Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến cán đích 8,67 tỷ USD
Ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đã và đang mang về nguồn kim ngạch vượt sự mong đợi, trong đó, con tôm được xem như "nước cờ" chủ chốt để băng qua đại dịch COVID-19.

Chế biến cá tra xuất khẩu tại Đồng Tháp. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Năm 2021 có nhiều biến động lớn; trong đó có dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu. Chế biến và xuất khẩu thủy sản chịu tác động không nhỏ.
Tuy nhiên, bằng những nỗ lực để vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19 và những yếu tố khách quan về giá cước vận chuyển, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến cán đích 8,67 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2020.
Chấp nhận "bỏ tôm giữ tép"
Có thể nói, chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ thuận lợi, yên ổn trong quý I/2021. Từ quý II/2021 đến nay, dịch bệnh COVID-19 đã đè nặng lên toàn bộ chuỗi thủy sản cả nước như con tôm, cá tra, cá ngừ và các loại thủy hải sản khác.
Có tới 50% nhà máy chế biến tôm và cá tra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã phải đóng cửa, trong 50% nhà máy còn lại, lực lượng lao động chỉ hoạt động 30% công suất của nhà máy kể từ tháng 7/2021 cho đến tháng 11/2021 bởi dịch bệnh vẫn còn diễn ra gay gắt.
Nhiều doanh nghiệp đã phải tăng thêm chi phí để đầu tư trang bị cho lực lượng lao động sản xuất "3 tại chỗ," chi phí kiểm tra dịch bệnh cho người lao động, chi phí kiểm tra sức khỏe đội ngũ vận chuyển khi lưu thông hàng hóa…
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP thực phẩm Sao Ta chia sẻ, dẫu biết rằng cố gắng sản xuất trong thời gian giãn cách không giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, ngược lại còn hao tốn chi phí cho một loạt sản phẩm không tăng giá trị, nhưng đây là cách duy nhất để doanh nghiệp duy trì sản xuất, đáp ứng các hợp đồng đã ký kết trước đó một cách tạm thời, giữ được thị trường trong giai đoạn khó khăn nhất.
Khi giữ được thị trường, việc phục hồi sản xuất chỉ còn là trong sớm muộn. Nếu sau khi phục hồi sản xuất mà không còn thị trường, đây mới là cái mất lớn nhất.
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra cũng không nằm ngoài vòng xoáy của dịch bệnh COVID-19. Bởi tập quán sản xuất của người nuôi cá tại Đồng bằng sông Cửu Long là ao nuôi không gần nhà. Đội ngũ thu hoạch cá tra có kỹ thuật lại phân tán ở nhiều địa phương khác nhau.
Điều này làm cho việc thu hoạch cá tra đúng kích cỡ mà doanh nghiệp thu mua yêu cầu lại trở nên khó khăn, cá tra quá lứa trong ao, giá cả xuống thấp, người nuôi ngần ngại không thả nuôi cho vụ tiếp theo…
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Vĩnh Hoàn cho biết, trong quá trình thực hiện giãn cách, doanh nghiệp chế biến cá tra đã phải nỗ lực xử lý để nguồn nguyên liệu về nhà máy đúng hạn. Có những lúc chậm trễ, nhưng Vĩnh Hoàn không thể để nhà máy không có nguyên liệu.
Chi phí phát sinh trong giai đoạn này quá lớn, lại không tăng thêm giá trị cho sản phẩm bán ra, nhưng doanh nghiệp không còn cách nào khác để duy trì sản xuất, giữ vững thị trường.
Nỗ lực mở rộng dư địa
Ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản mang về nguồn kim ngạch vượt sự mong đợi trước những khó khăn vừa qua đều là sự nỗ lực của từng phân ngành nhỏ. Trong tất cả những nỗ lực này, con tôm được toàn ngành xem như "nước cờ" chủ chốt để băng qua đại dịch.
Theo ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, tổng sản lượng tôm nuôi năm 2021 ước đạt 970 nghìn tấn (tăng 4,3% so với năm 2020); trong đó, tôm sú đạt 277,5 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 642,5 nghìn tấn, còn lại là tôm khác.

Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại Công ty cổ phần Thủy sản Thông Thuận Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN
Kim ngạch xuất khẩu tôm ước đạt 3,8 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2020. Con cá tra và nhiều mặt hàng chủ lực như cá ngừ, bạch tuộc, mực... cũng đóng góp vào tăng trưởng chung này.
Hiện nay, trước mắt dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn ra phức tạp trên cả nước, thêm vào đó là Lệnh 248 và 249 của Tổng cục hải quan Trung Quốc áp lên các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; trong đó các mặt hàng này phải được kiểm duyệt 100% tại cửa khẩu trước khi thông quan gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu của Việt Nam, ngoại trừ các doanh nghiệp đã được duyệt danh sách xuất khẩu sang Trung Quốc.
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam muốn đưa hàng hóa sang thị trường này một cách thuận lợi cần phải tiến hành thêm nhiều thủ tục khác.
Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam xác định vẫn phải hoàn tất thủ tục để tiến vào thị trường Trung Quốc thuận lợi. Mặt khác, ngoài thị trường Trung Quốc, Hiệp hội vẫn còn nhiều dư địa mở rộng thị trường cho mặt hàng thủy sản Việt Nam như Canada, Mexico,…
Canada hiện đang thị trường đầy tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam. Theo nguồn tin từ Thương vụ Việt Nam tại Canada, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Canada tăng trưởng khoảng 7%/năm.
Trong năm 2021, tốc độ nhập khẩu thủy sản của Canada tăng trưởng trở lại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cao hơn 5,5% so với năm 2020.
Vì vậy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Canada còn nhiều dư địa, bởi hiện tại, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chỉ đạt khoảng 300 triệu đô la Canada (tương đương khoảng 250 triệu USD).
Các mặt hàng của Việt Nam đã khẳng định vị thế tại Canada bao gồm tôm đông lạnh và tôm chế biến khoảng 3,4 tỷ đôla Canada/năm, chiếm khoảng 30% thị trường Canada, cá basa khoảng 37 triệu đô la Canada/năm và cá ngừ (vây vàng và mắt to) khoảng 6 triệu đôla Canada, chiếm khoảng 80% thị trường Canada.
Các sản phẩm tiềm năng phát triển khác như mực, bạch tuộc, thủy sản chế biến và các sản phẩm giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, thị trường Canada có một số đặc điểm thuận lợi như không có hạn ngạch xuất khẩu.
Các sản phẩm thủy sản Canada và Việt Nam mang tính tương hỗ lẫn nhau hơn là cạnh tranh trực tiếp, sản phẩm nhập khẩu vào Canada dễ dàng tiếp cận thị trường Mỹ và ngược lại khi thương mại Canada và Mỹ chiếm tới 75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Canada...
Những ưu điểm của thị trường này sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu thủy sản trong năm 2022, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết.
Với những kế hoạch này, xuất khẩu thủy sản Việt Nam được các doanh nghiệp đề ra mục tiêu sẽ đạt 8,9 tỷ USD trong năm 2022.
(Theo Vietnam+)
- Cùng chuyên mục
Sau cửa hàng tài chính 'như PGD ngân hàng thu nhỏ' của F88 có gì?
Ngày 20/6, F88 chính thức ra mắt cửa hàng tài chính số 888. Đáng chú ý, cửa hàng này được thiết kế như một phòng giao dịch ngân hàng thu nhỏ chứ không mang dáng dấp bình dân như thường thấy. Liệu có thông điệp gì ẩn sau sự "ra mắt" này?
Doanh nghiệp - 21/06/2025 08:37
Techcombank đồng hành chuyển đổi số cùng doanh nghiệp Cần Thơ
Mới đây, Techcombank đã phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức "Hội nghị Techcombank đồng hành cùng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong kỷ nguyên vươn mình".
Doanh nghiệp - 21/06/2025 08:36
Đại hội Đại biểu Đảng bộ PV GAS lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 – 2030
Mới đây, Đảng bộ PV GAS long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ XI nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là sự kiện chính trị trọng đại, nhằm tổng kết, đánh giá nhiệm kỳ vừa qua và định hướng phát triển cho PV GAS trong giai đoạn mới, tiếp tục quyết tâm phát triển PV GAS vững vàng dẫn đầu ngành năng lượng khí Việt Nam.
Doanh nghiệp - 21/06/2025 08:35
EU kỳ vọng đạt mức thuế quan đối ứng từ 10% với Hoa Kỳ
Liên minh châu Âu cố gắng thúc đẩy một thỏa thuận như Anh Quốc đã đạt được với Hoa Kỳ khi các cuộc đàm phán bắt đầu tăng tốc trước thời hạn 9/7.
Thị trường - 20/06/2025 11:28
Thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh nếu Hoa Kỳ tham gia xung đột Israel-Iran
Các thị trường tài chính có thể sẽ hứng chịu một đợt bán tháo 'bất ngờ' nếu quân đội Hoa Kỳ tấn công Iran và các nhà kinh tế cảnh báo rằng giá dầu tăng mạnh có thể gây tổn hại đến nền kinh tế toàn cầu vốn đã căng thẳng vì thuế quanTrump.
Thị trường - 20/06/2025 06:45
Giá bán lẻ xăng dầu tăng mạnh
Giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh tăng mạnh thêm gần 1.500 đồng/lít từ 15h00 chiều nay.
Thị trường - 19/06/2025 15:11
Giá vàng giảm sau tuyên bố của Fed
Giá vàng thế giới đi xuống sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất và phát tín hiệu sẽ cắt giảm lãi suất chậm hơn trong thời gian tới.
Thị trường - 19/06/2025 10:30
FiinRatings xếp hạng tín nhiệm A cho MSB với triển vọng Ổn định
Đây là kết quả tích cực dựa trên đánh giá toàn diện về vị thế kinh doanh, hồ sơ vốn và khả năng sinh lời, vị thế rủi ro, tình hình quản trị nguồn vốn và thanh khoản của MSB trên thị trường.
Doanh nghiệp - 19/06/2025 09:58
Cơ hội mới cho xuất khẩu khoáng sản Việt Nam
Trong trường hợp Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu khoáng sản, Việt Nam có cơ hội hưởng lợi đáng kể với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phân bố rộng khắp.
Thị trường - 19/06/2025 08:43
BIDV đứng đầu ngành Ngân hàng Việt Nam trong danh sách Fortune Southeast Asia 500
Fortune vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025, trong đó BIDV được xếp ở vị trí thứ 43, là ngân hàng có thứ hạng cao nhất toàn ngành ngân hàng Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về quy mô tổng tài sản.
Doanh nghiệp - 19/06/2025 08:22
PVFCCo-Phú Mỹ và bước chuyển mình trong kinh doanh
Trong suốt hơn 2 thập kỷ phát triển, mô hình kinh doanh của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) đã nhiều lần được điều chỉnh để đáp ứng thực tiễn từng giai đoạn. Nhưng có lẽ, chưa lần nào sự thay đổi lại mang tính căn cơ và quyết liệt như hiện nay.
Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:51
VPBank tăng 4 bậc trong bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500
VPBank tăng 4 bậc lên vị trí 87 trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á, khẳng định những bước tiến về quy mô, hiệu quả hoạt động và tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng trong khu vực.
Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:42
Có đến 5 nhãn hiệu cùng 'nhà Vinamilk' lọt Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam
Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng "nhà" là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).
Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:42
Viettel có 3 công ty thành viên nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á
Tạp chí thế giới Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng (BXH) 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) có 3 công ty thành viên được xướng tên.
Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:40
'Hào khí Việt Nam - Sức Xanh lan tỏa': Lối sống xanh từ mỗi hành trình nhỏ
Sau hơn hai tháng triển khai, “Hào khí Việt Nam - Sức Xanh lan tỏa”, chương trình tri ân lớn nhất của Xanh SM lan tỏa tinh thần sống xanh tới đông đảo người dùng Việt và nhận nhiều phản hồi tích cực.
Doanh nghiệp - 18/06/2025 15:02
Nikkei Asia: Dịch vụ taxi điện của GSM dẫn đầu Việt Nam, mở rộng sang Philippines
Theo Nikkei Asia, Green and Smart Mobility (GSM) - thương hiệu taxi điện thuộc sở hữu của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đã nhanh chóng vươn lên dẫn đầu thị trường nội địa chỉ sau hai năm hoạt động và bắt đầu mở rộng ra nước ngoài.
Doanh nghiệp - 18/06/2025 15:00
- Đọc nhiều
-
1
Kịch bản Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam sẽ 'không xảy ra'
-
2
Vốn FDI toàn cầu giảm mạnh - mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ
-
3
Giá nhà đất vẫn tăng sau nhiều chỉ đạo, Chính phủ nói gì?
-
4
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
-
5
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago