Hỗ trợ doanh nghiệp: Cần thực chất, đúng thời điểm và dễ tiếp cận
Trải qua 4 đợt dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí trở nên kiệt quệ. Vì vậy, việc tháo gỡ các nút thắt từ các gói chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động là thật sự cấp thiết.
Cộng đồng doanh nghiệp đang trong giai đoạn bấp bênh
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm nay, cả nước có 59.800 doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2019, bao gồm: 31.800 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước; 20.000 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 20,7%; 8.000 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 32,3%. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 12.000 DN rút lui khỏi thị trường.
Theo ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, những tháng đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, do đó, việc DN buộc tạm dừng, chờ phá sản, hoàn tất thủ tục giải thể gia tăng ở hầu hết các ngành kinh tế là điều không tránh khỏi.

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
“Trong điều kiện hiện nay, nhiều DN đã không thể duy trì được trạng thái hoạt động bình thường, phải cắt giảm lao động, thậm chí giải thể hoặc chuyển sang ngành nghề kinh doanh khác (phần lớn tập trung vào các DN hoạt động du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải hành khách, dịch vụ vui chơi giải trí…)”, ông Tiến cho hay.
Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cũng cho biết, hầu hết DN nhỏ và vừa đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ kịp thời, giúp DN từng bước vượt khó khăn, hỗ trợ người lao động bị mất việc làm, tuy nhiên, sau hơn một năm chịu tác động của dịch Covid-19, tình hình của DN và người lao động hiện đã khác so với năm 2020. Rất nhiều DN đã không thể trụ vững, phải cắt giảm lao động, thậm chí đóng cửa hoặc chuyển sang ngành, nghề khác. Về phía người lao động cũng không thể ngồi nhà nhận tiền hỗ trợ và chờ quay trở lại công việc vì diễn biến của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp và kéo dài, buộc họ phải tìm kiếm việc làm mới để duy trì thu nhập.
“Cho đến hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp, người lao động đang trong giai đoạn thật sự bấp bênh. Nhiều DN bị giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư, thậm chí hủy dự án đang hoặc sẽ thực hiện, đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm cầu đột ngột", TS. Tô Hoài Nam nói.
Tháo nút thắt hỗ trợ doanh nghiệp
Theo ông Tô Hoài Nam, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng do dịch bệnh, bao gồm các gói hỗ trợ về tài khóa, tín dụng và an sinh xã hội… Việc ra đời và triển khai các chính sách hỗ trợ của Chính phủ được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao, thể hiện sự quan tâm và quyết liệt trong thực hiện mục tiêu kép đó là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quá trình triển khai chính sách trong thực tế thì đến nay những mục tiêu đề ra là chưa hiệu quả như mong muốn.
“Điểm nghẽn ở đây chính là khâu thiết kế thực hiện chính sách còn nhiều vấn đề vướng mắc; cách thức tổ chức, triển khai chính sách còn cồng kềnh chưa phù hợp với thực tiễn, từng doanh nghiệp, người lao động cần hỗ trợ. Đặc biệt là các quy định về thủ tục hành chính còn rườm rà, chồng chéo… tạo thành nút thắt cản trở cơ hội thụ hưởng trong bối cảnh cần tiếp sức nhanh của doanh nghiệp, người dân”, ông Tô Hoài Nam chỉ rõ.
Để tiếp sức cho các DN “vượt bão” Covid-19, ông Nam cho rằng, các gói hỗ trợ chính sách xây dựng phải tương đối đa dạng, ngoài hỗ trợ tài khóa về thuế, giãn, hoãn thuế cần có thêm những gói chính sách mới với điều kiện tiếp cận rộng hơn, nhanh hơn, thủ tục cần đơn giản hơn để vực dậy hoạt động của DN cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN.
“Cần cân nhắc các điều kiện hỗ trợ, tránh sai lầm từ các quy định không sát thực tế. Mặt khác, phải xây dựng chính sách có tính trung hạn như hỗ trợ khả năng tiếp cận tín dụng hay điều chỉnh chính sách phù hợp với khách quan của dịch bệnh như điều kiện của chính sách nợ xấu tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng mới”, ông Tô Hoài Nam kiến nghị.
Đồng tình với quan điểm đó, ông Nguyễn Trung Tiến cho rằng, sau 4 đợt dịch Covid-19 bùng phát, bản thân các DN cũng rất chủ động ứng phó với dịch Covid-19 nhưng tiềm lực và sức chống chịu có hạn, nhiều DN đã kiệt quệ, sức chống đỡ giảm mạnh. Do đó, điều quan trọng nhất đối với các công tác hỗ trợ của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương cho DN trong giai đoạn này là các giải pháp hỗ trợ cần kịp thời, đúng thời điểm và dễ tiếp cận. Ngoài ra, việc thực hiện các chính sách cần có quy mô tác động đủ lớn, thời gian thực hiện trong trung và dài hạn.
“Chính sách hỗ trợ cần tập trung trợ giúp, khuyến khích đầu tư nhằm vào những đối tượng, khu vực đang gặp nhiều khó khăn nhất và những đối tượng tạo nên dư địa tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Cùng với đó, phải quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho DN, tháo gỡ các nút thắt trong thủ tục đầu tư để DN bứt lên nắm bắt cơ hội kinh doanh, tạo điều kiện để các DN phục hồi nhanh khi tác động của dịch suy giảm và được khống chế”, ông Nguyễn Trung Tiến nhấn mạnh.
Về góc độ chính sách, TS. Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ, để góp phần tạo điều kiện cho DN nhỏ và vừa phát triển, cần xây dựng chính sách phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ theo hướng bớt lệ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, giảm tình trạng gia công đã kéo dài quá lâu.
“Đại dịch Covid-19 đang tạo cho Việt Nam cơ hội làm việc đó, khi các đối tác lớn, như: Nhật, Mỹ, EU... đang tìm kiếm địa điểm để chuyển một phần nguồn cung cho các chuỗi sản xuất ra khỏi các cứ điểm sản xuất chính. Chính phủ cần có chính sách, mục tiêu rõ ràng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho DN Việt Nam và thu hút đầu tư từ các đối tác trên vào những ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên", TS. Đậu Anh Tuấn nêu ý kiến.
(Theo VOV)
- Cùng chuyên mục
Kinh tế cửa khẩu đưa Quảng Trị gần hơn với các nước ASEAN
Sau sáp nhập, Quảng Trị sẽ có hai khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo và khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, cùng 3 cửa khẩu quốc tế đem lại lợi thế cho tỉnh này trong việc giao thương quốc tế.
Đầu tư - 22/07/2025 13:31
'Mách nước' doanh nghiệp Việt xuất hàng sang Mỹ
Nhận diện triển vọng kinh doanh thương mại Việt - Mỹ thời gian tới, nhiều nhà bán lẻ, doanh nghiệp Mỹ cho biết, họ đánh giá cao nguồn cung ứng hàng hóa từ Việt Nam bởi giá cả cạnh tranh, mẫu mã đa dạng…
Đầu tư - 22/07/2025 08:39
Chung cư mới giá dưới 60 triệu đồng/m2 đang dần 'mất hút'
Vài năm trở lại đây, tại các đô thị lớn, chung cư mới giá dưới 40 triệu đồng/m2 đã biến mất hoàn toàn khỏi thị trường. Đến nay, mặt bằng giá lại được nâng lên tầm cao mới, thị trường gần như không có sản phẩm giá dưới 60 triệu đồng/m2.
Đầu tư - 21/07/2025 07:00
Thị trường bất động sản Việt Nam khởi sắc hơn nhờ vốn FDI
Thị trường bất động sản Việt Nam 6 tháng đầu năm ghi nhận không ít chuyển biến tích cực, nổi bật là lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào kinh doanh bất động sản tăng đến 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Đầu tư - 20/07/2025 06:45
Khánh Hòa sắp khởi công 4 dự án gần 20.000 tỷ
Khánh Hòa đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo. Đặc biệt, tỉnh sắp khởi công loạt dự án trọng điểm với tổng vốn gần 20.000 tỷ đồng nhân dịp Quốc khánh.
Đầu tư - 20/07/2025 06:45
Chuyên gia khuyến nghị giải pháp khắc phục tin đồn trên thị trường chứng khoán
Để khắc phục tin đồn, tin giả trục lợi trên thị trường chứng khoán, các chuyên gia khuyến nghị cần phát triển dịch vụ quản lý gia sản, khuyến khích đầu tư qua quỹ, nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Đầu tư - 19/07/2025 14:20
'Ông vua' xe máy và cuộc đua xe máy điện
Chiếm 83% thị phần xe máy xăng tại thị trường Việt Nam, “ông vua” xe máy Honda dường như "chậm chân" với xe máy điện khi mới đưa ra thị trường 2 mẫu ICON e: và CUV e:.
Đầu tư - 19/07/2025 07:19
Nghệ An chuyển mình từ dòng vốn FDI
Với chiến lược thu hút đầu tư bài bản và những chính sách hỗ trợ hiệu quả, Nghệ An đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều “ông lớn” FDI, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đầu tư - 18/07/2025 14:00
Đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế
Đổi mới mô hình tăng trưởng không những để tăng cường nội lực mà còn giảm thiểu các rủi ro từ bên ngoài. Đây là điều cấp thiết để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
Đầu tư - 18/07/2025 13:13
Samsung, Amkor, Goertek đưa khu vực FDI áp đảo trong tổng vốn đầu tư thực hiện tại Bắc Ninh
Trong vòng 5 năm qua, vốn đầu tư của khu vực FDI có xu hướng tăng trong cơ cấu tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đầu tư - 18/07/2025 10:31
Viettel đề xuất thực hiện dự án điện gió 317 triệu USD ở Quảng Trị
Dự án điện gió Lệ Thủy 4 do Viettel đề xuất tại Quảng Trị có công suất 198Mw, với 4 nhà máy điện gió riêng biệt, tổng mức đầu tư 317 triệu USD.
Đầu tư - 18/07/2025 10:26
TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới
Giai đoạn 2021-2025, TP.HCM đặt mục tiêu phát triển khoảng 235.000 căn hộ mới, tuy nhiên, đến nay, mục tiêu chỉ thực hiện được 24% chỉ tiêu và còn thiếu hụt 179.000 căn.
Đầu tư - 18/07/2025 09:37
Dung Quất 'săn' nhà đầu tư chiến lược
Bên cạnh công nghiệp, Khu kinh tế (KKT) Dung Quất được kỳ vọng sẽ chuyển mình với các dự án bất động sản quy mô lớn vừa được chấp thuận đầu tư.
Đầu tư - 18/07/2025 09:32
Sau sáp nhập, địa phương tái định hình quy hoạch hàng không
Có 2 sân bay sau sáp nhập, các địa phương ở miền Trung đang tính toán phương án quy hoạch để khai thác hiệu quả các sân bay này, đồng bộ hạ tầng hàng không.
Đầu tư - 18/07/2025 08:00
TP.HCM sắp thí điểm mô hình cho thuê căn hộ lưu trú ngắn hạn
TP.HCM dự kiến cho phép các căn hộ thí điểm mô hình cho thuê lưu trú ngắn hạn kể từ ngày 1/9. Các căn hộ thuộc những tòa chung cư có hệ thống kỹ thuật đảm bảo, xây dựng đúng theo hồ sơ thiết kế đã được duyệt. Chủ căn hộ cũng phải đáp ứng một số điều kiện khi tham gia thí điểm mô hình này.
Đầu tư - 17/07/2025 20:20
Doanh nghiệp Trung Quốc muốn phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.
Đầu tư - 17/07/2025 06:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago