Loạt khuyến nghị để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025 và giai đoạn 2026–2030
Chủ động sớm điều chỉnh chiến lược xuất khẩu dựa trên giá trị gia tăng, nâng cao giá trị nôi tại của hàng hóa, sản phẩm... là một trong những giải pháp quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu Chính phủ đề ra.

Trước bối cảnh thế giới và Việt Nam đang trải qua những thay đổi mang tính thời đại, tạo ra nhiều cơ hội, thuận lợi đan xen với những khó khăn, thách thức lớn. Cùng với tầm nhìn phát triển quốc gia dài hạn 100 năm của Đảng, đây sẽ là bước ngoặt, vận hội mang tính lịch sử trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Việt Nam.
Dưới đây là một số khuyến nghị để chúng ta có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025 và hai con số giai đoạn 2026–2030 trong bối cảnh hiện nay.
Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy cải cách đột phá quốc gia toàn diện, đồng bộ và mạnh mẽ trên nhiều góc độ và phương diện quan trọng như thể chế kinh tế, bộ máy tổ chức, mô hình tăng trường kinh tế đột phá cho giai đoạn cách mạng mới nhằm vừa tạo ra khí thế mới, xung lực mới và xu hướng phát triển mới; vừa tạo lập các động lực mới, nền tảng nguồn lực mới và không gian phát triển của quốc gia, để phát phát vững chắc và đưa đất nước bước kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong đó, cải cách thể chế là đột phá của đột phá. Tập trung cải cách mở cửa, khơi thông các điểm nghẽn, giải phóng mọi nguồn lực xã hội cho phát triển đất nước.
Thứ hai, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói, dữ liệu là “không khí và ánh sáng” của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới, đổi mới sáng tạo là “cây gậy thần” đạt tới thịnh vượng bền vững. Với kinh nghiệm của 40 năm đổi mới, Việt Nam đã xác định các mục tiêu phát triển đất nước cần phải bảo đảm nguyên tắc “bền vững, bao trùm, hài hòa”, bao gồm phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững, chất lượng cao, phải hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với xu hướng biến đổi khí hậu.
Thứ ba, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất và đổi mới phương thức quản trị quốc gia. Vì vậy, Chính phủ cần tạo môi trường pháp lý ổn định, thuận lợi và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế số và xã hội số quốc gia trên nền tảng khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật…) nhằm tạo ra không gian phát triển mới của quốc gia – kinh tế số, xã hội số và chính phủ điện tử.
Thực hiện chiến lược chuyên đổi số quốc gia là phù hợp xu hướng dòng chảy phát triển của thời đại và xem đây là bước bứt phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ thứ tư đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Từ kinh nghiệm của một số quốc gia tiên tiến có nền kinh tế số phát triển, để đáp ứng nhu cầu xây dựng kinh tế số, chuyển đổi số quốc gia, dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần phải có ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để tiên phong, tạo đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế số quốc gia. Đồng thời, gắn với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển môi trường bền vững.
Thứ tư, Việt Nam cần nhanh chóng tái cấu trúc cơ cấu nền kinh tế, xác lập mô hình tăng trưởng kinh tế mới với trọng tâm là không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường và được hỗ trợ bởi một hệ thống nguồn lực vững chắc, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định và có tính bền vững cao. Đồng thời, chủ động sớm điều chỉnh chiến lược xuất khẩu hàng hóa dựa trên giá trị gia tăng, nâng cao giá trị nôi tại của hàng hóa, sản phẩm và giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tự chủ sản xuất quốc gia với việc chủ động tham gia sâu rộng chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu nhằm từng bước thích nghi với các xu hướng thương mại toàn cầu, chính sách thuế quan mới của Chính phủ Mỹ và các quốc gia trên thế giới cả trước mắt lẫn lâu dài.
Thứ năm, Chính phủ nên có những định hướng quyết sách cải cách lớn, quyết liệt, căn cơ và phù hợp nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối của nền kinh tế quốc gia. Đồng thời tận dụng tối đa, hiệu quả và phát huy cao độ các nguồn kinh tế quốc gia đang sở hữu, bao gồm các nguồn lực phát triển mà các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ trong nền kinh tế. Đòi hỏi khách quan là hệ thống doanh nghiệp nhà nước phải thực sự giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm yêu cầu về cân đối lớn, định hướng chiến lược và dẫn dắt nền kinh tế; đồng thời phát triển kinh doanh ổn định, hiệu quả và đi đầu các doanh nghiệp trong nước đối với việc chủ động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ sáu, phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Bài học kinh nghiệm phát triển của các quốc gia tiên tiến cho thấy, vai trò của kinh tế tư nhân là vô cùng quan trọng, có tích chất động lực nền tảng và quyết định khả năng phát triển nền kinh tế và thường chiếm tỷ trọng hơn 70% - 90% GDP của nền kinh tế quốc gia. Khu vực kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là lực lượng nòng cốt để xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực và tự cường. Chính phủ quan tâm thí điểm đặt hàng cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào các dự án trọng điểm, quan trọng của quốc gia như hạ tầng năng lượng, đường sắt, cảng biển, hàng không và lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia.
Thứ bảy, tiếp tục cải cách mạnh mẽ, sâu rộng và tạo ra bước ngoặc căn bản môi trường đầu tư quốc gia. Trong đó, thực hiện các chính sách khuyến khích tối đa khởi nghiệp phát triển hệ thống doanh nghiệp trong nước; tiếp tục nâng cao tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư nhằm thu hút các dòng vốn FDI thế hệ mới, với việc thu hút các doanh nghiệp FDI gia tăng tham gia đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm quốc gia như Bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt và cảng biển quốc gia, công nghệ sản xuất hàng không, năng lượng hạt nhân,...
Thứ tám, Việt Nam cần chú trọng chiến lược phát triển đồng bộ, hiệu quả của 03 thị trường vốn quốc gia, bao gồm cả thị trường chứng khoán, trái phiếu và tín dụng ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu cao về các nguồn lực vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam trong năm 2025 và cả trong trung và dài hạn (giai đoạn 2026 – 2030). Khơi thông và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư quốc gia và doanh nghiệp trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, là điều kiện tiên quyết và là tiền đề hết sức sức quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Thứ chín, Việt Nam cần chú trọng tận dụng, khai thác hiệu quả thực chất và phát huy các lợi thế về 17 FTA (bao gồm EVFTA và RCEP) đã được ký thực hiện với hơn 60 quốc gia và khối khu vực kinh tế có tiềm năng phát triển thị trường xuất nhập khẩu lớn trên thế giới trong thời gian qua. Đồng thời, tiếp tục mở rộng phát triển các thị trường khác có nhiều triển vọng ở các khu vực như Trung Đông, Đông Âu, Đông Á, ASEAN, châu Phi, ... Đây là chìa khóa thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và gia tăng khả năng hấp dẫn, thu hút các dòng vốn đầu tư FDI của quốc gia, trong bối cảnh kinh tế thương mại đa phương trên toàn cầu đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Thứ mười, chúng ta cần tiếp tục có những chính sách kích cầu, gia tăng tiêu dùng nội địa và sức mua trong nước. Trong đó, đặc biệt chú trọng chiến lược phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia nhằm khích hoạt và thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước. Chú trọng đảm bảo tiến độ và hiệu quả của chính sách đầu tư công của Chính phủ trong thời gian tới nhằm tạo động lực phát triển và hỗ trợ tăng trưởng GDP trong ngắn hạn, trung và dài hạn.
Mười một, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt sớm khởi công đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia về đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường sắt Lào cai – Hà Nội – Hải Phòng, 02 nhà máy hạt điện hạt nhân và và các dự án trọng điểm khác nhằm tạo tiền đề và bước ngoặt quan trọng của đất nước trong vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia, hệ thống logistics, đảm bảo anh ninh quốc gia về năng lượng, điện và tạo không gian phát triển kinh tế mới của các vùng miền đất nước.
Mười hai, nghiên cứu hoàn thiện thể chế kinh tế, kiến tạo môi trường kinh doanh và các cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhanh, toàn diện, bền vững; nhất là các chính sách về đổi mới sáng tạo phát huy sức mạnh nội sinh của hệ thống doanh nghiệp quốc gia và tạo công ăn việc làm và sinh kế lâu dài cho người dân. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách giảm lãi suất cho vay, giảm thuế phù hợp, khuyến kích và hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, ổn định và từng bước phát triển bền vững.
(*) Chủ tịch HĐQT Saigon Ratings
- Cùng chuyên mục
Nhìn lại lịch sử các cuộc chiến tranh thương mại
Nghiên cứu này là một chuyên đề của Series nghiên cứu về tác động của chính sách thuế quan mới của Mỹ tới nền kinh tế Việt Nam, được thực hiện bởi Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng trong tháng 4/2025.
Tài chính - 21/04/2025 07:24
Chứng khoán HSC: Buông FPT và STB, lãi giảm 18% quý đầu năm
Chứng khoán HSC từng phân bổ đến 50% danh mục đầu tư vào cổ phiếu FPT và STB vào cuối năm trước nhưng đã bán mạnh 2 cổ phiếu này trong quý I.
Tài chính - 20/04/2025 17:12
ACBS giảm 31% lãi trong quý I
Chi phí hoạt động của ACBS tăng mạnh 60,9% lên 527,9 tỷ đồng trong quý I/2025, chủ yếu do tăng dự phòng chi phí cho vay, lỗ tài sản tài chính FVTPL… Qua đó, lãi ròng công ty giảm 31% còn 146 tỷ đồng.
Tài chính - 20/04/2025 14:32
Chủ tịch DIC cam kết quý II có kết quả tốt để báo cáo cổ đông
Chủ tịch DIC Corp ước tính quý I/2025 lãi 10 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ năm ngoái, cam kết điểm rơi lợi nhuận quý II có kết quả tốt. Đồng thời, dự định huy động 1.800 tỷ đồng từ phát hành 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cp.
Tài chính - 18/04/2025 17:52
Chủ tịch SSI: ‘Sẽ tham gia tài sản số nếu an toàn và hiệu quả’
SSI lên kế hoạch lãi 4.252 tỷ đồng năm nay, tăng 20% và lập kỷ lục mới. Quý I, công ty đã thực hiện 24% kế hoạch lợi nhuận, lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ tự tin hoàn thành.
Tài chính - 18/04/2025 16:01
Ông Vũ Văn Tiền:‘Thời đại số hoá rồi, ngân hàng không cần phải đông người'
Trong phần chia sẻ hơn 10 phút với cổ đông, ông Vũ Văn Tiền – Phó Chủ tịch HĐQT ABBank đã chỉ ra những điểm còn hạn chế, đồng thời cũng hé lộ những định hướng thời gian tới của ngân hàng.
Tài chính - 18/04/2025 13:44
CII trần tình nghịch lý ‘đầu tư càng lớn càng lỗ’ của doanh nghiệp BOT
CII sẽ đầu tư mạnh để đón đầu “thời kỳ vàng” phát triển hạ tầng đất nước. Doanh nghiệp đang xúc tiến dự án mở rộng cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Tài chính - 18/04/2025 11:19
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
Ông Trần Đình Long cho biết Tập đoàn Hòa Phát có dự án mới sản xuất ray đặt tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, tổng mức đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, phấn đấu tháng 5/2027 có sản phẩm đường ray đầu tiên.
Tài chính - 17/04/2025 15:01
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
Quý I/2025, doanh thu Tập đoàn Hòa Phát đạt 37.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng 3.300 tỷ đồng, tăng 15%. Xét theo quý, đây là kết quả lợi nhuận cao nhất của Tập đoàn tính từ quý III/2022 trở lại.
Tài chính - 17/04/2025 10:37
Novaland muốn phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP
Novaland trình phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP thay các đợt phát hành chưa triển khai trong 3 năm qua. Doanh nghiệp đang tuyển hơn 1.000 nhân sự chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng sắp tới.
Tài chính - 17/04/2025 10:36
SSI Research: Nhóm tài chính sẽ bị các ETF bán mạnh
SSI Research dự báo nhóm tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm thuộc VN30 sẽ bị các ETF bán hàng triệu đơn vị, hạn cuối cơ cấu danh mục là 25/4.
Tài chính - 17/04/2025 09:46
Đề xuất ưu đãi vượt trội cho ngân hàng nước ngoài vào Trung tâm tài chính
Để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng, các chuyên gia đề xuất, cần nhiều cơ chế vượt trội liên quan đến hạ tầng tài chính, công nghệ, ưu đãi cho ngân hàng nước ngoài chuyển trụ sở, chi nhánh vào Việt Nam.
Tài chính - 16/04/2025 16:34
Phát Đạt hoàn tất hoán đổi khoản vay 30 triệu USD với đối tác ngoại
Phát Đạt đã chuyển đổi khoản vay 30 triệu USD thành cổ phiếu giúp giảm áp lực nợ đáng kể, bởi nếu không hoàn thành trước 23/4 thì sẽ phải thanh toán khoản vay trước ngày 24/9.
Tài chính - 16/04/2025 14:40
BVBank trình phương án chuyển sàn năm thứ 3 liên tiếp
BVBank sẽ thực hiện chuyển sàn năm nay để đón đầu các triển vọng khởi sắc sắp tới. Đồng thời, ngân hàng chào bán tiếp cổ phiếu cho cổ đông và ESOP để tăng vốn lên 7.676 tỷ đồng.
Tài chính - 16/04/2025 08:23
Chủ tịch FPT: Bằng mọi giá thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 21%
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình khẳng định mục tiêu kinh doanh năm 2025 dù khó khăn, song Tập đoàn sẽ cố gắng thực hiện bằng mọi giá.
Tài chính - 15/04/2025 17:40
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
Giá lao dốc sau biến cố thuế quan, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch mua lại cổ phiếu bất chấp việc giảm vốn. Các lãnh đạo cũng dự chi hàng chục tỷ gom cổ phiếu.
Tài chính - 15/04/2025 13:16
- Đọc nhiều
-
1
13 người tham lam nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại
-
2
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
3
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
-
4
Đầu tư thế nào trong bối cảnh toàn cầu có nhiều yếu tố bất định?
-
5
Trung Quốc 'sẵn sàng đàm phán' nếu Hoa Kỳ thể hiện 'sự tôn trọng'
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago