HoREA: Chấp thuận chủ đầu tư điểm nghẽn cần được giải quyết đầu tiên

Nhàđầutư
Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa có kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban, ngành về việc khẩn trương giải quyết điểm nghẽn về chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư để tháo gỡ những khó khăn, ách tắc, tạo điều kiện để thị trường bất động sản (TTBĐS) phát triển ổn định.
CHU KÝ
26, Tháng 12, 2018 | 11:18

Nhàđầutư
Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa có kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban, ngành về việc khẩn trương giải quyết điểm nghẽn về chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư để tháo gỡ những khó khăn, ách tắc, tạo điều kiện để thị trường bất động sản (TTBĐS) phát triển ổn định.

hinh 7

Việc chấp thuận chủ đầu tư là bước đi đầu tiên phải đạt được để thực hiện tiếp các bước chuẩn bị đầu tư dự án. Ảnh: Chu Ký

Chấp thuận chủ đầu tư điểm nghẽn khiến doanh nghiệp “kêu trời”

Theo Hiệp hội, các quy định pháp luật liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư  đã gây cản trở các dự án phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư mới, kể cả các khu dân cư nông thôn...bởi lẽ, các dự án này đều sử dụng chủ yếu quỹ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng.

“Việc cơ quan nhà nước chưa giải quyết chấp thuận chủ đầu tư đối với các trường hợp doanh nghiệp đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng để thực hiện dự án bất động sản là điểm nghẽn đầu tiên trong 7 điểm nghẽn của TTBĐS hiện nay”. Hiệp hội cho hay.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực 1/7/2015 đến nay, Sở đã thụ lý 170 dự án đề nghị công nhận chủ đầu tư. Trong đó, chỉ có 44 dự án có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, chiếm tỷ lệ 26%. Còn lại 126 dự án, chiếm tỷ lệ đến 74%, chủ yếu có nguồn gốc do bồi thường đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng. Trong các dự án có quỹ đất hỗn hợp còn có quỹ đất công như đường hẻm, lối đi, đường mòn nông thôn, kênh, mương.

Cũng theo Hiệp hội, chấp thuận chủ đầu tư là bước đi đầu tiên phải đạt được để thực hiện tiếp các bước chuẩn bị đầu tư dự án. Đến thời điểm này, doanh nghiệp đã bỏ ra một nguồn vốn rất lớn (bao gồm cả vốn vay, vốn huy động) để giải phóng mặt bằng và thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung dự án, sụt giảm sản phẩm nhà ở, sụt giảm nguồn cung căn hộ vừa túi tiền, sụt giảm giao dịch bất động sản.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệpcũng đang lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn, bị đọng vốn kéo dài, chịu lãi vay tăng cao, dễ dẫn đến bị rơi vào nhóm nợ xấu, mất cơ hội đầu tư, kinh doanh, thậm chí có nguy cơ phá sản. 

Khẩn trương giải quyết các điểm nghẽn

Hiệp hội đã có kiến nghị trình lên Chính phủ về vấn đề “đất ở”. Cụ thể, đối với đất có nguồn gốc do đền bù đất nông nghiệp hoặc đất chuyên dùng, đáp ứng các điều kiện, đã được xác định là đất ở trong đồ án quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đã có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để triển khai dự án xây dựng nhà ở; hoặc đã được ghi trong quyết định thu hồi đất khi thực hiện giải phóng mặt bằng là để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để các địa phương có căn cứ thực hiện, khắc phục điểm nghẽn này.

Đồng thời, Hiệp hội cũng đã kiến nghị lên UBND TP.HCM đối với dự án có quỹ đất hỗn hợp bao gồm đất ở và các loại đất khác cần phải chuyển mục đích sử dụng đất đã được Sở Kế hoạch Đầu tư thụ lý hồ sơ trình UBND TP ban hành “Quyết định chủ trương đầu tư” dự án nhà ở thương mại theo quy định của Luật Đầu tư. Cụ thể:

Bước 1: Sở Quy hoạch Kiến trúc nhận và thụ lý hồ sơ lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc bản vẽ tổng mặt bằng dự án của “Nhà đầu tư” trình UBND TP phê duyệt.

Bước 2: Sở Xây dựng chủ trì Tổ chuyên gia xem xét trình UBND TP “Quyết định chấp thuận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mạI “ đối với các dự án nhà ở có quỹ đất xen cài đất ở với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

Bước 3: Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện các công tác: Trình UBND TP ra quyết định giao đất dự án cho chủ đầu tư; Chủ trì công tác xác định giá đất cụ thể của dự án nhà ở thương mại; Phối hợp với Sở Tài chính trình Hội đồng thẩm định giá đất thành phố để xem xét trước khi trình UBND TP quyết định tiền sử dụng đất của dự án.

Hiệp hội cũng nhận định rằng: chỉ có TP.HCM và thành phố Hà Nội có Sở Quy hoạch Kiến trúc (các tỉnh và thành phố khác chỉ có Sở Xây dựng). Qua đó, từ “Bước 1” và “Bước 2” nêu trên có thể rút gọn thành 1 bước là “Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Tổ chuyên gia để thẩm định quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc bản vẽ tổng mặt bằng dự án để trình UBND TP phê duyệt đồng thời quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc bản vẽ tổng mặt bằng dự án và chấp thuận chủ đầu tư dự án”, để rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ