Kỳ vọng kinh tế Singapore thời kỳ 'thế hệ lãnh đạo thứ tư'

MINH TUẤN
08:00 03/07/2024

Ông Lawrence Wong chính thức trở thành Thủ tướng thứ tư của Singapore sau lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 15/5. Là nhà kỹ trị, vị tân Thủ tướng được kỳ vọng chèo lái nền kinh tế lớn thứ ba ASEAN tiếp tục phục hồi sau COVID-19 và duy trì sức cạnh tranh toàn cầu.

Ưu tiên tính liên tục về chính sách kinh tế

Ông Wong, 52 tuổi, là nhà lãnh đạo đầu tiên của Singapore được sinh ra sau thời điểm quốc đảo giành độc lập vào năm 1965 và thuộc thế hệ “lãnh đạo thứ tư”. Trước những di sản lớn của người tiền nhiệm Lý Hiển Long đạt được trong vòng 2 thập kỷ qua, ông Wong khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo tính liên tục, kế thừa và ổn định trong hoạt động của chính phủ, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp, nhưng phong cách lãnh đạo của đội ngũ mới sẽ khác với các thế hệ trước.

Lawrence-Wong

Ông Wong, 52 tuổi (bên trái) bắt tay cựu Thủ tướng Lý Hiển Long trong lễ tuyên thệ nhậm chức tại Dinh Istana vào ngày 15/5/2024. Ông là nhà lãnh đạo đầu tiên của Singapore được sinh ra sau thời điểm quốc đảo giành độc lập vào năm 1965 và thuộc thế hệ “lãnh đạo thứ tư”.

Đó là lý do ông Wong gần như giữ nguyên nội các hiện tại, nhằm tận dụng nguồn năng lượng tích cực từ nội các cũ. Theo đó, bản thân ông sẽ vẫn trực tiếp giữ quyền lãnh đạo Bộ Tài chính, một bộ có tầm quan trọng hàng đầu, cho thấy ông muốn duy trì sự điều hành trực tiếp đối với các chính sách tài chính. Tính liên tục còn được thể hiện rõ ở việc ông Lý Hiển Long sẽ ở lại nội các trong vai trò Bộ trưởng cấp cao.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đương nhiệm Heng Swee Keat, 63 tuổi, sẽ tiếp tục giữ chức vụ này. Một sự thay đổi đáng chú ý là Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Gan Kim Yong, 65 tuổi, sẽ giữ thêm trọng trách Phó Thủ tướng, đảm nhiệm vai trò quyền Thủ tướng khi ông Wong vắng mặt, và Chủ tịch Cơ quan Tiền tệ Singapore, tức ngân hàng trung ương của nước này.

Theo ông Wong, cả hai Phó Thủ tướng Gan Kim Yong và Heng Swee Keat đều là những bộ trưởng giàu kinh nghiệm và sẽ hỗ trợ ông trong giai đoạn chuyển tiếp lãnh đạo. Kinh nghiệm của ông Gan Kim Yong về kinh tế quốc tế sẽ giúp Singapore đi đúng hướng trong môi trường toàn cầu biến đổi nhanh và cạnh tranh hơn.

Nhận xét về việc chuyển giao lãnh đạo, PGS. Eugene Tan Kheng Boon, giảng viên trường Đại học Quản lý Singapore, cho biết: “Singapore phụ thuộc vào thương mại và đầu tư. Đây là những nền tảng cơ bản và các chính sách kinh tế do đó sẽ không thay đổi nhiều, ngay cả khi chuyển giao vị trí Thủ tướng”.

Nhiều thách thức kinh tế chờ đón

Singapore - quốc gia có diện tích nhỏ nhất Đông Nam Á và dân số chỉ 6 triệu người – lâu nay vẫn là biểu tượng của sự thịnh vượng trong khu vực, có thu nhập bình quân đầu người cao hàng đầu thế giới. Thế nhưng, chính quyền mới sẽ phải xử lý một loạt thách thức để duy trì vị thế này và tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài.

Những vấn đề cấp bách nhất hiện nay mà ông Wong phải giải quyết là nền kinh tế tăng chậm lại, giảm chi phí sinh hoạt ngày càng tăng ở một quốc gia vốn nổi tiếng với sự đắt đỏ, tốc độ già hóa dân số nhanh, và tạo thêm việc làm.

Tân Thủ tướng sẽ phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau nhiều thập kỷ tăng ấn tượng và bắt đầu hụt hơi. Theo số liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore, tăng trưởng GDP của nước này năm 2023 giảm tốc còn 1,1% từ mức 3,8% năm 2022 và 8,9% năm 2021. Ngành công nghiệp chế tạo tăng trưởng âm, làm cản trở đà phục hồi kinh tế.

Sang quý 1/2024, tăng trưởng GDP của đảo quốc nhích lên mức 2,7% so với cùng kỳ, nhờ vào các ngành dịch vụ như tài chính & bảo hiểm, vận tải & kho bãi, và bán buôn, cũng là những ngành đóng góp chính vào tăng trưởng GDP năm 2023.

Trước triển vọng bất định của các nền kinh tế lớn và căng thẳng địa chính trị, đe dọa gây đứt gãy thương mại và tác động mạnh đến một nền kinh tế có độ mở lớn như Singapore, MTI cuối tháng trước giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 ở khoảng khiêm tốn 1-3%.

Còn theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Singapore sẽ tăng tốc trong năm nay, nhờ sự hồi phục của ngành chế tạo, cầu nội địa khỏe, và ngoại thương gia tăng. ADB này dự báo kinh tế Singapore tăng trưởng 2,4% trong năm 2024, thấp thứ hai ở Đông Nam Á, và 2,5% trong năm tới.

Tương tự nhiều nền kinh tế khác, rủi ro đối với kinh tế Singapore bao gồm sự bất định trong chính sách tiền tệ của Mỹ, tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc, và căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và cuộc chiến Nga-Ukraine. Là nền kinh tế có độ mở hàng đầu thế giới, với tỷ lệ thương mại trên GDP duy trì trên 300% trong vòng 1 thập kỷ qua, Singapore rất dễ bị tổn thương bởi các vấn đề kinh tế vĩ mô và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung.

Ngoài sự tiếp nối và ổn định lãnh đạo như đã nói trên, quan điểm trung lập của Singapore trong quan hệ quốc tế cũng là thế mạnh giúp “quốc đảo sư tử” trở thành thiên đường cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, Thủ tướng Wong sẽ phải tìm cách duy trì thế cân bằng địa chính trị mong manh của Singapore giữa các nước lớn, đặc biệt với Trung Quốc và Mỹ, nhưng vẫn phải trên nguyên tắc ngoại giao truyền thống của nước này. Trên cơ sở thành công trong chính sách đối ngoại từ người tiền nhiệm, ông Wong khẳng định Singapore không tìm cách chọn phe giữa Bắc Kinh và Washington. Điều này dễ hiểu bởi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Singapore, còn Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất và là đối tác quân sự quan trọng.

Về trung và dài hạn, ADB chỉ ra rằng già hóa dân số là một thách thức đối với sự phát triển của Singapore. Dân số Singapore đang già hóa nhanh hơn nhiều nền kinh tế khác, với người trên 65 tuổi chiếm gần 20% dân số. Hiện tượng này gây gánh nặng lên các chính sách an sinh xã hội và tài khóa, thách thức tăng trưởng GDP trong dài hạn khi nguồn cung lao động và năng suất giảm.

Mở không gian phát triển mới

Trên nền tảng di sản của ba Thủ tướng tiền nhiệm, ông Wong đặt mục tiêu củng cố vị thế của nước này là một trung tâm tài chính, thương mại và công nghệ cao trong khu vực.

Là một đất nước không giàu tài nguyên thiên nhiên, Singapore đã chú trọng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo môi trường lý tưởng để các startup và tập đoàn công nghệ từ nhiều quốc gia trên thế giới đến đầu tư. Có đến 80 trong số 100 công ty công nghệ hàng đầu thế giới hiện diện ở Singapore, và nhiều trong số đó mở rộng hoạt động ở đảo quốc này ngay cả trong đại dịch Covid-19. Ngành du lịch phát triển cũng giúp Singapore thường xuyên được chọn để tổ chức những sự kiện hàng đầu về công nghệ.

Trong chuyến thăm Việt Nam, Indonesia và Singapore hồi tháng 4, CEO của Tập đoàn Apple đã công bố đầu tư thêm 250 triệu USD tại Singapore, tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI). Ngày 7/5, Amazon công bố khoản đầu tư 9 tỷ USD vào hạ tầng đám mây tại Singapore trong vòng 4 năm tới. Tương tự Microsoft, Amazon phối hợp với chính phủ Singapore để xây dựng một chương trình mở rộng năng lực nghiên cứu & phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy ứng dụng AI. Mới đây nhất, ngày 3/6, Google cho biết đã đầu tư 5 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Singapore, bao gồm trung tâm dữ liệu và các cơ sở đám mây.

Theo công ty marketing Callbox (Mỹ), Singapore có 5 yếu tố giúp nước này trở thành mảnh đất màu mỡ cho các công ty công nghệ đổi mới sáng tạo, bao gồm: cơ sở hạ tầng phát triển; khung khổ pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ; môi trường kinh doanh thuận lợi; hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển; và có lực lượng lao động trình độ cao. Những yếu tố này đã giúp Singapore trở thành “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn đầu tư công nghệ cao từ khắp thế giới.

Sean Lim, đối tác quản lý của NWD Holdings có trụ sở tại Singapore chuyên đầu tư vào các dự án AI nhận xét, các nước như Singapore có quan điểm trung lập đối với các căng thẳng địa chính trị liên quan đến Trung Quốc, Mỹ, Ukraine và Nga, và điều này khiến các quốc gia đó trở nên hấp dẫn hơn trong bối cảnh xung đột hiện nay.

  • Cùng chuyên mục
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.

Sự kiện - 07/05/2025 22:44

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Sự kiện - 07/05/2025 11:14

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự kiện - 06/05/2025 13:50

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.

Sự kiện - 06/05/2025 13:15

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).

Sự kiện - 06/05/2025 13:13

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Sự kiện - 06/05/2025 10:59

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sự kiện - 06/05/2025 06:45

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.

Sự kiện - 05/05/2025 16:24

Bộ Chính trị: 
Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế

Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.

Sự kiện - 05/05/2025 14:58