Kinh tế số là lời giải phát triển nhanh, bền vững cho miền Trung và Tây Nguyên

Nhàđầutư
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) Phan Tâm, kinh tế số mang đến lời giải mới cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của miền Trung và Tây Nguyên bởi lĩnh vực này tạo ra không gian phát triển mới, tốc độ tăng trưởng nhanh, sử dụng dữ liệu làm nguyên liệu sản xuất.
NGUYỄN TRI
24, Tháng 04, 2024 | 15:12

Nhàđầutư
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) Phan Tâm, kinh tế số mang đến lời giải mới cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của miền Trung và Tây Nguyên bởi lĩnh vực này tạo ra không gian phát triển mới, tốc độ tăng trưởng nhanh, sử dụng dữ liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Kinh tế số đóng góp khoảng 16,5% GDP

Số liệu thống kê năm 2023 của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số cho thấy, đánh giá quốc tế về chuyển đổi số của Việt Nam đạt nhiều kết quả tích cực.

Đơn cử, Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46/132 (tăng 2 bậc so với năm 2022), liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay; Chỉ số bưu chính của Việt Nam năm 2023 đạt cấp độ 6/10 (tăng 1 cấp độ so với năm 2021), đứng thứ 38.

Cùng với đó, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp 2022 và 2023. Thương mại điện tử tăng 11%, kinh tế số du lịch tăng 82%, thanh toán số tăng 19%. Theo báo cáo của Bộ TT&TT, kinh tế số năm 2023 đã đóng góp khoảng 16,5% GDP.

kinh-te-so-binh-dinh (2)

Doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2023 ước đạt 1.363 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 57 tỷ đồng. Ảnh: T.X

Đặc biệt, phiên họp lần thứ 7 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã lựa chọn chủ đề năm 2024 là năm "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững".

Thời gian qua, nhiều tỉnh/thành phố quan tâm, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trên cả ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, kinh tế số đã đạt được nhiều bước phát triển.

Nhiều địa phương trong khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh DTI năm 2022 như: Đà Nẵng, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Bình Định. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong khu vực này vẫn chưa đồng đều, còn khoảng cách xa giữa Đà Nẵng và các địa phương khác trong vùng.

Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay, dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng địa phương vẫn nỗ lực để triển khai chuyển đổi số và đạt được những chuyển biến tích cực.

Theo đó, công nghiệp công nghệ thông tin có nhiều khởi sắc với việc hình thành Khu Công viên phần mềm Quang Trung - Bình Định và sự tham gia của nhiều doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam. Doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh năm 2023 ước đạt 1.363 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 57 tỷ đồng.

kinh-te-so-binh-dinh (3)

Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Ảnh: T.X

"Các con số nói trên tuy còn rất khiêm tốn nhưng đó là sự nỗ lực, quyết tâm chung của các cấp, các ngành trong điều kiện xuất phát điểm của địa phương thấp, doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ, năng lực quản trị và nguồn vốn cho chuyển đổi số còn hạn chế", ông Giang nói.

Liên kết để thúc đẩy kinh tế số của Vùng

Còn theo ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị quyết 23 và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị đã chỉ ra vùng duyên hải Trung Bộ có lợi thế phát triển các ngành kinh tế biển, du lịch; vùng Tây Nguyên có lợi thế trong sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và du lịch sinh thái – văn hoá.

Tuy nhiên, khu vực này cũng có nhiều khó khăn như: Liên kết phát triển vùng còn lỏng lẻo, lúng túng, bị động; liên kết nội vùng và liên vùng chưa chặt chẽ; mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng thiếu và yếu, nhất là hạ tầng chiến lược, trong đó có hạ tầng số nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển…

Thứ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, kinh tế số mang đến lời giải mới cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Bởi, lĩnh vực này tạo ra không gian phát triển mới, có dư địa, tốc độ tăng trưởng nhanh, sử dụng dữ liệu làm nguyên liệu sản xuất chính.

Để phát triển kinh tế số, các địa phương cần đẩy mạnh xây dựng hạ tầng thông tin và truyền thông.

Do đặc điểm chung của vùng là còn nhiều khu vực khó khăn, Bộ TT&TT đề xuất các địa phương tăng cường sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích và các chương trình mục tiêu quốc gia... để hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh, phổ cập hạ tầng băng rộng đến 100% người dân. Đối với các hạ tầng phát triển mới thì đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp.

kinh-te-so-binh-dinh (1)

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho rằng, kinh tế số mang đến lời giải mới cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Ảnh: T.X

Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng có nhiều lợi thế về năng lượng tái tạo, năng lượng xanh.

Theo đó, một số tỉnh ở khu vực Tây nguyên (như Đà Lạt, Lâm Đồng) có lợi thế về khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình quanh năm thấp, đây là cơ hội để phát triển hạ tầng Trung tâm dữ liệu xanh, là hạ tầng để thúc đẩy công nghiệp dữ liệu, ngành công nghiệp rất có tiềm năng trong tương lai.  

Bên cạnh những giải pháp thúc đẩy kinh tế số nói chung, Thứ trưởng Bộ TT&TT cũng đề xuất, các vùng cũng nên nghiên cứu, xem xét áp dụng các giải pháp để thúc đẩy liên kết vùng, qua đó thúc đẩy kinh tế số của cả vùng.

Trong đó, các địa phương cần phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ để phát triển, sử dụng các nền tảng số quốc gia về nông nghiệp, du lịch...

Đồng thời, thúc đẩy liên kết nội vùng và liên vùng thông qua các trung tâm logistics, cảng biển thông minh, hỗ trợ thương mại điện tử nông sản trong từng vùng và liên vùng, giảm chi phí logistics để khai thác lợi thế và hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển.  

Ngày 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên".

Hội thảo cũng có sự tham dự của đại diện UBND tỉnh/thành phố, đại diện nhiều sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn 13 tỉnh/thành phố khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hội thảo cũng có sự góp mặt của các nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số và hơn 30 hiệp hội, doanh nghiệp, doanh nhân trên cả nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ