Kinh tế 2018: Lạc quan nhưng phải cảnh giác với rủi ro

Nhàđầutư
Tại buổi hội thảo "Cơ hội đầu tư - kinh doanh 2018", tham gia voting về dự báo kinh tế Việt Nam năm 2018, đa số các chuyên gia, nhà dự báo kinh tế nhận định kinh tế 2018 đầy lạc quan, tăng trưởng từ 6,7-7%, tuy nhiên cũng cần phải thận trọng khi dự báo CPI ở mức trên 4%.
NGUYỄN THOAN
05, Tháng 01, 2018 | 12:06

Nhàđầutư
Tại buổi hội thảo "Cơ hội đầu tư - kinh doanh 2018", tham gia voting về dự báo kinh tế Việt Nam năm 2018, đa số các chuyên gia, nhà dự báo kinh tế nhận định kinh tế 2018 đầy lạc quan, tăng trưởng từ 6,7-7%, tuy nhiên cũng cần phải thận trọng khi dự báo CPI ở mức trên 4%.

anh-hoi-thao

Hội thảo "Cơ hội đầu tư - kinh doanh năm 2018" 

Hôm nay, ngày 5/1, Tạp chí điện tử Diễn đàn đầu tư (Bizlive) tổ chức hội thảo Cơ hội đầu tư - kinh doanh 2018 với sự góp mặt của nhiều chuyên gia tài chính, kinh tế hàng đầu Việt Nam.

Nhận định về con số tăng trưởng GDP 6,81% năm 2017 và dự báo tăng trưởng kinh tế 2018, đa số các chuyên gia đều chỉ ra bức tranh sáng của nền kinh tế năm 2017 và trong những năm tới.

Trả lời câu hỏi "Động lực nào cho tăng trưởng năm 2017", ông Đặng Huy Đông - nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT khẳng định số liệu tăng trưởng là thật và có động lực lớn từ tất cả các thành viên tham gia thị trường.

"Liệu số liệu tăng trưởng 2017 có thật hay không? Với tư cách cá nhân, bằng nhận thức của mình, tôi khẳng định đây là kết quả phản ánh đúng nỗ lực phấn đấu của tất cả các thành viên tham gia từ lập chính sách đến cộng đồng doanh nghiệp", ông Đông nói. 

Theo ông Đông, nền kinh tế có động lực lớn do bộ máy chính trị từ Đảng, Nhà nước cho đến Chính phủ đều đã và đang thực hiện đúng những cam kết của mình, trong đó cam kết quan trọng là xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạch, minh bạch chống tham nhũng. 

"Như vậy có thể nói động lực lớn nhất là đến từ niềm tin. Tất nhiên còn rất nhiều việc phải làm. Một mặt tôi cũng chấp nhận cảnh báo là không nên ru ngủ. Nhưng khi các con số thống kê là xác thực thì ta phải tự tin để tiếp tục", ông Đông nhấn mạnh.

Theo ông Đông, chúng ta cũng cần nhìn nhận rõ những rủi ro đối với doanh nghiệp trong thời gian tới. Góc nhìn về rủi ro giữa doanh nghiệp và nhà làm chính sách là khác nhau. Vì thế, vị thấu hiểu nhau, hiểu được những rủi ro của doanh nghiệp là rất quan trọng trong năm tới để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Nguyên Thứ trưởng Bộ KH&Đ cho rằng, chúng ta phải tiếp tục 3 đột phá, nhận diện cho đúng. Chính phủ kiến tạo cần tiếp tục kiểm soát vấn đề chi phí, xây dựng kết cấu hạ tầng. Cải thiện hạ tầng để thay đổi chi phí logistics. Nhà nước cũng không cần trực tiếp làm hạ tầng mà ra chính sách thu hút dòng vốn xã hội. Trong nghị quyết 01 đầu năm 2018, Chính phủ đã thể hiện rõ quyết tâm cải cách những vấn đề nêu trên để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ông Đông nhấn mạnh thêm rằng: Cộng đồng doanh nghiệp nên thông qua các hiệp hội của mình để có những đối thoại về chính sách, theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá. Doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần nắm giữ, đặc biệt là vốn nhà nước trong doanh nghiệp.

"Với việc sử dụng nguồn thu từ cổ phần hoá không nên rải đều cho các dự án mà nên chi cho các cơ sở vật chất, hạ tầng cơ bản gồm đường trục Bắc - Nam, điện, cảng. Đây là nguồn đầu tư rất tốt cho tương lai. Nếu chúng ta kiên trì đầu tư này thì sẽ rất tốt", ông Đông nói.

Đánh giá sâu hơn về những con số làm nên con số tăng trưởng 6,81% của năm 2017, ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam tỏ ra khá lạc quan, nhưng cũng ra một vài cảnh báo và đáng lưu ý trong điều hành chính sách.

Cụ thể, ông Thành cho biết: Về kinh tế 2017, sự khởi sắc kinh tế đã diễn ra trong năm qua, nhóm yếu tố rất quan trọng là tính chu kỳ ngắn hạn của kinh tế.

Thứ nhất, từ yếu tố thị trường thế giới, sự khởi sắc kinh tế thế giới, hầu hết các nền kinh tế phát triển hay mới nổi đều cải thiện. Việt Nam trong bối cảnh chung như vậy.

Thứ hai, vấn đề tỷ giá, đồng đô la Mỹ xuống giá 10% so với bình quân các đồng tiền khác, trong khi đồng Việt Nam giữ bình ổn so với đồng USD. Tăng trưởng xuất khẩu của mình sang Mỹ không cao, chỉ 8%. Sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc mới tăng mạnh, trong đó có yếu tố tỷ giá. Ở trong nước mang tính chu kỳ là sự cải thiện tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp Việt Nam là có. Theo tính toán của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia, suất sinh lợi lên đến 10,1% năm 2017, điều này phản ánh yếu tố có thực.

Thứ ba, đó là công nghiệp chế biến chế tạo, sự dẫn dắt của FDI, trong lĩnh vực điện tử và thép, cần cân nhắc trong phân tích tiếp theo.

Về công nghiệp chế biến tăng 14,2%, trong 18 ngành công nghiệp chế biến, chỉ có hai ngành có tốc độ tăng trưởng trên mức bình quân, đằng sau điện tử là Samsung, sau kim loại là Formosa. Nhưng những ngành mang tính truyền thống giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng cao nhưng tăng trưởng thấp như chế biến lương thực thực phẩm chiếm 18% công nghiệp chế biến chế tạo, nhưng tăng trưởng chỉ 5,9%.

Hay ngành da giày chiếm tỉ trọng 9% nhưng chỉ tăng 5,1%. Vì vậy, cần có những số liệu, thống kê khớp hơn vì sao công nghiệp tăng mạnh như vậy nhưng chỉ có 2 ngành tăng trên trung bình.

Theo ông Thành, trong 2018 chúng ta đặt muc tiêu tăng trưởng là 6,7%. Nhìn vào giai đoạn 2015-2017 ta thấy có một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng là sự gia tăng của tiêu dùng dân cư. Thu nhập trung bình của người dân cao hơn, sức mua cao hơn. Đây chính là động lực quan trọng cho tăng trưởng 2018.

Năm 2017, dịch vụ tăng 7,5% và với đà này, nếu các yếu tố tích cực ngắn hạn không còn hỗ trợ thì các yếu tố trung hạn vẫn sẽ thúc đẩy để tăng trưởng cao hơn. Nhưng để đạt được điều này thì các chính sách về tiền tệ phải có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Chính phủ có ổn định được lãi suất thì từ yếu tố tiêu dùng mới chuyển sang các chỉ số tăng trưởng tích cực.

Để đánh giá chung về quan điểm của các thành viên tham gia, hổi thảo đã lấy ý kiến các thành viên qua bình chọn trực tiếp về dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018. Với câu hỏi GDP năm 2018 tăng bao nhiêu %, đa số ý kiến chọn mức tăng trưởng GDP 6,7-7%; Dự báo CPI năm 2018 43% chọn 4% và 43% chọn trên 4%. Đánh giá về kết quả trên, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nhận định: Kết quả phản ánh sự lạc quan của đa số thành viên. Tuy nhiên, cũng cần có sự thận trọng với mức CPI vào khoảng 4%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ