Liên kết vùng Bình - Trị - Thiên nhìn từ hạ tầng giao thông

Nhàđầutư
Với việc các dự án giao thông trọng điểm đang được triển khai, 3 địa phương Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế đang đứng trước cơ hội để có thể phát huy tiềm năng lợi thế, đồng thời thúc đẩy hợp tác vùng.
NGỌC TÂN
19, Tháng 09, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Với việc các dự án giao thông trọng điểm đang được triển khai, 3 địa phương Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế đang đứng trước cơ hội để có thể phát huy tiềm năng lợi thế, đồng thời thúc đẩy hợp tác vùng.

ven bien

Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế đang tập trung nguồn lực triển khai các dự án giao thông trọng điểm. Ảnh: Ngọc Tân

Dần hình thành trục giao thông liên kết

Thời gian qua, các 3 địa phương Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung nguồn lực triển khai những dự án giao thông trọng điểm. Bên cạnh các dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, thì các địa phương này cũng đang rốt ráo triển khai dự án đường ven biển.

Tại dự án cao tốc La Sơn – Cam Lộ nối Thừa Thiên Huế với Quảng Trị, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (đơn vị chủ đầu tư) cho biết, với khối lượng công việc còn lại không còn nhiều, Ban quản lý sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tiến độ hoàn thành toàn bộ dự án trước ngày 30/10/2022.

Đối với dự án thành phần cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh nối liền 2 địa phương Quảng Trị - Quảng Bình, cũng như 2 dự án cao tốc thành phần khác qua Quảng Bình là Vạn Ninh – Bùng, Bùng – Vũng Áng, hiện cả 2 tỉnh đã hoàn thành công tác kiểm đếm, cắm mốc thực địa và đang tích cực triển khai các bước tiếp theo trước khi dự án chính thức triển khai trên thực địa.

Bên cạnh các dự án cao tốc thành phần, cả 3 địa phương Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cũng đang tập trung nguồn lực thực hiện dự án đường ven biển. Trong đó, Quảng Bình là dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 (2.200 tỷ đồng), đã khởi công vào tháng 1/2022; Quảng Trị là dự án Đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây (2.060 tỉ đồng), khởi công trong tháng 4/2022, và Thừa Thiên Huế là dự án Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (2.400 tỷ đồng), đã khởi công vào tháng 3/2022. Hiện công tác triển khai các dự án đang ở giai đoạn kiểm đếm tài sản trên đất, cắm mốc thực địa, tổ chức giải phóng mặt bằng. Tại một số gói thầu hoàn thành giải phóng mặt bằng, các đơn vị thi công đã triển khai xây dựng trên thực địa.

Dự kiến, đến năm 2025, khu vực phía Đông của 3 địa phương Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế sẽ được nối liền xuyên suốt thông qua hệ thống trục giao thông liên hoàn bao gồm tuyến Quốc lộ 1A hiện hữu, tuyến cao tốc Bắc – Nam đi qua và tuyến đường ven biển.

Phát huy lợi thế từ liên kết giao thông vùng

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng nhận định, hạ tầng giao thông đặt cơ sở, định hướng và thúc đẩy liên kết vùng, hình thành những thị trường với các chủ thể kinh tế có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ, phát huy tối đa lợi thế so sánh và hạn chế những bất lợi của vùng. Đồng thời, liên kết giao thông cũng góp phần phân bố lại hệ thống dân cư, hình thành và phát triển các khu đô thị, khu dân cư tập trung.

ven bien qt

Các tuyến giao thông trọng điểm được đầu tư đồng bộ và xuyên suốt sẽ là cơ sở để 3 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế có thể phát huy tính liên kết trong phát triển kinh tế. Ảnh: Ngọc Tân

Hiện nay, tại 3 địa phương Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, tuyến đường ven biển vẫn đang được triển khai xây dựng. Các dự án này đang được kỳ vọng sẽ tăng cường kết nối, liên kết, cũng như tạo ra động lực phát triển cho khu vực phía Đông của các địa phương – nơi đang được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết: "Đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây không chỉ mang ý nghĩa chiến lược, kết nối thông suốt với tuyến đường bộ ven biển của cả nước, tạo sự liên kết với các cảng biển và khu kinh tế... Dự án còn giúp mở rộng không gian phát triển kinh tế xã hội cho TP. Đông Hà về phía Đông. Tạo điều kiện kết nối và hình thành nên các khu đô thị, khu dịch vụ du lịch ven biển, gắn với khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị".

Với dự án Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, vị trí xây dựng tuyến đường đi vào gần bờ biển hơn khi cách bờ biển không quá 1km, cục bộ không đi xa biển quá 2km nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hình thành các đô thị ven biển, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, du lịch của địa phương, tăng tính kết nối đến các cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm ven biển miền Trung.

"Dự án còn tạo quỹ đất ven biển khoảng 1.500ha để phát triển đô thị. Thúc đẩy và tăng sức thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến với Huế để đầu tư xây dựng, phát triển các dự án hạ tầng du lịch, dịch vụ, các khu resort, du lịch nghỉ dưỡng", ông Phương thông tin thêm.

Không chỉ phát huy lợi thế của từng địa phương, việc hình thành hệ thống giao thông đồng bộ xuyên suốt cũng được nhận định sẽ tạo ra một thế mạnh tổng hợp mang tính liên vùng, khi mà 3 địa phương có nhiều lợi thế tương đối giống nhau như: Tiềm năng phát triển du lịch, phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp chế tạo, logistics…

DJI_0513

Tuyến đường ven biển hình thành sẽ giúp các địa phương khai thác được thế mạnh về du lịch vùng. Ảnh: PT

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cả 3 địa phương "Bình – Trị - Thiên" có nhiều lợi thế "na ná" nhau, đó là những lợi thế trước đây được xem là bất lợi, nhưng trong tư duy phát triển kinh tế mới lại trở thành có lợi. PGS.TS Trần Đình Thiên gợi ý, dựa trên các tiềm năng ấy, cũng như khi cơ sở hạ tầng đã phát triển đạt đến mức độ đồng bộ, 3 địa phương cần hình thành một tuyến liên kết phát triển vùng chặt chẽ và mạnh mẽ, gắn trước hết với trục xuyên suốt là du lịch.

"Sẽ không có sự phối hợp, liên kết phát triển du lịch trên cơ sở các tài nguyên du lịch đặc sắc và khác biệt ở đâu tốt hơn 3 địa phương Bình - Trị - Thiên này: Thừa Thiên – Huế có Cố đô Huế, có núi Bạch Mã và hệ thống đầm phá Tam Giang – Lăng Cô; Quảng Trị có Thành Cổ anh hùng, có xứ đạo La Vang với truyền thuyết Đức mẹ hiện hình dưới dáng vẻ người con gái Việt; Quảng Bình có hệ thống đệ nhất hang động và Tượng đài Thanh niên Xung phong bất tử. Thật sự, đó là một hệ thống tài nguyên du lịch độc đáo khác thường, đều ở đẳng cấp cao bậc nhất trong hệ các nguồn tài nguyên du lịch trên thế giới", PGS. TS Trần Đình Thiên góp ý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ