Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng
Nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, vừa qua Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 và được triển khai thí điểm trong 3 năm. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trong các vụ án tham nhũng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong thực thi pháp luật nói chung và nâng cao chất lượng công tác phòng chống tham nhũng nói riêng.
Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng luôn được đẩy mạnh thực hiện và triển khai một cách đồng bộ, bài bản ở tất cả các cấp, các ngành, qua đó nhiều vụ việc tham nhũng lớn được phát hiện và xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, một trong những khâu quan trọng và mang tính căn bản trong hoạt động phòng chống tham nhũng là thu hồi tài sản vi phạm trong các vụ án tham nhũng vẫn còn rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác phòng chống tham nhũng.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, năm 2024, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 9.211 vụ việc với hơn 22 nghìn tỷ đồng, trong đó có một số vụ án lớn, với số tiền thu hồi cao. Tuy nhiên, giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn.
Đơn cử như vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil mà Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa đưa ra xét xử cuối tháng 11/2024. Tại vụ án này, Hội đồng xét xử xác định bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, cùng các đồng phạm đã vi phạm một loạt quy định của Nhà nước trong hoạt động đầu tư kinh doanh dẫn tới gây thiệt hại hơn 1.400 tỷ đồng; đồng thời buộc bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tiền nêu trên. Tuy nhiên, cho đến nay bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh không có khả năng khắc phục hậu quả thiệt hại.
Theo các quy định hiện hành, việc kê biên tài sản chỉ áp dụng với bị can, bị cáo và phong tỏa tài sản chỉ áp dụng với người bị buộc tội, tài sản tịch thu phải liên quan trực tiếp đến tội phạm, trong đó việc kê biên và phong tỏa số tiền trong tài khoản phải tương ứng.
Việc này rất khó xác định bởi trong giai đoạn tiền tố tụng, kể cả trong giai đoạn điều tra, tiến hành khởi tố vụ án đều khó xác định vì các dòng tiền đan xen nhau, đòi hỏi cơ quan điều tra phải rất thận trọng trong việc xác định. Trong khi đó, hành vi phạm tội và tham nhũng kinh tế có thể đã được phát hiện từ hoạt động thanh, kiểm tra và từ đơn thư phản ánh, tố cáo của cá nhân, tổ chức hoặc qua công tác tự kiểm tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bên cạnh đó, các đối tượng phạm tội thường có xu hướng tẩu tán tài sản, chia nhỏ tài sản và nhờ người khác đứng tên ngay trong quá trình phạm tội, thậm chí ngay trong giai đoạn điều tra nhằm che giấu nguồn gốc phi pháp của tài sản.
Hành vi này không chỉ gây khó khăn cho quá trình thu hồi tài sản mà còn làm giảm hiệu quả của các bản án phán quyết. Những tài sản bị chiếm đoạt nếu không được thu hồi kịp thời sẽ mất dấu vết, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước và làm mất đi tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật.
Cần nghiên cứu, quy định việc tẩu tán tài sản
Để tháo gỡ khó khăn trong công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, Nghị quyết của Quốc hội cho phép áp dụng biện pháp xử lý vật chứng, tài sản ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm với vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Theo đó, 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gồm: trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý; nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa; cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản và xử lý tiền thu được từ việc mua bán, chuyển nhượng; giao vật chứng, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp để quản lý, khai thác, sử dụng; tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
Trong đó, biện pháp tạm ngừng giao dịch; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản được sử dụng nhằm ngăn ngừa tẩu tán, chuyển dịch tài sản liên quan tội phạm ngay từ ban đầu, tạo một bước sớm để kiểm tra, xác minh. Khi có đủ căn cứ, điều kiện, cơ quan chức năng sẽ áp dụng ngay các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa theo quy định.
Biện pháp xử lý vật chứng, tài sản được áp dụng trong suốt quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, nhưng phải có sự thống nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng trước khi ra quyết định, trừ trường hợp do Hội đồng xét xử quyết định.
Việc áp dụng, hủy bỏ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản phải được ghi rõ trong kết luận điều tra, cáo trạng và bản án, quyết định của Tòa án. Quy định này phù hợp với nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng hình sự và nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm của Bộ Chính trị theo hướng xử lý ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm với vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Theo các chuyên gia về pháp luật, Nghị quyết nêu trên được ban hành không chỉ đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xử lý kịp thời, hiệu quả vật chứng, tài sản, sớm khắc phục hậu quả thiệt hại, đưa tài sản vào khai thác, sử dụng, nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tránh thất thoát, lãng phí, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, phù hợp với điều ước quốc tế mà còn góp phần bảo đảm kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật cũng như bảo đảm trách nhiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện Kiểm sát trong quá trình xử lý vật chứng, tài sản; xử lý nghiêm hành vi vi phạm, lạm dụng, tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý vật chứng, tài sản.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về pháp luật, cùng với các quy định trong Nghị quyết, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, quy định việc tẩu tán tài sản do hành vi tham nhũng cũng là một loại tội phạm và có chế tài xử lý nghiêm minh.
(Theo Nhân Dân)
- Cùng chuyên mục
[VIDEO] Cạm bẫy AI: Dùng hình ảnh cắt ghép để tống tiền
Những kẻ lừa đảo đã nâng cấp chiêu trò với công nghệ AI, tạo ra hình ảnh và video giả mạo cực kỳ thuyết phục. Nạn nhân không chỉ mất tiền mà còn chịu áp lực tinh thần khủng khiếp.
Pháp luật - 23/01/2025 15:26
Bắt nữ giám đốc trốn thuế, mua bán hóa đơn trái phép
Nữ giám đốc Công ty TNHH MTV Cường Phú Hưng và 2 người khác vừa bị bắt tạm giam về các hành vi trốn thuế, mua bán hóa đơn trái phép.
Pháp luật - 23/01/2025 10:49
Triệt phá đường dây rửa tiền gần 30.000 tỷ đồng ở Đà Nẵng
Cơ quan điều tra xác định, tổng số tiền giao dịch qua các tài khoản ngân hàng gần 30.000 tỷ đồng, trong đó ngoại hối ước tính hơn 300 tỷ đồng.
Pháp luật - 23/01/2025 07:22
'Đại gia' xăng dầu ở Thanh Hoá bị bắt
Chủ tịch Tổng công ty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát Trịnh Xuân Nghiệm vừa bị công an bắt giữ, để điều tra về hành vi gây thiệt hại tài sản nhà nước.
Pháp luật - 22/01/2025 18:45
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025
Tổng cộng có 16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân, người dân cần biết để đảm bảo quyền lợi.
Pháp luật - 22/01/2025 09:42
Vì sao Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Huỳnh Anh Minh bị kỷ luật?
Thủ tướng thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Huỳnh Anh Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.
Pháp luật - 22/01/2025 07:48
Trung Đô bị phạt 80 vì chưa đảm bảo phòng cháy
CTCP Trung Đô (UpCom: TDF) vừa bị tỉnh Nghệ An xử phạt 80 triệu đồng do đưa công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Pháp luật - 21/01/2025 13:57
TP.HCM kỷ luật nhiều Đảng viên liên quan đến loạt dự án lớn
UBKT Thành ủy TP.HCM đã thi hành kỷ luật một số đảng viên do liên quan đến các dự án lớn trên địa bàn.
Pháp luật - 21/01/2025 12:12
Hà Nội yêu cầu tập trung xử lý việc thao túng giá bất động sản
Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thao túng giá bất động sản…
Pháp luật - 21/01/2025 11:10
Vĩnh Phúc công bố bảng giá đất 2025, tăng cao nhất gấp 8 lần so với giá cũ
Theo bảng giá đất 2025 vừa được UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành, trong tổng số hơn 2.600 vị trí có biến động giá đất, có hơn 1% vị trí có biến động từ 5-8 lần so với Bảng giá cũ…
Pháp luật - 21/01/2025 07:25
KIDO Foods và Dat Viet Media bị cấm quảng bá cho kem Celano
Tập đoàn KIDO đã có đơn yêu cầu nên Tòa án Nhân dân TP.HCM ra quyết định cấm KIDO Foods và Dat Viet Media quảng cáo, quảng bá, giới thiệu đối với nhãn hiệu kem Celano.
Pháp luật - 20/01/2025 15:26
Bộ Công Thương tiếp tục 'siết' thương mại điện tử
Bộ Công Thương vừa có tờ trình đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quản lý, giám sát, kiểm soát chủ thể tham gia giao dịch. Người bán phải cung cấp tên, mã số định danh và mã số thuế thu nhập cá nhân.
Pháp luật - 20/01/2025 06:19
Bắt giám đốc và kế toán chi nhánh công ty trốn thuế 2,1 tỉ
Cơ quan công an đã bắt Trần Vũ Quyết, Giám đốc; Lê Xuân Sơn, kế toán Chi nhánh Công ty CP đầu tư và xây dựng công trình Mê Kông, để điều tra hành vi trốn thuế 2,1 tỉ đồng, trốn phí bảo vệ môi trường hơn 700 triệu đồng.
Pháp luật - 19/01/2025 09:49
Dự án nghìn tỷ ở Bắc Giang vi phạm quy định về môi trường
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Risesun New Material Việt Nam có địa chỉ tại Lô CN-09, Khu công nghiệp Hòa Phú ( xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà) với tổng số tiền phạt 390 triệu đồng do các vi phạm trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về môi trường.
Pháp luật - 19/01/2025 08:00
Trang trại heo công nghệ cao ở Đắk Nông bị phạt hơn 350 triệu đồng
Một trang trại heo công nghệ cao tại Đắk Nông không có giấy phép môi trường và giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, bị xử phạt 355 triệu đồng.
Pháp luật - 18/01/2025 21:18
Ai chịu trách nhiệm trước hàng loạt sai phạm tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng?
Phú Mỹ Hưng - khu đô thị đáng sống bậc nhất TP.HCM lại là nơi để xảy ra nhiều bất cập trong quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng với các vi phạm điển hình như: Xây dựng không phép, "quên" xây dựng công viên cây xanh, sử dụng đất không đúng diện tích được giao…
Pháp luật - 18/01/2025 10:27
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 month ago