Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9: Hội nhập quốc tế - Sức mạnh và niềm tin
Mỗi dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9, tôi thường da diết nhớ câu "mùa thu nay khác rồi" trong bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Vâng, có một mùa thu, có những ngày thu thật khác.
Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ Nhất họp trong những ngày Thủ đô Hà Nội, TP.HCM và 19 tỉnh, thành ở đồng bằng sông Cửu Long thực hiện giãn cách xã hội. Nhà cách li nhà. Tổ dân phố cách li tổ dân phố. Xã cách li xã...Đúng là như cảnh thời chiến. Chưa kịp biết tên nhau, các đại biểu phải họp ngày họp đêm, họp cả thứ bảy, chủ nhật, rút ngắn tám ngày so với dự kiến để tập trung sức “chống giặc”. Khác quá!
Đội tuyển học sinh giỏi Việt Nam tham dự Olympic Vật lý quốc tế (IPhO 2021) có 5 em tham gia, tất cả đều xuất sắc giành giải thưởng: Ba huy chương Vàng, hai huy chương Bạc. Đây cũng là sự rất khác của tài năng đất Việt so với những cái khác của những năm trước, rất đáng tự hào.
Trong hội trường Quốc hội, tất cả đại biểu đều đeo khẩu trang. Trên diễn đàn, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh công bố: Mặc dù từ đầu năm 2021, làn sóng dịch thứ tư uy hiếp đời sống, nền kinh tế nước ta, thế nhưng chúng ta đã bình tĩnh chống chọi, kiên định thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống dịch, vừa phát triển sản xuất. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, là mức khá cao so với các nước trên thế giới. Nhiều địa phương có dịch nhưng tăng trưởng khá. Kinh tế vĩ mô ổn định. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất ổn định. Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả tích cực, lũy kế 6 tháng đạt 58,2% dự toán, tăng 16,3% so với cùng kỳ…
Điểm qua vài nét, phần nào hình dung được bức tranh kinh tế - xã hội đất nước năm 2021 và những tháng năm này. Những tháng năm nhắc nhở chúng ta về một thời binh lửa. Dân tộc ta, nhân dân ta đã bền gan, dũng cảm chiến đấu, hi sinh, làm nên chiến thắng lẫy lừng, tạo dựng nên một tư thế, một dáng đứng, một hình ảnh Việt Nam. Nay đất nước bước vào thập niên thứ ba thế kỷ XXI với hình ảnh, diện mạo và vị thế mới, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thời kỳ dường như mọi ranh giới quốc gia về kinh tế, khoa học kỹ thuật đã bị san phẳng. Thời kỳ bộc lộ mạnh nhất, rõ nhất những ưu thế vượt trội và những khuyết tật, lồi lõm trong một thế giới... chưa phẳng, đầy mâu thuẫn và bất trắc.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã trang trọng ghi vào Nghị quyết: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín quốc tế như ngày nay. Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường thực hiện khát vọng hùng cường, thịnh vượng ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới tiếp tục khẳng định con đường đi lên của chúng ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Hội nhập quốc tế, một tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa, không cho phép ai một mình một chợ. Từ cái chợ làng, bước vào siêu thị, bước một bước nữa là ra “chợ” quốc tế. Từ năm 1995, Việt Nam bắt đầu gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế Á - Âu (ASEM) năm 1998; trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC); gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 - Đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Từ đó đến nay, kinh tế nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện qua các lĩnh vực: Tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, cán cân xuất, nhập khẩu…
Ngày nay, nói tới hội nhập quốc tế, có người chưa hình dung hết những nhận thức mới trong tư duy của Đảng và Nhà nước ta, tưởng như đó là lẽ đương nhiên, khắc đi khắc đến, nhưng thực ra đó là một quá trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn hết sức công phu, nghiêm túc, cầu thị, có khi phải trả giá do những sai lầm, thất bại. Tại Đại hội VIII của Đảng, năm 1996, lần đầu nêu khái niệm “Hội nhập kinh tế quốc tế”. Và phải 15 năm sau, đến Đại hội XI, năm 2011, chúng ta mới mở rộng khái niệm ra thành “Hội nhập quốc tế”.
Nói một cách hình tượng rằng con tàu đã ra biển lớn và trải qua nhiều sóng gió, qua những vòng xoáy nghiệt ngã và giờ đây đang vươn xa đại dương. Không chỉ hội nhập kinh tế mà còn hội nhập văn hóa, khoa học kỹ thuật và nhiều lĩnh vực khác nữa. Để hội nhập sâu rộng, đúng hướng, cái la bàn định hướng là: Phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, văn hóa là nền tảng, là mục tiêu, động lực của toàn xã hội. Hòa nhập nhưng không hòa tan. Mở cửa nhưng không để ruồi muỗi, rác rưởi theo vào. Đó là nội lực, là bản lĩnh văn hóa của một dân tộc. Điều này Bác Hồ đã nói từ rất sớm. Rằng cái sức mạnh tự thân là quan trọng nhất. Thực lực là cái chiêng, mà ngoại giao là cái tiếng.
Khi nói hội nhập quốc tế ngày càng trực tiếp, sâu rộng thì điều gì quyết định cho cái chiều sâu, chiều rộng ấy? Hay nói cách khác hành trang mang theo của chàng lực sĩ hội nhập là gì? Phải chăng đó là tinh thần đổi mới sáng tạo. Xin lưu ý là đổi - mới - sáng - tạo, tức là đổi mới ở tầm vóc mới, trình độ mới, có nhà nghiên cứu đề nghị gọi là “đổi mới lần thứ hai”. Phải chăng đó là truyền thống anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lòng nhân ái, được phát huy trong thời kỳ mới? Phải chăng đó là vừa khởi động, vừa nhanh chóng vận hành nền kinh tế số, xã hội số?
Năm 2021, một năm vô cùng khó khăn khi mà làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư tràn tới ngay trong dịp Tết nguyên đán. Đầu tiên là Bắc Giang, Bắc Ninh với những ổ dịch lớn trong các khu công nghiệp. Rồi bất ngờ đến TP.HCM và các tỉnh lân cận. Sang tháng 7, Hà Nội cũng phải gồng mình chống chọi và cực chẳng đã, Thủ đô cũng phải giãn cách, đường phố vắng hoe. Con số trên dưới 8.000 ca nhiễm một ngày thật là kinh hoàng, thật là một thử thách nghiệt ngã!
Thế nhưng, sóng cả không ngã không chèo, vừa “đánh giặc” vừa sản xuất. Các công ty lớn vừa khắc phục xong dịch bệnh đã bắt tay ngay vào sản xuất. Hàng nghìn công nhân lại được tuyển dụng. Trong sáu tháng đầu năm 2021, có hơn 20 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt gần 30 tỷ USD. Xuất khẩu của ngành nông nghiệp sáu tháng đầu năm 2021 cũng tăng mạnh, đạt 24,23 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Khó khăn chồng chất khó khăn. Tuy nhiên, trong một báo cáo vào cuối tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam là 5,8%. Đạt tỷ lệ này, triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam vẫn đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á (sau Singapore), và có thể quay trở lại mức hơn 6% trong năm tới. Theo tờ Financial Review của Australia, nhờ hội nhập sâu rộng, nhanh chóng, mà Việt Nam có thể trở thành “Công xưởng mới của thế giới” trong tương lai. Xin nêu dẫn chứng nhỏ: Các công ty điện tử quốc tế nổi tiếng như Samsung và Intel đã chuyển các trung tâm sản xuất ở nước ngoài về Việt Nam, thậm chí 80% chip của Intel được sản xuất tại Việt Nam. Bạn bè quốc tế không khỏi ngạc nhiên khi Việt Nam đã cùng với Trung Quốc và Ấn Độ trở thành một trong ba nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đồng thời là cơ sở sản xuất chính cho các sản phẩm điện tử.
Vững tin trên đường hội nhập quốc tế, bởi đó là xu thế tất yếu của thời đại. Lúc mưa thuận gió hòa hay khi phong ba bão táp, chúng ta đều thấy rõ tinh thần hội nhập ấy thấm sâu vào đời sống xã hội, vào mỗi chủ trương, chính sách như thế nào. Vừa rồi, trong “nguy”, khi virus SARS-CoV-2 biến thể, kẻ thù vô hình vô ảnh, thứ vũ khí giết người hàng loạt ấy thẩm thấu vào trong cộng đồng, mới thấy sức kháng thể của vaccine quan trọng, cấp thiết đến mức nào. Thật xúc động khi các quốc gia như Mỹ, Nhật, Nga… đã kịp thời ủng hộ hàng vạn, hàng triệu liều vaccine. Ngay trong thời dịch dã, nông sản chủ lực Việt Nam như rau quả, hạt điều, gạo, cà phê, đặc biệt là vải thiều ở vùng dịch Bắc Giang vẫn được xuất khẩu với sự ủng hộ tích cực của chính phủ các nước. Độ mở của nền kinh tế đã không bị “đóng” trong những lúc tưởng chừng khó khăn nhất.
Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, nói tới chủ trương lớn hội nhập quốc tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trong thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, sự phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc không thể biệt lập, đứng bên ngoài những tác động của thế giới và thời đại, của thời cuộc và cục diện của nó. Chính vì vậy, chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi”.
Đây là một tổng kết toàn diện, sâu sắc từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là công cuộc đổi mới đất nước 35 năm qua. Hội nhập quốc tế để làm giàu nội lực, để có thêm sức mạnh, tự nâng mình lên, bảo vệ núi sông này, giữ vững từng tấc đất, từng sải biển thiêng liêng của Tổ quốc. Biển Đông vẫn đang dậy sóng. Khi chung quanh có những người bạn lớn, có luật pháp quốc tế công minh thì không một thế lực hắc ám nào có thể khuất phục được chúng ta.
- Cùng chuyên mục
340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch
Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” sẽ được triển khai từ nay đến hết quý I năm 2025 với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ dành cho khách du lịch được ưu đãi sâu lên đến 50%.
Sự kiện - 22/11/2024 08:00
Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06
Theo Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đối với 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 tổ công tác Chính phủ giao, TP. Hà Nội hiện đã cơ bản hoàn thành 19/19 nhiệm vụ.
Sự kiện - 22/11/2024 07:30
TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chỉ ra bốn điểm nghẽn thể chế cần khắc phục để thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.
Sự kiện - 22/11/2024 06:26
Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi
Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập trên ứng dụng iHanoi.
Sự kiện - 21/11/2024 23:28
Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới
Đại biểu đoàn TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Sự kiện - 21/11/2024 23:25
'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'
Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.
Sự kiện - 21/11/2024 17:22
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Sự kiện - 21/11/2024 17:06
BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI
Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.
Sự kiện - 21/11/2024 16:21
Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.
Sự kiện - 21/11/2024 12:09
VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06
Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".
Sự kiện - 21/11/2024 10:59
Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa
Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.
Sự kiện - 21/11/2024 10:42
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Sự kiện - 20/11/2024 22:56
'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'
Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.
Sự kiện - 20/11/2024 20:07
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Sự kiện - 20/11/2024 17:49
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.
Sự kiện - 20/11/2024 11:11
[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững.
Sự kiện - 20/11/2024 10:12
- Đọc nhiều
-
1
Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4
-
2
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
-
3
Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?
-
4
Khí đốt Nga ngưng bán cho Áo ngay lập tức được châu Âu mua lại
-
5
Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 6 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago