'Lối ra' cho cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long
Cao tốc trên cầu cạn có thể áp dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long - nơi có nhiều đồng lũ, cao trình thấp, nền đất yếu và đang thiếu cát san nền trầm trọng. Tải trọng nhẹ, cao tốc sẽ không làm sụt lún mặt đất như các phương án cao tốc khác.
Quỹ thời gian của năm 2025 vơi dần, 2 cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gồm đoạn Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng bị chậm nhiều so với tiến độ và đáng lo hơn cả là không có nguồn cát san lấp.
Tại cuộc họp tổ Quốc hội ngày 12/2, Thủ tướng đã nhấn mạnh "thời gian, trí tuệ cần được quý trọng… Nắm chắc luật pháp, quy luật tự nhiên, tiết kiệm thời gian, phát huy trí tuệ là 3 vấn đề mang tính quyết định thành công". Trong tình hình đó, không còn thời gian và lý do để trì hoãn làm cao tốc trên cầu cạn ở ĐBSCL.
Tôi đã nghĩ đến lời mời của ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình (Công ty Hòa Bình) gửi đến Thủ tướng ngày 13/12/2024, mời tham quan các công trình trên cầu cạn mà công ty đã thực hiện và để công ty được báo cáo về thiết kế, biện pháp thi công để hoàn thành 1.200 km đường cao tốc còn lại trong năm 2025, giá trị suất vốn đầu tư không tăng thêm.

Quyết định ra Hà Nội, tôi tìm hiểu tường tận, xem tận mắt các công trình trên cầu cạn mà Công ty Hòa Bình đã thực hiện, các ưu nhược điểm và khả năng áp dụng cho 2 cao tốc ở ĐBSCL.
Chiều ngày 23/2, tôi đã được công ty giới thiệu về cao tốc trên cầu cạn mà công ty này đã thực hiện, quá trình công ty làm việc với Viện Kỹ thuật Giao thông vận tải.
Đồng thời, tôi cũng được tiếp cận nội dung thư của Tổng hội Xây dựng Việt Nam gửi Tổng Bí Thư Tô Lâm về việc áp dụng khoa học công nghệ trong thi công hạ tầng giao thông. Trong đó, đã đánh giá công nghệ thi công cầu bản rỗng bê tông cường độ cao trên cọc PRC cho đường cao tốc do Công ty Hòa Bình tự bỏ vốn để nghiên cứu thực hiện.
Sáng ngày 24/2, tôi đã được ông Nguyễn Hữu Đường đưa về hiện trường tại Xuân Cầu, Lạch Huyện (Hải Phòng) để khảo sát thực tế. Cùng đi có KS Phan Khắc Long, Chủ tịch HĐQT Công ty PHAN VŨ, đơn vị cung cấp các cọc ly tâm PRC và chuyên gia, TS Trần Bá Việt.
Cao tốc trên cầu cạn có nhiều ưu điểm
Tôi dành thời gian xem xét sản phẩm và các điểm mới về mặt công nghệ trên hiện trường và đặc biệt tìm hiểu về tính khả thi, sự bền vững của công trình trên nền đất yếu và rất yếu.
Sản phẩm không phải là một mô hình thu nhỏ mà là một nguyên mẫu, kích thước thật, dài khoảng 500m, gồm 65 nhịp 7,75m, xây dựng 2 tầng với công nghệ thi công cầu bản rỗng bê tông cường độ cao trên cọc PRC và cả 2 tầng đều có thể sử dụng làm đường cao tốc.
Nguyên mẫu đã được Trung tâm Khoa học công nghệ và Tư vấn đầu tư, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Công ty CP BKG tiến hành thử tải, kiểm định, đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu cần cạn từ tháng 2-6/2024. Kết quả kiểm định cầu cạn cho thấy kết cấu hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của thiết kế.
Tính toán suất vốn đầu tư đã được Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng thuộc Bộ Xây dựng thực hiện. Chi phí đầu tư xây dựng cầu cạn đường cao tốc là từ 12-13,7 triệu đồng/m2.
Tầng 1 tại hiện trường cách mặt đất không cao nhưng hoàn toàn có thể xây trên cọc cao hơn, từ 3-10m, cao hơn nền đất dắp của cao tốc xây trên mặt đất.
Trên nền đất yếu, các cọc PRC sẽ nối dài đến độ sâu cần thiết và đường kính của cọc là sự lựa chọn tối ưu hóa về sức chịu tải, điều kiện địa chất và chi phí.
Các ưu điểm của công nghệ thi công cầu bản rỗng bê tông cường độ cao trên cọc PRC cho đường cao tốc của Công ty Hòa Bình (sau đây gọi tắt là cao tốc trên cầu cạn HB) đã được nêu đầy đủ trong thư của Tổng hội Xây dựng Việt Nam số 19/CV-THXDVN.
Tôi cho rằng, cao tốc trên cầu cạn HB có thể áp dụng cho ĐBSCL nơi có nhiều đồng lũ, cao trình thấp, nền đất yếu và đang thiếu cát san nền trầm trọng. Tải trọng nhẹ, cao tốc sẽ không làm sụt lún mặt đất như các phương án cao tốc khác. Cao tốc trên cầu cạn HB không cản lũ, không chia cắt cảnh quan, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của các nông hộ nơi cao tốc đi qua.
Với công nghệ bản rỗng, sáng tạo tại Việt Nam, cao tốc trên cầu cạn HB là một đột phá khoa học công nghệ, một đổi mới sáng tạo đúng với tinh thần Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, cần được Nhà nước ủng hộ. Cụ thể là sớm ứng dụng vào thực tế cho cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, nhất là khi 2 dự án đang gặp nhiều khó khăn và chậm trễ.
Nếu áp dụng công nghệ nêu trên, dự án cao tốc vừa tiết kiệm đất canh tác, không gây sụt lún, không cản lũ, vừa không chia cắt cảnh quan và sinh kế của người dân và là những cao tốc đúng nghĩa, lưu thông và lâu bền.
* Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, nguyên Trưởng Ban Việt kiều Trung ương, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI.
- Cùng chuyên mục
Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Báo Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG), hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị cho ngành nông nghiệp của Việt Nam và Đức.
Sự kiện - 12/03/2025 17:56
AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ
Lần đầu tiên, hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia với sự góp mặt của các tên tuổi lớn và các tập đoàn công nghệ từ Silicon Valley (Hoa Kỳ) quy tụ tại AISC 2025, khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.
Sự kiện - 12/03/2025 13:13
Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam
Một số doanh nghiệp của Singapore bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, khu công nghiệp, tài chính xanh.
Sự kiện - 12/03/2025 06:27
Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý khối lượng công việc sắp tới rất lớn khi nghiên cứu sửa Hiến pháp và các luật liên quan; sắp xếp tỉnh, xã và bỏ cấp huyện.
Sự kiện - 11/03/2025 14:14
VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - GS-TSKH. Nguyễn Mai cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Triển lãm và Diễn đàn quốc tế về máy công cụ tại Trung Quốc.
Sự kiện - 11/03/2025 12:38
Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh
Kể từ ngày 7/3/2025 cho đến khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất tỉnh, tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân...
Sự kiện - 11/03/2025 10:00
'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'
Chuyên gia cho rằng, bất động sản và đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025, khi hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng phục hồi kinh tế và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Sự kiện - 11/03/2025 09:44
Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?
Cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của đường sắt Việt Nam do thiếu nguồn lực hay chưa quan tâm đúng mức. Từ đó, luật sửa đổi cần tập trung vào các chính sách, tạo ra sự bứt phá cho ngành.
Sự kiện - 10/03/2025 17:13
Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các doanh nghiệp Indonesia vươn lên trở thành một trong các nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Sự kiện - 10/03/2025 15:15
Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế
Ông Đặng Hữu Phúc, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được UBND TP. Huế điều động giữ chức Giám đốc Sở Công Thương.
Sự kiện - 10/03/2025 10:38
Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 sẽ khai mạc sớm sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật có liên quan.
Sự kiện - 10/03/2025 10:23
Thủ tướng: 8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án GTVT trọng điểm
Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo, nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trong đó có hàng loạt nhiệm vụ phải hoàn thành ngay trong tháng 3/2025.
Sự kiện - 10/03/2025 06:22
Chuyến công tác của Tổng Bí thư mở ra không gian hợp tác mới cho Việt Nam
Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam, Indonesia, ASEAN, Singapore khi năm 2025 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của các bên.
Sự kiện - 09/03/2025 12:32
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt như 'tên đã lắp lên dây cung'?
Một số chuyên gia nêu ý kiến rằng việc thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) gần như là chắc chắn tại kỳ họp sắp tới của Quốc hội, và sẽ tác động mạnh đến các đối tượng chịu thuế.
Sự kiện - 09/03/2025 08:37
Bộ Chính trị đồng ý điều chỉnh nghị định 178 về chế độ, chính sách với cán bộ khi tinh gọn bộ máy
Bộ Chính trị cơ bản đồng ý chủ trương điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng nghị định 178/2024 để xử lý một số bất cập về chính sách, chế độ với cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.
Sự kiện - 09/03/2025 08:24
Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn, chú ý khai thác bổ sung thiếu hụt, hỗ trợ lẫn nhau
Sự kiện - 08/03/2025 22:00
- Đọc nhiều
-
1
Dự báo thị trường Bất động sản Nghệ An 2025
-
2
Người trẻ mất khả năng tích lũy vì giá thuê nhà chiếm một nửa thu nhập
-
3
Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới'
-
4
VN-Index 'sáng cửa' tăng điểm
-
5
Giá thuê văn phòng tăng liên tục trong 10 năm, thúc đẩy xu hướng dời trung tâm
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 3 week ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 2 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month
- Công nghệ