Hàng giả, hàng nhái làm xói mòn lòng tin của người Việt vào hàng Việt

Nhàđầutư
Qua 6 năm thực hiện Đề án "Người Việt dùng hàng Việt" thói quen tiêu dùng của người Việt đã có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng bộc lộ nhiều hạn chế hệ thống bán lẻ trong nước, cùng với đó là nạn hàng giả, hàng nhái đang làm xói mòn lòng tin của người Việt vào hàng Việt.
ĐÌNH VŨ
12, Tháng 08, 2020 | 16:27

Nhàđầutư
Qua 6 năm thực hiện Đề án "Người Việt dùng hàng Việt" thói quen tiêu dùng của người Việt đã có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng bộc lộ nhiều hạn chế hệ thống bán lẻ trong nước, cùng với đó là nạn hàng giả, hàng nhái đang làm xói mòn lòng tin của người Việt vào hàng Việt.

Sáng nay (12/8), Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị Tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, sau 6 năm thực hiện, Đề án phát triển thị trường trong nước đã mang lại những kết quả tích cực góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội phục vụ đời sống của gần 100 triệu người dân Việt Nam.

do-thang-hai

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương phát biểu tại hội nghị

Qua báo cáo tổng kết của các Bộ, ban ngành Trung ương và địa phương, doanh nghiệp đánh giá cao các giải pháp phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động của đề án, đã đạt mục tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng của cuộc vận động. Việc tăng cường tuyên truyền quảng bá sâu rộng thường xuyên và liên tục các nội dung với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” gắn với cuộc vận động trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã thay đổi tích cực về nhận thức và hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ Việt Nam.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2019 cho thấy, có 88% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ quan tâm tới cuộc vận động, 67% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam và 52% người được hỏi cho biết luôn khuyên người thân, bạn bè của mình nên sử dụng hàng Việt Nam.

Hàng Việt đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước (trên 90%), tại các hệ siêu thị nước ngoài, chiếm từ 60% đến 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên, trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, đạt trên 80% mục tiêu của Đề án.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện đề án cũng bộc lộ một số hạn chế và thách thức đặt ra. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hàng loạt các FTA lớn đã được ký kết, đang bước vào giai đoạn chuẩn bị thực thi thì áp lực cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại nhập về chất lượng, giá cả, mẫu mã... là rất lớn.

Hệ thống phân phối hàng hoá trong nước vẫn còn tồn tại bất cập về hạ tầng thương mại, chợ xuống cấp, khu vực nông thôn, miền núi còn thưa thớt, kẽ hở cho hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, chưa thu hút được hàng Việt Nam có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu.

Tình trạng hàng giả, hàng nhát, hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng cũng đang ảnh hưởng lớn tới niềm tin của người tiêu dùng vào hàng Việt, gây tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra tâm lý sính ngoại vẫn còn hiện hữu trong một bộ phận người tiêu dùng cũng là một bước cản lớn cho cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt.

Phát biểu tổng kết Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải lưu ý, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong giai đoạn mới chú trọng hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, hộ kinh doanh Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. 

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới và của nước ta, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu và hoạt động thương mại của thị trường nội địa.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 5 tháng đầu năm 2020 đạt 1.913.889 tỷ đồng, giảm 3,91% so với cùng kỳ năm 2019, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,6% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%).

Để phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới, hiện Bộ Công Thương đang tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ