Kịch bản nào cho lợi nhuận ngân hàng 2021?

Nhàđầutư
Tác động của Thông tư 01 sửa đổi và "bộ đệm" trích lập dự phòng của năm 2020 sẽ tạo ra sự phân hoá trong lợi nhuận của các ngân hàng năm 2021.
ĐÌNH VŨ
27, Tháng 02, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Tác động của Thông tư 01 sửa đổi và "bộ đệm" trích lập dự phòng của năm 2020 sẽ tạo ra sự phân hoá trong lợi nhuận của các ngân hàng năm 2021.

loi-nhuan-nh

Đa số các dự báo về lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2021 đều cho rằng, tăng trưởng lợi nhuận sẽ vẫn khá tốt ở mức 8-10%, thậm chí là trên 20%. Ảnh: Minh hoạ.

Năm 2021 đang dần đi qua quý đầu tiên, đã có nhiều dự báo khác nhau với kết quả kinh doanh ngành ngân hàng trong năm nay. Những kịch bản lợi nhuận được đưa ra dựa trên phân tích các dữ liệu vĩ mô và thông tin tài chính của từng ngân hàng từ phía các công ty chứng khoán. "Đại dịch COVID-19" vẫn là từ khoá, cùng với đó là tỷ lệ nợ xấu, chi phí dự phòng được cho là sẽ tạo ra sự phân hoá trong lợi nhuận ngân hàng trong năm nay.

Mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã đưa ra dự báo lợi nhuận ngân hàng 2021 mới bắt đầu "ngấm" chi phí dự phòng. Cụ thể, dự thảo sửa đổi Thông tư 01 mới nếu được thông qua sẽ khiến nợ xấu dần “trồi lên” và gây ra lo ngại về chu kỳ chi phí tín dụng cao. 

Theo VDSC, trong năm 2021, các ngân hàng có thể phải trích lập dự phòng cho nợ tái cơ cấu theo tinh thần dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 01. Theo đó, yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) duy trì giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại các khoản nợ bị ảnh hưởng, miễn và giảm lãi suất cho khách hàng đủ tiêu chuẩn, nhưng lại yêu cầu "bắt đầu trích lập dự phòng cho các khoản nợ được cơ cấu lại dựa trên bản chất của các khoản vay".

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất kéo dài thời gian trích lập dự phòng cho các ngân hàng theo lộ trình kết thúc vào năm 2024. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực tăng chi phí dự phòng và cho các ngân hàng thêm thời gian xử lý nợ xấu.

Dù sao thì yêu cầu nêu trên vẫn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2021, tạo sự phân hóa trong hệ thống. Đối với một số ngân hàng đã tích cực trích lập dự phòng, lợi nhuận sẽ chịu ít áp lực hơn. Đối với các ngân hàng có tỷ lệ chi phí tín dụng và tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp, quy mô nợ tái cơ cấu đáng kể, chi phí dự phòng sẽ tăng mạnh.

Tuy nhiên, VDSC lưu ý những dự báo trên chưa tính đến hoạt động kinh doanh cũng như các khoản thu nhập tiềm năng khác, hoặc dư địa để cắt giảm chi phí, những yếu tố mà sẽ giúp giảm tác động của chi phí dự phòng cao lên lợi nhuận trước thuế.

Có phần lạc quan hơn, SSI Research nhận định lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2021, với lợi nhuận trước thuế trung bình của nhóm niêm yết sẽ tăng tới 21%.

Trong đó, các ngân hàng thương mại quốc doanh ước tính tăng mạnh hơn (tăng 30%) so với nhóm thương mại cổ phần (tăng 17,2%) do lợi nhuận năm 2020 của nhóm thương mại quốc doanh ở mức thấp (giảm 6% so với 2019).

Theo SSI Research, các động lực tăng trưởng lợi nhuận chính trong năm 2021 bao gồm tăng trưởng thu nhập lãi thuần mạnh mẽ hơn, nhờ mở rộng tín dụng và NIM (chỉ số phản ánh mức độ hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng) cải thiện nhẹ.

Năm 2021, SSI ước tính thu nhập lãi thuần sẽ tăng 15% trong khi tăng trưởng tín dụng là 12-13%. Ngân hàng sẽ tiếp tục được lợi từ việc chi phí vốn giảm khi lãi suất huy động đã giảm từ 2-2,5% vào năm 2020 và mức giảm mạnh diễn ra trong nửa cuối năm 2020.

Về phần mình, VNDIRECT đánh giá ngân hàng sẽ là ngành đầu tiên được hưởng lợi từ xu hướng phục hồi của nền kinh tế. Công ty chứng khoán này dự báo lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tăng vọt năm nay khi NIM cải thiện và tăng trưởng tín dụng cao hơn. 

Theo, số liệu của NHNN, tổng dư nợ tín dụng được cơ cấu lại theo Thông tư 01 đến nay vào khoảng 340.000 tỷ đồng. Nếu một phần trong số này phải chuyển nhóm nợ, thành nợ xấu hơn thì các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn và ảnh hưởng mạnh tới lợi nhuận trong năm nay và cả năm tới.

Trả lời về dự báo lợi nhuận ngân hàng năm 2021, TS. Cấn Văn Lực cho biết: Thông tư 01 cho phép các ngân hàng cơ cấu lại nợ vay mà không phải chuyển nhóm nợ cũng như chưa phải trích lập dự phòng rủi ro. Do đó, điều này ảnh hưởng rất ít đến lợi nhuận của các ngân hàng năm 2020. Chính vì vậy năm nay, dự báo theo tinh thần của Thông tư 01 sắp sửa đổi, thì hệ thống ngân hàng có thời điểm sẽ phải tiến hành chuyển nhóm nợ để đánh giá thực chất hơn. Đồng thời các ngân hàng cũng phải tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho những khoản nợ cơ cấu lại đó với lộ trình dự kiến 3 năm.

"Bởi vậy, nợ xấu năm nay sẽ tăng lên, khiến các ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn. Theo đó, lợi nhuận năm nay may ra thì tăng bằng năm 2020, tức khoảng từ 8%-10%", TS. Cấn Văn Lực nhận định. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ