Long An thu hút nhiều nhà đầu tư nhưng thiếu hụt trầm trọng nhân lực chất lượng cao

Nhàđầutư
Bà Nguyễn Cẩm Chi, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển thanh niên (FYE) cho biết, lực lượng lao động của tỉnh Long An và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: thiếu hụt nguồn lực chất lượng cao, giỏi ngoại ngữ, có kinh nghiệm quản lý…
VŨ PHẠM
26, Tháng 08, 2022 | 06:33

Nhàđầutư
Bà Nguyễn Cẩm Chi, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển thanh niên (FYE) cho biết, lực lượng lao động của tỉnh Long An và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: thiếu hụt nguồn lực chất lượng cao, giỏi ngoại ngữ, có kinh nghiệm quản lý…

Cụ thể, nguồn nhân lực tại Long An nói riêng và vùng ĐBSCL tuy dồi dào nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn là điểm yếu cản trở sự phát triển.

nguon-lao-dong

Công nhân làm việc tại nhà máy Công ty TNHH đồ gỗ Fukui Việt Nam. Ảnh: Ban quản lý KKT Long An

Lĩnh vực phát triển nhân lực 2016-2020 của Long An đạt được kết quả cao. Nhưng, thành quả này mới chỉ tập trung vào đào nghề ở nông thôn.

Long An vẫn còn thiếu đội ngũ lao động bậc cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời kỳ kỹ thuật số. Thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm quản lý, nguồn lực nắm kỹ thuật công nghệ then chốt, nguồn lực có tay nghề kỹ thuật cao, nguồn lực có tác phong công nghiệp.

Đặc biệt, Long An thiếu nguồn nhân lực giỏi ngoại ngữ, có năng lực kết nối đầu tư, thương mại nước ngoài. Điển hình, đội ngũ lao động thuộc nhóm quản lý lãnh đạo doanh nghiệp (DN) chỉ chiếm 0,5% và lao động chuyên môn cao chỉ đạt 3,17% trên số số lao động của tỉnh.

Đây là hạn chế lớn nhất của Long An hiện nay và sẽ tiếp tục còn khó khăn trong thời kỳ tiếp theo đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Long An cũng xác định nông nghiệp là mũi nhọn nhưng định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đòi hỏi cần có nhân lực tương xứng về trình độ, kỹ năng. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn chất lượng và hiệu quả chưa cao.

Đối với công nghiệp, Long An dành đất cho phát triển khu công nghiệp (KCN) nhiều, thu hút được nhiều nhà đầu tư, nhưng gặp khó khăn do thiếu nhân lực .

Bên cạnh đó, Long An có nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được khai thác đúng cách. DN trong khu vực phần lớn là các DN nhỏ nên có ít nhu cầu tuyển dụng, không đủ để hấp thụ nguồn nhân lực.

Đồng thời, để tiết kiệm chi phí, thực tế một số DN tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa đủ kỹ năng vào làm việc. Sau khi tuyển dụng, DN cũng chỉ hướng dẫn một thời gian ngắn là đưa lao động vào dây chuyển làm việc. Ngoài ra, người lao động không có kiến thức nền, không được đào tạo qua công việc, xa lạ với các công nghệ mới, khó đáp ứng yêu cầu công việc về lâu dài và dễ bị sa thải.

Việc DN chưa thu hút được người lao động cũng dẫn đến người lao động phải lên các thành phố lớn hoặc đi các tỉnh khác để làm những công việc giản đơn, thu nhập không cao.

Bà Chi cho rằng những hạn chế nêu trên là do đào tạo tại chỗ ở Long An mặc dù được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế, không đào tạo được vì thiếu cả chương trình, người dạy và người học, dẫn đến không chủ động được nguồn lực, phải trông chờ vào đào tạo từ các tỉnh khác như TP.HCM.

Nguồn nhân lực nội tỉnh cung cấp cho các KCN được chuyển đổi từ nghề nông. Tay nghề, tác phong, kỷ luật... đều chưa xứng yêu cầu của người công nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong khi, số lượng và chất lượng của các chương trình đào tạo nghề chưa tương xứng với tiềm năng.

"Long An đang có tình trạng mất cân đối lớn khi thiếu trầm trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật" bà Chi nói.

Bà cũng cho rằng các cơ sở đào tạo nghề cần chủ động thay đổi phương pháp đào tạo truyền thống sang đẩy mạnh hoạt động thực hành, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào hoạt động giảng dạy, tạo sự hứng thú cho người học và tạo cơ hội để người học tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định đưa Long An đến năm 2025 giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và đến năm 2030, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Để thực hiện được mục tiêu đó, Long An đã xác định một trong 3 giải pháp đột phá là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công, nông nghiệp.

Trong đó, Long An phấn đấu đến năm 2025 có 75% lao động gắn với phát triển công nghiệp và nông nghiệp đã qua đào tạo, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35%. Đồng thời, tỉnh Long An phấn đấu đưa hơn 1.000 lao động đi làm việc nước ngoài mỗi năm.

Tỉnh định hướng ngành nghề đào tạo trong lĩnh vực công nghiệp gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, tập trung vào các ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, năng lượng, cơ khí, điện tử, viễn thông, tự động hóa, chế biến, quản lý đô thị.

Lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y, trồng trọt, thủy sản ứng dụng công nghệ cao đáp ứng yêu cầu thị trường.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ