Khó chồng khó, doanh nghiệp ở Nghệ An làm gì để ‘trụ hạng’?

VĂN DŨNG
08:45 06/09/2021

Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang diễn biến phức tạp, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai "nhiệm vụ kép" vừa sản xuất kinh doanh, vừa tăng cường phòng, chống dịch bệnh.

Nha may may an hung

Nhà máy máy An Hưng tại huyện Yên Thành (Nghệ An). Ảnh Văn Dũng

Thời gian qua, do phải thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải điều chỉnh quy mô sản xuất, cắt giảm lao động; bố trí lao động ăn, nghỉ tập trung tại nhà máy, làm việc trực tuyến tại nhà...

Hiện, nhiều doanh nghiệp đang phải gồng mình vì các khoản chi phí tăng cao lên đến hàng tỷ đồng mỗi tháng, gây áp lực rất lớn về nguồn tài chính vì ngoài việc phải bố trí nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác phòng, chống dịch thì các doanh nghiệp còn phải đảm bảo thực hiện tổ chức xét nghiệm sàng lọc COVID-19 định kỳ, hỗ trợ người lao động trong thời gian nghỉ việc…

Để phòng, chống dịch hiệu quả vừa phải “trụ hạng” thành công, đây là một vấn đề rất nan giải đối với các doanh nghiệp ở Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Nhân sự - Trưởng ban phòng chống COVID-19 CTCP Tập đoàn An Hưng (doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, có gần 1.900 công nhân) cho biết, để phòng, chống dịch bệnh công ty đã có nhiều phương án như: Tất cả người lao động phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, khai báo y tế trước khi vào nhà máy; chuyển ăn cơm tập trung bằng mâm sang bằng khay cho người lao động; phát loa tự động tuyên truyền phòng chống dịch liên tục trong ngày, cập nhật thông tin tình hình dịch trên địa bàn để người lao động theo dõi…

Theo ông Dũng, khi có dịch xuất hiện tại địa phương và chính quyền thực hiện giãn cách xã hội, công ty đã triển khai ngay phương án “3 tại chỗ” cho toàn bộ người lao động. “Chúng tôi khuyến cáo người lao động khi có tiếp xúc với F0, F1 thì chủ động khai báo y tế đầy đủ, công ty sẽ cho ở nhà và trả lương đầy đủ để người lao động yên tâm, không trốn tránh”, ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, tuy nhiên, hiện công ty vẫn đang đảm bảo kế hoạch đề ra của năm.

nha an cong ty an hung

Một góc nhà ăn của công nhân CTCP Tập đoàn An Hưng khi chưa bùng phát dịch bệnh. Ảnh: Văn Dũng

Ông Trần Đức Danh – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Trường An (doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng; vận tải; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng top đầu ở Nghệ An) cho hay, dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và đời sống của người lao động trong công ty như: Doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất ở một số chi nhánh nằm trong vùng dịch, người lao động phải nghỉ làm vì cách ly, chi phí thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch…

Theo ông Danh, công ty ông có gần 400 lao động, nhưng trong thời gian giãn cách xã hội chỉ cho 20% nhân viên đi làm tại trụ sở và các công trình. Do đặc thù công việc phải đi trên đường nhiều nên hầu hết toàn bộ người lao động đi làm đều được công ty mời trung tâm y tế về test nhanh COVID-19 tại trụ sở với tần suất 3 ngày/lần, và thực hiện phòng chống dịch theo đúng quy định, do vậy, người lao động cũng yên tâm sản xuất và doanh nghiệp có một số nguồn thu để cầm cự.

Ông Danh cho rằng, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài thì không chỉ công ty của ông mà hàng loạt công ty khác trên địa bàn sẽ khó khăn chồng chất khó khăn vì sản phẩm thì không có mà chi phí thì quá nhiều.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc CTCP xây dựng và vận tải Tám Tài (doanh nghiệp có nhiều nhà máy gạch tuynel lớn trên địa bàn và có gần 400 lao động) chia sẻ, đại dịch COVID-19 diễn biến kéo dài, hết sức phức tạp và khó lường đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ sụt giảm rõ rệt, nhưng hàng tháng Công ty phải chi trả các chi phí về tiền điện, tiền lương công nhân, tiền lãi suất ngân hàng, tiền điện, tiền BHXH, tiền thuế, tiền thuê đất…

cong nhan lam viec tai nha may gach tam tai

Công nhân làm việc trong thời dịch tại Nhà máy gạch của CTCP xây dựng và vận tải Tám Tài. Ảnh: Văn Dũng

Chủ doanh nghiệp này cho biết, kể từ khi dịch bùng phát trên địa bàn, công ty ông đã thực hiện phương án “3 tại chỗ” cho hơn 40% người lao động của công ty ở các nhà máy để đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh, còn hơn 50% lao động còn lại công ty phải cho nghỉ ở nhà nhưng vẫn hỗ trợ 50% lương và bảo hiểm cho người lao động.

Theo ông Tám, nếu dịch bệnh kéo dài mà các cơ quan như: Điện lực, Ngân hàng, Thuế… cũng không có các biện pháp hỗ trợ thì doanh nghiệp không thể “trụ hạng” được.

Mới đây, ông Tám đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19.

Ông Tám cho rằng, công ty ông phải tập trung nguồn lực để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó ưu tiên sản xuất theo hướng “3 tại chỗ” nên hết sức khó khăn.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào phòng, chống dịch bệnh, ông Tám đề nghị các cơ quan, ban nghành, các tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét cho Công ty ông được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 3089/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ và các chính sách khác có liên quan.

Cùng tình trạng trên, nhiều doanh nghiệp ở Nghệ An cũng đang hoạt động cầm chừng để cầm cự và mong dịch bệnh được kiểm soát để ổn dịnh sản xuất kinh doanh.

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 386/KH-UBND ngày 15/7/2021, theo đó, mục đích của kế hoạch là kịp thời hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch góp phần ổn định, phục hồi sản xuất, kinh doanh; đảm bảo an toàn cho người lao động.

UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng và trục lợi chính sách. Bên cạnh đó, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện; thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách. Đồng thời, phân công trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ban, nghành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, tính đồng bộ, hiệu quả, kịp thời trong quá trình thực hiện.

  • Cùng chuyên mục
Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?

Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?

VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.

Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29

Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI

Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI

Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Đầu tư - 09/06/2025 21:52

Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị

Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị

CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.

Đầu tư - 09/06/2025 16:57

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.

Đầu tư - 09/06/2025 07:00

Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh

Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh

Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.

Đầu tư - 08/06/2025 16:54

Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định

Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định

Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.

Đầu tư - 08/06/2025 06:48

Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới

Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới

Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.

Đầu tư - 07/06/2025 10:59

Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô

Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô

Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.

Đầu tư - 07/06/2025 09:16

Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?

Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?

Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.

Đầu tư - 07/06/2025 06:45

HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày

HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày

Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.

Đầu tư - 06/06/2025 19:14

Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử

Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử

Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.

Đầu tư - 06/06/2025 11:20

Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long

Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long

UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.

Bất động sản - 06/06/2025 11:18

VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng

VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng

CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.

Đầu tư - 06/06/2025 10:50

Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù

Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù

Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.

Đầu tư - 06/06/2025 06:45

THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh

THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh

Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.

Đầu tư - 06/06/2025 06:45

Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.

Đầu tư - 05/06/2025 17:02