Hàng tỷ USD vốn FDI chờ 'đổ bộ' vào Đồng bằng sông Cửu Long

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), thu hút vốn FDI vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện còn thấp so với các vùng miền khác. Tuy nhiên, triển vọng thu hút vốn FDI vào vùng này sẽ tăng tốc trong một vài năm tới.
NINH KHANG
22, Tháng 07, 2023 | 14:43

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), thu hút vốn FDI vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện còn thấp so với các vùng miền khác. Tuy nhiên, triển vọng thu hút vốn FDI vào vùng này sẽ tăng tốc trong một vài năm tới.

ky ket 1

VCCI, VIAC ký kết hợp tác với đại diện Hiệp hội doanh nghiệp ĐBSCL thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu. Ảnh NK

Chia sẻ tại Hội nghị "Nhận diện các vấn đề khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế tại ĐBSCL", do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và VCCI Cần Thơ tổ chức vào sáng ngày 21/7, tại Cần Thơ. Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, đến thời điểm hiện tại, khu vực ĐBSCL thu hút được hơn 1.900 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 35 tỷ USD. Tuy nhiên, dự án FDI lớn chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực năng lượng.

"Nếu tách các dự án năng lượng vốn tỷ đô như nhiệt điện Ô Môn II, nhiệt điện khí Bạc Liêu, Long An ra thì tổng số vốn FDI còn lại là rất thấp so với cả nước trong thu hút FDI", ông Lam phân tích.

Tuy nhiên, theo ông Lam vấn đề đáng quan tâm hiện nay là việc triển khai dự án đầu tư nói chung và dự án FDI nói riêng còn gặp nhiều vướng mắc do quy định pháp luật còn chồng chéo giữa các Luật và văn bản quy định, đây là nút thắt lớn nhất.

"Điển hình như: Luật đất đai, luật kinh doanh bất động sản thì yêu cầu nhà đầu tư có chủ trương đầu tư mới được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng Luật Đầu tư thì quy định nhà đầu tư phải được giao đất mới được cấp chủ trương đầu tư, như vậy thì phải áp dụng theo luật nào?

Bên cạnh đó việc khó xác định giá đất cũng là một vướng mắc trong công tác bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng.

Hay như Luật Doanh nghiệp yêu cầu trong thời gian 90 ngày thì thành viên phải góp vốn trong khi Luật Đầu tư thì quy định góp vốn theo tiến độ thực hiện dự án, như vậy thì áp dụng theo bộ luật nào?...", ông Lam nêu câu hỏi.

Tuy nhiên, theo ông Lam, khu vực ĐBSCL đã có sự phát triển nhanh hơn kể từ sau dịch COVID-19, đóng góp lớn cho thặng dư thương mại của cả nước nhờ lĩnh vực nông nghiệp tăng mạnh.

Đồng thời khu vực này cũng đang đứng trước cơ hội rất lớn trong thu hút đầu tư khi được Chính phủ đầu tư 6,4 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, vùng này cũng có tiềm lực về đất đai, đặc biệt là theo Quy hoạch điện VIII, vùng ĐBSCL sẽ là trung tâm năng lượng sạch của cả nước. Nếu các vướng mắc về quy định thu hút đầu tư được tháo gỡ thì ĐBSCL sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

5 Dong Hai

Theo VCCI, hiện nay đang có nguồn vốn FDI rất lớn chuẩn bị "đổ bộ" vào lĩnh vực năng lượng sạch tại khu vực ĐBSCL. Ảnh TL

"Theo thông tin chúng tôi nắm được có một nguồn vốn FDI rất lớn lên đến hàng chục tỷ USD chờ "đổ bộ" vào lĩnh vực năng lượng sạch tại ĐBSCL nếu các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực này thông thoáng, thuận lợi", ông Lam tiết lộ.

Đồng tình với quan điểm đó, TS. Vũ Tiến Lộc – Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch VIAC, cho rằng, ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh và đối ngoại của cả nước.

ĐBSCL đã và đang cho thấy được những bước phát triển ổn định, bền vững, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung trong nền kinh tế cả nước. Trong các năm 2021 và 2022, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, nhưng hoạt động giao thương tại ĐBSCL vẫn duy trì ổn định. Qua đó có thể thấy rằng, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp tại ĐBSCL đã có những nỗ lực rất lớn, thực hiện nhiều sáng kiến nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khẳng định vị thế là "huyết mạch giao thương" của khu vực phía Nam tổ quốc.

"Trước những thách thức của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan liên tiếp xảy ra đã đe dọa đến an ninh lương thực toàn cầu. Trước thực trạng đó nhiều quốc gia đã bày tỏ mong muốn ĐBSCL của Việt Nam sẽ là "vành đai" an ninh lương thực cho họ, đây sẽ là cơ hội để khu vực ĐBSCL đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian tới", TS Lộc gợi ý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ