Khủng hoảng COVID-19: Cơ hội đi kèm thách thức cho ngành sản xuất cà phê

Nhàđầutư
Những lo ngại về sự gián đoạn đối với các chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều quốc gia và người tiêu dùng tích trữ cà phê, một động thái quan trọng đang thúc đẩy giá của mặt hàng này.
THANH THẮNG
20, Tháng 04, 2020 | 10:58

Nhàđầutư
Những lo ngại về sự gián đoạn đối với các chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều quốc gia và người tiêu dùng tích trữ cà phê, một động thái quan trọng đang thúc đẩy giá của mặt hàng này.

offee2

Giá cà phê đang dần tăng trở lại trong thời gian gần đây.  Ảnh: Reuters

Tình hình của thị trường cà phê trong thời gian gần đây đang là tín hiệu tích cực cho những người nông dân ở các vùng sản xuất cà phê quan trọng, những doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi giá cà phê tiếp tục giảm trong vài năm qua.

Kể từ năm 2016, giá cà phê đã giảm 30% dưới mức trung bình, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), một cơ quan đại diện cho 49 quốc gia thành viên xuất khẩu và nhập khẩu cà phê.

"Nhiều người trong số 25 triệu nông dân trên toàn thế giới đang phải đấu tranh để trang trải chi phí hoạt động khi giá đầu vào tiếp tục tăng. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng đang tác động trực tiếp đến ngành sản xuất cà phê", ICO cho biết trong một báo cáo tuần trước.

Tuy nhiên, giá của cà phê Arabica (loại cà phê được sản xuất phổ biến nhất thế giới), đã bắt đầu tăng trong tháng trước do những lo ngại về nguồn cung của nó.

Cà phê Arabica từ Brazil - nhà sản xuất lớn nhất thế giới, đã tăng 10% trong tháng 3 so với một tháng trước đó. Giao dịch cà phê kỳ hạn tại New York đã tăng 8,8% trong tháng 3, lên mức trung bình khoảng 1,16 USD cho một pound. Thậm chí, nó đã tăng vọt lên mức 1,2120 USD vào cuối ngày thứ Năm tuần trước.

Hiện nay, đại dịch COVID-19 chính là nguyên nhân dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung - từ sản xuất đến vận chuyển và bán lẻ - do các lệnh đóng cửa được áp đặt trên toàn thế giới.

Theo ICO, các lô hàng từ Colombia - một nhà xuất khẩu cà phê lớn khác, có thể tạm thời bị gián đoạn vì các lệnh đóng cửa. Tổ chức này giải thích rằng thu hoạch thông thường của Colombia vào tháng Tư có thể bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phong tỏa, lao động nhập cư sụt giảm từ các nước láng giềng. Lệnh phong tỏa trên toàn quốc của Colombia được thiết lập và có hiệu lục cho đến ngày 27/4.

Về tình hình toàn cầu, ICO cho biết: "Hiện tại nhu cầu ước tính vượt quá sản xuất. Sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng cả trong vận chuyển và thu hoạch có thể dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung tạm thời, gây áp lực lên giá trong ngắn hạn".

Trong những tuần gần đây, một số quốc gia đã ngừng xuất khẩu một số mặt hàng nông nghiệp, trong khi nhiều nước khác đang dự trữ nguồn cung thực phẩm, để đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống. Và dường như cà phê cũng không phải là một ngoại lệ.

"Có một số bằng chứng cho thấy nhiều quốc gia đang thúc đẩy các giao dịch mua cà phê với dự đoán về sự gián đoạn nguồn cung trong tương lai", ông Samuel Burman, trợ lý kinh tế hàng hóa tại Capital Economics nói. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng cường độ là không rõ ràng.

Theo báo cáo của Reuters, các nhà nhập khẩu cà phê ở một số quốc gia tiêu thụ lớn đang dự trữ và đưa ra các đơn đặt hàng trước tới một tháng.

"Dữ liệu trong cấp độ bán lẻ và siêu thị cho thấy việc mua và dự trữ cà phê tăng đột biến đã dẫn đến nhu cầu tiêu dùng gia tăng ở một số quốc gia", ICO cho biết trong một báo cáo tuần trước.

Theo dữ liệu từ viện nghiên cứu thị trường IRI có trụ sở tại Chicago, chi tiêu cho cà phê ở Pháp đã tăng 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi ở Ý, nó đã tăng hơn 29,5%.

Tuy nhiên, nhìn về phía trước, tình hình có thể xấu đi một lần nữa cho ngành sản xuất cà phê. Một yếu tố có thể đe dọa nguồn cung là cuộc xâm lược của châu chấu ở Đông Phi, nơi đã bị gián đoạn thu hoạch trong những tháng qua.

Không chỉ vậy, nhu cầu tiêu dùng cũng có thể tụt giảm trở lại nếu mọi người tiếp tục ở nhà và các cửa hàng cà phê vẫn đóng cửa. Thậm chí, một số nông dân trồng cà phê đã chuyển sang các loại cây trồng khác để tồn tại, theo Capital Economics.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ