'Ì ạch' trước thềm IPO, Hapro có gì hấp dẫn?

Nhàđầutư
Kết quả kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) không mấy khả quan khi được cổ phần hoá.
MINH TRANG
02, Tháng 03, 2018 | 06:49

Nhàđầutư
Kết quả kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) không mấy khả quan khi được cổ phần hoá.

hapro-brg-nhadautu.vn

Công ty Motor N.A sẽ mua 65% cổ phần Hapro

Ngày 30/3, 75,926 triệu cổ phần, tương đương 34,5% vốn của Hapro sẽ được đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trên Sở GDCK Hà Nội (HNX). 

Hapro là doanh nghiệp hàng đầu của UBND TP. Hà Nội, bởi vậy đây là đợt IPO rất được chờ đợi, thứ nhất vì quy mô doanh nghiệp, thứ nữa sẽ khuyến khích các doanh nghiệp còn lại của UBND TP. Hà Nội IPO và thoái vốn. 

Theo phương án cổ phần hoá, vốn điều lệ của Hapro là 2.200 tỷ đồng, chia làm 220 triệu cổ phần, trong đó bán ưu đãi cho người lao động là 1.074.000 CP, chiếm 0,49%; 75.926.000 CP bán đấu giá công khai, chiếm 34,51%; 143 triệu CP bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 65%.  

Các tài liệu công bố cũng phần nào phác hoạ thực trạng hiện nay của 'ông lớn' Hapro. 

Năm 2017, công ty mẹ Hapro đạt doanh thu 3.181 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 3.117 tỷ đồng năm 2016. Tuy nhiên, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết bất ngờ giảm mạnh từ 200 tỷ đồng về 17,6 tỷ đồng khiến lãi sau thuế của Hapro về còn 13,4 tỷ đồng, bằng 1/3 năm trước (40,9 tỷ đồng).

Hiệu quả kinh doanh thấp của Hapro là vấn đề đã được dư luận đề cập nhiều trong thời gian qua. Giai đoạn 2014-2016, tỷ suất lãi sau thuế hợp nhất trên tài sản (ROA) trên vốn chủ (ROE) và trên doanh thu (ROS) của Hapro lần lượt là 0,7%; 1,9% và 0,8%. Đây đều là những chỉ số kém khả quan. 

Kiểm toán Nhà nước năm 2015 cũng đã nêu lên tình trạng đầu tư kém hiệu quả tại Hapro, với 7 công ty con lỗ lũy kế 26,9 tỷ đồng, 15 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 94,5 tỷ đồng và 3 khoản đầu tư dài hạn khác lỗ lũy kế 69,4 tỷ đồng.

Dù vậy, thông tin từ UBND TP. Hà Nội cho biết cơ quan này đã phê duyệt cho Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco) mua toàn bộ 65% cổ phần của Hapro. 

Với giá mua dự kiến không thấp hơn giá khởi điểm trong phiên IPO (12.800 đồng/CP), Motor N.A dự kiến chi ra không dưới 1.800 tỷ đồng để sở hữu 143 triệu cổ phần Hapro. 

Với thực trạng kinh doanh không mấy khả quan, vì sao nhà đầu tư này lại quyết tâm xuống tay hàng nghìn tỷ đồng đầu tư vào Hapro? Câu trả lời, theo giới đầu tư nhận định, không gì khác ngoài 'đất vàng'.

Theo bản công bố thông tin phục vụ IPO, Hapro sau cổ phần hoá sẽ quản lý và sử dụng 114 cơ sở nhà đất, chủ yếu tại Hà Nội. Trong đó có nhiều lô 'đất vàng' như Số 19-21 Đinh Tiên Hoàng diện tích đất 280 m2; số 1 Điện Biên Phủ diện tích đất 500 m2; số 135 Lương Đình Của diện tích đất 1.843 m2; C12 Thanh Xuân Bắc diện tích đất 1.780 m2; D2 Giảng Võ BA Đình diện tích 1.230 m2.

Ngoài ra còn có Tổ hợp thương mại văn phòng 15 tầng số 11B Cát Linh diện tích 2.933 m2; phòng 15 tầng số 11B Cát Linh diện tích 2.933 m2; Tòa nhà số 362 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng 7 tầng nổi, 1 tầng hầm có diện tích đất 618 m2; dự án trung tâm thương mại văn phòng số 5 Lê Duẩn cao 9 tầng diện tích đất 1.624 m2; Trung tâm kinh doanh chợ Thượng Đình 3.108 m2...

Bên cạnh đó, Hapro còn được tiếp tục sở hữu hàng loạt khu công nghiệp thực phẩm; trung tâm kinh doanh chợ đầu mối Bắc Thăng Long; dự án điểm đỗ xe; cụm nhà ở với diện tích đất lên đến hàng trăm nghìn m2...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ