật.
Tuy thế, đối với đề xuất bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường từ 5 gram/100ml, đã có nhiều đại biểu Quốc hội chỉ ra những bất cập của đề xuất này nhưng chưa được cơ quan soạn thảo tiếp thu giải trình một cách thấu đáo và thuyết phục.

Về mục tiêu bảo vệ sức khỏe của Nhân dân, ông Phụng cho rằng bản giải trình, tiếp thu của cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật thuế TTĐB (sửa đổi) “chưa ổn lắm” vì chưa rõ luận cứ, bằng chứng và thống nhất về số nước áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường.
Về vấn đề này, bà Thái Quỳnh Mai Dung, Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội, cho biết, trong Dự án Luật Thuế TTĐB của Bộ Tài chính đưa ra luận cứ rằng đa số quốc gia trên thế giới (120/195) áp dụng thuế TTĐB với nước giải khát có đường.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam thống kê của Trung tâm Bằng chứng Béo phì (Úc), trong số 195 quốc gia trên thế giới, hiện nay chỉ có khoảng 45 quốc gia đang áp dụng thuế TTĐB đối với các sản phẩm nước giải khát có đường.
Phản biện lại bản giải trình, tiếp thu của cơ quan chủ trì soạn thảo, ông Phụng đưa ra một số quan điểm. Thứ nhất, đối với việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế, bất kể lý do mặt hàng này có tác động không tốt đến sức khỏe người dân đến mức độ nào, cần phải xác định nó có phải là nguyên nhân duy nhất gây nên bệnh thừa cân, béo phì hay không.
Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh thừa cân, béo phì. Về vấn đề này, TS Nguyễn Quang Dũng – Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (Đại học Y Hà Nội) cho biết nguyên nhân gây thừa cân béo phì tại Việt Nam rất đa dạng, bao gồm: khẩu phần ăn và dinh dưỡng; hoạt động thể lực kém; yếu tố di truyền; yếu tố kinh tế - xã hội; ngủ ít; suy dinh dưỡng thấp còi lúc nhỏ.
Dưới góc nhìn thực tiễn, ông Nguyễn Văn Phụng cho rằng việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB như Dự thảo Luật (lần 5) cần cân nhắc kỹ lưỡng mức thuế suất, thời gian áp dụng và làm rõ phạm vi đối tượng (trong cả văn bản luật, văn bản hướng dẫn và công tác thông tin, tuyên truyền).
Thứ hai, về tác động của việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường, trong nội dung báo cáo của cơ quan soạn thảo có nêu: đã có báo cáo đánh giá tác động gửi kèm theo Hồ sơ Dự án Luật. Qua tìm hiểu được biết chưa có nghiên cứu nào mới hơn Báo cáo Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), nay là Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược hoàn thành năm 2024.
Theo đó, việc áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh thuộc ngành nước giải khát mà còn ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan như ngành mía đường, bán lẻ, bao bì, và hậu cần, từ đó có sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo.
Cụ thể, với giả định áp thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát có đường sẽ dẫn tới thiệt hại đối với giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế là khoảng 55.519 tỷ đồng, tương đương với mức sụt giảm 0,164%; tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế giảm 0,6%, tương đương với sụ giảm về GDP khoảng 0,448%.
Thứ ba, cần tính đến tác động của việc áp thuế TTĐB đối với nhà sản xuất trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Những năm qua một số doanh nghiệp trong nước đã đầu tư nhà máy sản xuất nước ngọt nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Trường hợp đầu tư tại các địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Việc áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường sẽ tác động ngay đến các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này, đối với nhiều loại thuế, khoản thu.
Qua xem xét tài liệu văn kiện hồ sơ Dự án Luật thuế TTĐB, ông Phụng cho biết một số thông tin chưa rõ ràng: (i) Doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có đường thuộc diện chịu thuế TTĐB sẽ không còn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; (ii) Các ưu đãi khác cũng sẽ được loại bỏ như: giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%; gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất đồ uống ngoài việc nộp các loại thuế theo quy định hiện hành sẽ phải chịu thêm các loại phí mới như phí tái chế, xử lý chất thải theo Luật bảo vệ môi trường (áp dụng từ ngày 1/1/2024), các loại chi phí để thực hiện các trách nhiệm kiểm kê khí nhà kính, phí đối với khí thải, phí nước thải đang chuẩn bị bổ sung, việc điều chỉnh tăng giá thuê đất theo thực tiễn các địa phương.
Các loại chi phí này đang làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh chung sức cùng Chính phủ tìm mọi biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng, góp phần đưa GDP cả nước năm nay tăng trưởng trên 8%, các năm sau tăng trưởng đạt mức 2 con số.
Nếu áp dụng ngay mức thuế suất dự kiến 10% từ khi Luật có hiệu lực (2026) thì gánh nặng về thuế, phí, chi phí và sức ép đẩy tăng giá bán, giảm hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có đường sẽ là rất lớn.
Từ đó, ông Phụng kiến nghị xem xét lại và cân nhắc kỹ lưỡng về đề xuất đưa vào đối tượng chịu thuế TTĐB đối với đồ uống là nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5 gram/100ml. Đặc biệt là có nên chỉ áp dụng đối với các sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và có hàm lượng đường trên 5 gram/100 ml hay mở rộng đối với các sản phẩm nước giải khát có đường để đảm bảo tính công bằng.
Ông Phụng kiến nghị mức thuế suất và lộ trình áp dụng tương tự GS Nguyễn Mại, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh, cải tiến công nghệ để thay đổi sản phẩm, điều chỉnh tăng giá bán, giảm thiểu tác động tiêu cực không mong đợi.
Tính đến những khó khăn của ngành công nghiệp sản xuất đồ uống khi đưa nước giải khát có đường vào diện áp dụng thuế TTĐB, ông Phụng kiến nghị cần cho phép các doanh nghiệp thuộc ngành này vẫn được bảo lưu các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, các hỗ trợ về gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất, giảm thuế giá trị gia tăng.
- Cùng chuyên mục
Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040 nhu cầu tài chính của Việt Nam ước tính lên tới 368 tỷ USD. Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Sự kiện - 18/04/2025 16:41
Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản giải quyết những quan tâm của Mỹ
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi, đàm phán với Mỹ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, hướng tới cân bằng thương mại bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 16:02
Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam
GGGI sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, năng lượng.
Sự kiện - 18/04/2025 08:32
EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác
Các đại biểu kêu gọi tăng cường hợp tác công – tư, ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 07:31
Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu
TP. Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và một đặc khu Hoàng Sa.
Sự kiện - 18/04/2025 06:45
Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội
Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nước thành viên và đối tác quốc tế trong việc hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị.
Sự kiện - 18/04/2025 05:33
Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh
Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.
Sự kiện - 17/04/2025 16:33
Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?
Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....
Sự kiện - 17/04/2025 11:55
Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam
Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.
Sự kiện - 17/04/2025 06:36
Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo
Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Sự kiện - 16/04/2025 17:55
Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân
Tổng Bí thư nêu rõ trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.
Sự kiện - 16/04/2025 15:42
Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.
Sự kiện - 16/04/2025 12:38
[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam
Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị cần có quy định pháp lý chắc chắn và cơ chế phân bổ rủi ro chặt chẽ để thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực hạ tầng.
Sự kiện - 16/04/2025 10:08
Việt Nam khuyến khích Hàn Quốc đầu tư vào điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn
Việt Nam hoan nghênh sự tham gia, mở rộng đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào các dự án LNG, các dự án dầu khí trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư và hài hòa lợi ích.
Sự kiện - 16/04/2025 07:08
Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PAPI 2024, khẳng định hiệu quả quản trị công
Ngày 15/4, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), phối hợp với các cơ quan liên quan, đã tổ chức lễ công bố kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024. Tỉnh Quảng Ninh đứng đầu toàn quốc với điểm số PAPI cao nhất.
Sự kiện - 16/04/2025 06:50
Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8: Điểm nhấn mới hạng mục 'Tôn vinh cá nhân'
Nhà báo Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập Tạp chí điện tử VietTimes cho biết, hạng mục "Tôn vinh cá nhân" là điểm nhấn mới quan trọng của giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8.
Sự kiện - 15/04/2025 17:45
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
3
Giá chung cư tăng như 'lên đồng', thanh khoản chậm lại
-
4
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
5
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago