Quan chức làm giả số liệu kinh tế để thăng tiến, GDP Trung Quốc bị thế giới nghi ngờ

Kiểm toán quốc gia Trung Quốc đã phát hiện nhiều chính quyền địa phương thổi phồng số liệu thu ngân sách, trong khi nâng trần mức vay nợ một cách bất hợp pháp. Việc số liệu kinh tế bị làm giả khiến thế giới bày tỏ nghi ngờ về mức độ tăng trưởng GDP ấn tượng của Trung Quốc.
ANH MAI
26, Tháng 12, 2017 | 08:47

Kiểm toán quốc gia Trung Quốc đã phát hiện nhiều chính quyền địa phương thổi phồng số liệu thu ngân sách, trong khi nâng trần mức vay nợ một cách bất hợp pháp. Việc số liệu kinh tế bị làm giả khiến thế giới bày tỏ nghi ngờ về mức độ tăng trưởng GDP ấn tượng của Trung Quốc.

'Tô hồng' số liệu kinh kế

Theo Bloomberg, trong tháng 12 này, Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc (NAO) cho biết có 10 thành phố, quận/huyện thuộc các tỉnh Vân Nam, Hồ Nam, Cát Lâm và Trùng Khánh đã thổi phồng số thu ngân sách thêm 1,55 tỷ nhân dân tệ (tương đương 234 triệu USD).

Trong đó, riêng huyện Vọng Thành thuộc tỉnh Hồ Nam đã cố tình khai khống thông tin chuyển nhượng quyền sở hữu một số tòa nhà hành chính để tăng mức thu lên 1,2 tỷ nhân dân tệ.

Việc kiểm tra số liệu quý III/2017 cũng phát hiện thấy 5 thành phố và quận huyện ở các tỉnh Giang Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Hồ Nam và Hải Nam đã nâng mức trần vay nợ khoảng 6,43 tỷ nhân dân tệ, vi phạm các quy định.

Những phát hiện này là một trong những nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiềm chế gian lận dữ liệu, vốn đã hay xảy ra ở một số tỉnh nghèo hơn, nơi các quan chức địa phương có động cơ nâng các số liệu kinh tế như một cách để thăng tiến trong sự nghiệp.

Việc các nhà đầu tư mong muốn một số liệu đáng tin cậy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã buộc Chính phủ Trung Quốc phải tìm cách loại bỏ các số liệu kinh tế giả mạo. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 3 đã nói với Tân Hoa Xã rằng gian lận dữ liệu "phải được ngăn chặn".

Dấu hỏi GDP

Sự ổn định số liệu tăng trưởng kinh tế và việc làm của các tỉnh đã đặt ra nhiều nghi vấn từ các nhà kinh tế.

Tỉnh Liêu Ninh, thuộc vùng tây bắc Trung Quốc thừa nhận hồi tháng 1 rằng đã làm giả dữ liệu tài chính từ năm 2011 đến năm 2014. Đại diện chính quyền tỉnh Liêu Ninh cho biết, số liệu kinh tế bị làm giả do các quan chức muốn dễ thăng tiến.

Hồi tháng 6, hai tỉnh là Nội Mông và Cát Lâm cũng bị phát hiện đã làm giả số liệu kinh tế. Trước đó, Nội Mông - tỉnh có thế mạnh về than đá và đất hiếm - đã báo cáo GDP năm ngoái tăng 7,2%, trong khi Cát Lâm - tỉnh giáp với Triều Tiên - công bố GDP của tỉnh này tăng 6,9%.

Thực tế, tính chính xác của các số liệu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ lâu đã bị nghi ngờ khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tất cả các tỉnh cộng lại thường lớn hơn GDP quốc gia rất nhiều.

Hồi tháng 7/2015, Trung Quốc vui mừng công bố GDP của nước này tăng trưởng tới 7% trong quý II/2015. Ngay lập tức, báo chí và các chuyên gia kinh tế thế giới bày tỏ nghi ngờ Bắc Kinh lại “tô hồng” số liệu tăng trưởng.

Đài CNN tỏ ra nghi ngờ về số liệu GDP của Trung Quốc, nhất là sau “cơn ngất của thị trường chứng khoán” ảnh hưởng sâu sắc đến quốc gia này.

Chuyên gia Julian Evans Pritchard thuộc Tập đoàn Capital Economics nhận định rằng: “Tỉ lệ tăng trưởng GDP cao hơn mọi người nghĩ sẽ chắc chắn lại gây ra những câu hỏi về tính xác thực của dữ liệu chính thức. Chúng tôi cho rằng tỉ lệ tăng trưởng thật sự là thấp hơn 1% hoặc 2%”.

Bloomberg còn dẫn số liệu nợ trong lĩnh vực tư nhân của Trung Quốc ở mức gấp đôi GDP. Các khoản vay chưa trả của doanh nghiệp và hộ gia đình ở nước này ở mức kỷ lục 207% GDP, tính đến cuối tháng 6/2015.

Nhà kinh tế Huw McKay của Hãng Westpac cho biết áp dụng luật Benford, phương pháp phân tích để phát hiện các bất thường trong số liệu thống kê, cho thấy dữ liệu GDP Trung Quốc hoàn toàn không chính xác.

Các học giả quốc tế từng dùng phương pháp này để phát hiện Chính phủ Hi Lạp “tô hồng” nhiều dữ liệu kinh tế hồi năm 2011. 

Tháng 9/2017, Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết nước này cũng đang chuyển sang tiêu chuẩn thống kê mới nhất của Liên Hợp quốc, sử dụng máy tính chứ không phải các báo cáo địa phương để tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các tỉnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26323.00 26429.00 27594.00
GBP 30788.00 30974.00 31925.00
HKD 3099.00 3111.00 3212.00
CHF 27288.00 27398.00 28260.00
JPY 161.63 162.28 169.90
AUD 15895.00 15959.00 16446.00
SGD 18115.00 18188.00 18730.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17917.00 17989.00 18522.00
NZD   14768.00 15259.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3538.00 3670.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2274.00 2365.00
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ