Các doanh nghiệp thủy sản làm gì để khỏi ngã ngựa bởi cú “hồi mã thương”?

Nhàđầutư
Việc liên tục xuất hiện các ca F0 trong nhà máy như cú “hồi mã thương” đã đặt các doanh nghiệp chế biến thủy sản Miền Tây vào tình thế phải tiếp tục “căng mình” chống dịch. Các doanh nghiệp thủy sản đã có giải pháp gì để vượt qua “sóng gió” do ảnh hưởng dai dẳng của dịch COVID-19.
AN HÒA
11, Tháng 11, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Việc liên tục xuất hiện các ca F0 trong nhà máy như cú “hồi mã thương” đã đặt các doanh nghiệp chế biến thủy sản Miền Tây vào tình thế phải tiếp tục “căng mình” chống dịch. Các doanh nghiệp thủy sản đã có giải pháp gì để vượt qua “sóng gió” do ảnh hưởng dai dẳng của dịch COVID-19.

thuy san

Doanh nghiệp thủy sản tiếp tục "căng mình" chống dịch, sản xuất an toàn. Ảnh TL

“Giữ vững trận địa”

Chỉ trong vòng 15 ngày trở lại đây, tại khu vực Miền Tây đã có ít nhất là 5 nhà máy chế biến thủy sản bùng phát dịch COVID-19, trong đó có 2 nhà máy tại Cần Thơ và Bạc Liêu mỗi nơi có gần 700 ca F0, đây là một thử thách khắc nghiệt đối với ngành chế biến xuất khẩu thủy sản trong năm 2021.

Đại diện một doanh nghiệp có nhiều ca F0 trong trong nhà máy cho biết, để duy trì sản xuất, doanh nghiệp đã xây dựng phương án sản xuất theo quy định của ngành chức năng, và thực hiện đúng như vậy nhưng vẫn xuất hiện ca F0 trong nhà máy.

"Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi, an toàn, chúng tôi tuân thủ rất nghiêm ngặt quy định phòng chống dịch, nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra là tình huống không lường hết được", vị đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex), cho biết trước thông tin doanh nghiệp thủy sản liên tục có ca F0 trong nhà máy, Fimex đã nâng cao mức độ phòng chống dịch. Nếu như trước đây 7 ngày test 20% công nhân, thì nay chỉ 3 ngày kiểm tra một lần, thậm chí còn bổ sung test PCR những trường hợp nghi ngờ để cho an toàn. Càng tăng tầng suất test, chi phí càng đội lên, dù đã rất nỗ lực, nhưng cho đến nay thì hầu như doanh nghiệp chế biến tôm nào cũng đều đã trải qua ít nhất một lần xử lý tình huống F0 trong nhà máy.

Theo Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hoài Nam, những tưởng khó khăn của doanh nghiệp thủy sản đã qua sau 3 tháng căng mình vừa cách ly vừa sản xuất. Thế nhưng, chỉ vài ngày sau khi thực hiện "thích ứng an toàn linh hoạt" thì bất ngờ dịch COVID-19 quay trở lại bùng phát mạnh trong nhiều nhà máy với số ca mắc tăng cao. Đáng quan tâm là vào thời điểm được xem là “đỉnh” của dịch (khoảng cuối tháng 8) nhưng số ca F0 trong các nhà máy thủy sản ít, trái lại vào thời điểm được xem là dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, tỷ lệ tiêm vaccine cao nhưng số ca F0 trong nhà máy thủy sản lại tăng rất cao. Do vậy các doanh nghiệp thủy sản không nên chủ quan, lơ là mất cảnh giác trong công tác phòng chống dịch.

Ông Nam cho biết, với những khó khăn do dịch COVID-19 kéo dài, năm 2021 dù dư địa xuất khẩu lớn, nhưng khả năng phục hồi của ngành chậm, dự báo xuất khẩu thủy sản cả năm chỉ đạt khoảng 8,4 tỷ USD, tương đương với năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu tôm có khả năng đạt 3,8 tỷ USD, tăng 3%; cá tra đạt 1,5 tỷ USD, tương đương năm 2020; hải sản đạt 3,1 tỷ USD, giảm 3%.

vung nuoi

Dự báo năm 2022 nguyên liệu thủy sản tiếp tục căng thẳng do diện tích nuôi giảm. Ảnh An Hòa

Doanh nghiệp làm gì để vượt qua COVID?

Theo phân tích của ông Nam, Phó tổng Thư ký VASEP, từ nay đến cuối năm ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đối mặt với các khó khăn, đó là tổ chức sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn; thứ hai là tỷ lệ lao động được tiêm vaccine vẫn còn thấp, thiếu hụt lao động và thiếu nguồn nguyên liệu cho sản xuất.  

Cũng theo ông Nam, để hà hơi tiếp sức cho doanh nghiệp “hồi phục” thì Nhà nước cần triển khai nhanh hơn các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động, đồng thời ngành điện, ngân hàng cũng phải giảm tiền điện, lãi suất tín dụng cũng như tạo điều kiện thuận lợi tăng định mức vay không cần thế chấp để doanh nghiệp có thể tiếp cận thêm nguồn tín dụng đầu tư tái sản xuất.

Dưới góc độ là doanh nghiệp trong ngành thủy sản, ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Cafatex cho rằng, thường trong khó khăn cũng xuất hiện những cơ hội thuận lợi. Năm 2021, tuy xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhưng bù lại là thị trường rộng mở, giá bán tốt hơn. Mới đây, tôm Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới đã tăng 20% và giá tôm của Việt Nam cũng tăng theo. Với mức giá này nếu doanh nghiệp nào tổ chức sản xuất tốt thì mức lợi nhuận thu về cũng rất tốt. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp xa nguồn nguyên liệu như Cafatex thì khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là nguồn nguyên liệu, bởi vì nhiều đại lý thu mua thông báo tạm dừng cung cấp nguyên liệu.

Cùng quan điểm đó ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimex cho rằng, biểu đồ F0 phát hiện ngoài cộng đồng chưa đi xuống, một số tỉnh Miền Tây đã nâng cấp độ phòng chống dịch. Điều này tuy có ảnh hưởng đến việc đi lại, nhưng hy vọng không ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa cũng như đi lại của công nhân vì trong tháng 11 này tỷ lệ tiêm vaccine mũi 2 cho người lao động tăng đáng kể.

“Vấn đề mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo lắng nhất hiện nay là nguồn nguyên liệu cho chế biến từ này đến cuối năm và cả năm sau giảm đáng kể. Theo số liệu thống kê thì diện tích vùng nguyên liệu tới kỳ thu hoạch còn rất ít, trong khi diện tích thả nuôi mới còn rất khiêm tốn; một số vùng nuôi vì trục trặc về thủ tục nên vẫn chưa được cấp mã vùng nuôi, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý, truy suất nguồn gốc của sản phẩm khi xuất khẩu”, ông Lực cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ