Lỗ 700 tỷ đồng, 'vua cá tra' Hùng Vương xoay xở khối tài sản nghìn tỷ

Nhàđầutư
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, từng được mệnh danh là 'vua cá tra' và có hệ thống doanh nghiệp khép kín, hình thành 'hệ sinh thái' Hùng Vương nhưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây gặp khá nhiều khó khăn.
MINH TRANG
02, Tháng 04, 2018 | 12:29

Nhàđầutư
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, từng được mệnh danh là 'vua cá tra' và có hệ thống doanh nghiệp khép kín, hình thành 'hệ sinh thái' Hùng Vương nhưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây gặp khá nhiều khó khăn.

ca-tra-hung-vuong

'Vua cá tra' Hùng Vương chìm trong thua lỗ 

Đặc biệt, khoản lỗ lên tới 713 tỷ đồng trong niên độ tài chính 2016 - 2017 (kết thúc này 30/9/2017) gần như là một cú giáng mạnh, đánh gục 'vua cá tra'.

Tính đến 30/9/2017, Hùng Vương phải gánh khoản lỗ luỹ kế hợp nhất là 424 tỷ đồng.

Vì đâu nên nỗi?

Lý giải về khoản lỗ tới 713 tỷ đồng của niên độ 2016-2017, Hùng Vương cho biết có một số nguyên nhân cốt lõi.

Đầu tiên là việc thiếu hụt nguyên liệu, đây là điều khó có thể ngờ tới, do Hùng Vương từng tự hào với hệ thống DN khép kín của mình, từ khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi đến con giống, tuy nhiên, những diễn biến bất lợi của thị trường lại khiến 'vua cá tra' không kịp trở tay.

Năm 2017 chứng kiến giá xuất khẩu cá tra tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại. Nhưng, trái ngược với nhu cầu không ngừng tăng của thị trường, nguồn cung cá tra nguyên liệu mỗi ngày một giảm. Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đã bắt đầu từ nửa cuối năm 2016 và kéo dài đến đầu năm 2018 chưa có dấu hiệu hồi phục. 11 nhà máy với 15.000 lao động của Hùng Vương hoạt động ở mức độ cầm chừng, giảm 50% công suất, chủ yếu tái chế hàng trong kho để duy trì xuất khẩu.

Nguyên liệu không đủ, chi phí cố định lớn, cộng thêm chi phí trợ cấp cho người lao động trong thời gian tạm ngưng sản xuất, làm cho giá thành sản xuất tăng 30%.

Giá xuất khẩu cho dù tăng mạnh cũng không đủ bù đắp chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT Hùng Vương - ông Dương Ngọc Minh cũng thừa nhận, áp lực tài chính và chi phí lãi vay từ các dự án đầu tư dở dang khắp các tỉnh thành.

Tính đến 28/2/2018, Hùng Vương đã rót tổng cộng 1.120 tỷ đồng để xây dựng hàng loạt dự án kho lạnh robot, dự án thức ăn Long An và 3 dự án giống tại Long An. Trong đó, số trích từ nguồn vốn ngắn hạn là 640 tỷ đồng, chịu lãi suất 9%/năm. 

Chủ tịch Hùng Vương cho biết, các dự án trên đã được sự đồng tình của bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, sự ủng hộ của cơ quan lãnh đạo các tỉnh An Giang, Long An, Bình Định, cũng như cam kết đồng hành của các ngân hàng.

Tổng số vốn mà phía ngân hàng cam kết tài trợ cho các dự án nói trên là 1.508 tỷ, nhưng thực tế mới chỉ giải ngân được 484 tỷ, nghĩa là chưa được 1/3 giá trị cam kết.

Đến nay, một số công trình đã được hoàn tất đến 80%, nhưng việc giải ngân từ phía ngân hàng lại bị trì hoãn. Có những dự án phải sử dụng hoàn toàn nguồn vốn ngắn hạn của công ty mà không có sự hỗ trợ nào từ phía ngân hàng cam kết.

 Điều này là gây ra tình trạng mất cân đối vốn nghiêm trọng cho Công ty. Trong khi các dự án còn dở dang chưa thể tạo ra lợi nhuận thì Công ty vẫn phải gồng gánh chi phí lãi vay phát sinh mỗi ngày. Theo BCTC cuối niên độ tài chính 2016 - 2017 do Hùng Vương công bố, "vua vá tra" đang phải gánh khoản nợ ngân hàng (cả ngắn hạn và dài hạn) lên tới 7.740 tỷ đồng, chi phí lãi vay phải gánh trong năm là 506 tỷ đồng - tăng 8% so với năm trước.

Tính trung bình, mỗi ngày Hùng Vương phải trả gàn 1,5 tỷ đồng tiền lãi vay ngân hàng.

Bán đất vàng, dứt tình với công ty con

Để khắc phục tình trạng lỗ luỹ kế hơn 400 tỷ đồng, năm 2018, Chủ tịch Dương Ngọc Minh cho biết đã lên kế hoạch thoái vốn một số công ty con như công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (100%), công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (trên 50%). Hiện Hùng Vương đã hoàn tất thoái vốn khỏi Sao Ta và thoái một phần vốn khỏi Việt Thắng.

Công ty cũng lên kế hoạch thanh lý một số bất động sản như lô đất 765 Hồng Bàng, 94 Phạm Đình Hổ tại TP.HCM và đóng cửa một số nhà máy chế biến thủy sản hoạt động không hiệu quả do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.

Về vay nợ, công ty dự kiến thỏa thuận với ngân hàng về việc tiếp tục tài trợ nguồn vốn trung-dài hạn để hoàn thành các dự án đang triển khai dở dang. Đồng thời, khoanh nợ và có chính sách ưu đãi lãi suất đối với các khoản nợ hiện tại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ