Kết thúc gói vay tín dụng 30.000 tỷ, nhà xã hội đang là vấn đề nan giải

Nhàđầutư
Nhiều chuyên gia lo ngại vấn đề tài chính đối với các dự án nhà ở xã hội sau khi gói vay tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ kết thúc. Đại diện Bộ Xây dựng khẳng định phát triển nhà ở là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của người dân.
PHAN CHÍNH
16, Tháng 11, 2017 | 11:39

Nhàđầutư
Nhiều chuyên gia lo ngại vấn đề tài chính đối với các dự án nhà ở xã hội sau khi gói vay tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ kết thúc. Đại diện Bộ Xây dựng khẳng định phát triển nhà ở là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của người dân.

le xuan nghia

TS. Lê Xuân Nghĩa tại phiên thảo luận

Nêu vấn đề tại Diễn đàn bất động sản thường niên lần thứ I, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, cá nhân ông cảm thấy, tài chính cho nhà ở xã hội đang là vấn đề nan giải ở Việt Nam, dường như chủ yếu chỉ huy động từ ngân hàng là chính, từ đó khuyến khích ngân hàng cho vay. Ông Nghĩa cho rằng đây không phải giải pháp dài hạn và lâu bền, gây bức xúc cho ngành ngân hàng vì phải chịu nhiều áp lực lãi suất cho người gửi tiền.

'Tôi nghĩ Bộ Xây dựng và cơ quan chức năng nên nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để huy động nguồn vốn khác để hỗ trợ. Có thể thành lập 1 quỹ riêng cho phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ, như kinh nghiệm của Hà Lan', ông Nghĩa nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Mạnh Hà-  Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản việt nam cho rằng, có nhiều vấn đề liên quan đến nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ trong đó có nguồn vốn, chính sách cho vay... Tuy nhiên, nhà ở xã hội chỉ tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, nếu giải quyết được ở 2 thành phố này sẽ giải quyết rất tốt các vấn đề ở các vùng khác của cả nước. Những dự án nhà ở này phải xây dựng ở những vị trí có thể chấp nhận được, không quá xa khu vực trung tâm và phải có biện pháp hỗ trợ về thuế, giá thành...

Về vấn đề lập quỹ mà ông Lê Xuân Nghĩa nêu, đã bàn bạc nhiều nhưng khi đưa ra vấn đề là thu nhập ít, chưa đủ ăn nhưng bắt người dân nộp vào quỹ tiết kiệm là rất khó. "Những chính sách thông qua diễn đàn hôm nay và nhiều hội thảo khác sẽ đưa ra được những giải pháp tốt, song chung quy lại cần những giải pháp từ chính quyền địa phương", ông Hà nhấn mạnh.  

GS vo

GS. Đặng Hùng Võ hiện nay khó tìm ra gói vay mới như gói 30.000 tỷ

Trong khi đó, trao đổi nhanh với PV Nhadautu.vn GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng:  "Hiện nay khó có thể tìm ra gói mới với mức độ cao như gói 30 nghìn tỷ. Bởi vì mặc dù Chính phủ rất nỗ lực nhưng suốt từ khi gói 30 nghìn tỷ kết thúc cho đến nay mới được khoảng 1 nghìn tỷ đưa về Ngân hàng Chính sách xã hội".

GS Võ nhận định, chưa thấy khả năng nào có thể hình thành một gói tương tự như vậy. Vì hiện nay thu ngân sách giảm, nợ công cao, chi thường xuyên thì nhiều, chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước hiện nay ... sự thực là khó có thể thấy được gói mới. Chúng ta vẫn cứ chờ đợi thôi nhưng theo tôi đây là một khó khăn cho việc phát triển nhà ở xã hội”.

gs vo 1

 

Chưa thấy khả năng nào có thể hình thành một gói tương tự như vậy. Vì hiện nay thu ngân sách giảm, nợ công cao, chi thường xuyên thì nhiều, chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước hiện nay ... sự thực là khó có thể thấy được gói mới

GS. Đặng Hùng Võ

Ở một diễn biến khác ông Vũ Văn Phấn Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng khẳng định quan điểm “phát triển nhà ở là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của người dân”; cùng với việc phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có khả năng chi trả theo cơ chế thị trường thì cần phải tập trung đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đã được đặt ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, cụ thể là đến năm 2020, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 80% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở; hỗ trợ cho khoảng 500 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở.

Ông Vũ Văn Phấn cũng khẳng định, trong quá trình phát triển nhà ở xã hội, khi gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc thì khó khăn đầu tiên gặp phải là câu chuyện nguồn vốn. "Nguồn vốn tiếp theo sẽ như thế nào?", ông Phấn đặt câu hỏi. 

Cũng theo ông Phấn, ngân sách Nhà nước hiện nay đang phải phục vụ cho nhiều chương trình. Đến giờ này, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc thì hiện có khoảng 2.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội và người có công với Cách mạng. Trong đó, hơn 800 tỷ đồng phân bổ cho hỗ trợ nhà ở cho người có công, còn hơn 1.264 tỷ đồng cho hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội. 

Về định hướng phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp trong thời gian tới: Tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải tiếp tục thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân trong thời gian tới, nhằm hoàn thành cơ bản các mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội đã được đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong thời gian tới tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và khu công nghiệp. 

Về định hướng phát triển nhà ở thương mại giá rẻ, ông Vũ Văn Phấn cho hay, thực tế hiện nay trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã khẳng định rõ quan điểm bên cạnh việc tập trung phát triển nhà ở xã hội vẫn phải triển khai phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng có khả năng chi trả theo cơ chế thị trường.

Trong Luật Nhà ở cũng đã quy định rất rõ các nội dung liên quan đến việc đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở thương mại, trên quan điểm khuyến khích việc phát triển nhà ở thương mại với các loại hình, cơ cấu diện tích hợp lý để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có khả năng chi trả theo cơ chế thị trường.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đầu tư phát triển nhà ở thương mại nói chung và nhà ở thương mại giá rẻ nói riêng đang được thực hiện theo cơ chế thị trường, nhà nước không có các chế độ ưu đãi như đối với nhà ở xã hội.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ