‘Hai chữ ‘Doanh nhân’ nhiều khi quá nặng nề’

Nhàđầutư
"Đã là nghiệp doanh nhân Việt Nam thì tiếp tục phát huy sức lì, nhưng cũng cần sức nhanh để tự chống chèo, vượt biển lớn".
THANH HÀ
13, Tháng 10, 2018 | 14:57

Nhàđầutư
"Đã là nghiệp doanh nhân Việt Nam thì tiếp tục phát huy sức lì, nhưng cũng cần sức nhanh để tự chống chèo, vượt biển lớn".

Buổi sáng vào facebook, đập vào mắt trên newsfeed là status của anh Đỗ Long, Tổng giám đốc của Bita’s viết nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. Anh viết khá dài, nhưng tôi chỉ quan tâm đến đoạn này, xin phép anh được trích lại: “Nếu phải đem so sánh Doanh nhân Việt Nam với Doanh nhân các nước khác thì có lẽ khập khiễng vô bờ, tương phản cả hữu hình lẫn vô hình. Có thứ ta thua toàn diện, thua từ trong trứng, nhưng có thứ mà sức chịu đựng của Doanh nhân Việt Nam làm cho Doanh nhân quốc tế phải nể nang. Đó là sự lì lợm, gan lì chống đỡ đủ loại thủ tục, đủ loại luật tưởng chừng (được) ban hành từ trên trời...”.

dream-business

Doanh nhân thành công không phải là những kẻ 'mơ mộng'? Minh họa nguồn suryaengineering

Đọc xong đoạn này, tôi nhớ ngay đến những điều mà anh Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nói trong cuộc hội thảo “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam: Rào cản và giải pháp”, do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức tại Hà Nội cách đây 1 tuần. Đại ý là: ở Việt Nam hiện nay, có những doanh nghiệp chỉ muốn nhỏ mà không muốn lớn, lại có những doanh nghiệp muốn lớn mà lại không lớn được.

Vì sao lại tréo ngoe như vậy? Là bởi vì có nhiều doanh nghiệp khi phải đối diện với thực tiễn kinh tế - xã hội hiện nay, họ không thể tính toán được cách phát triển lâu dài. Do vậy, họ dừng doanh nghiệp lại ở mức độ nhỏ, linh hoạt, cố tình không lớn hơn nữa và như vậy là duy trì cách hoạt động không chính thức.

“Càng chính thức ở Việt Nam thì càng đối diện với rủi ro vì phải đối mặt với đủ thứ, trong đó có thanh tra, kiểm tra và vô số các thứ khác nữa”, anh Nguyễn Đình Cung giải thích.

Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, muốn lớn lên mà lại không lớn được. Vì các doanh nghiệp đó không có các nguồn lực để phát triển. Họ có sáng kiến tốt, ý tưởng kinh doanh tốt, dự án tốt nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn lực tự thân (vốn gia đình, vốn huy động bạn bè, hay vốn tự trích quỹ) thì không thể lớn nhanh được. Trong khi đó thực tế tại Việt Nam hiện nay, nguồn lực chủ yếu vẫn ở dạng xin-cho. Ai có quan hệ, giỏi xin cho thì có được nguồn lực, chứ nguồn lực không được ưu tiên cho những người có sáng kiến tốt, làm tốt như đáng ra nó phải thế.

Để kết lại cho lời phát biểu của mình tại hội thảo, anh Nguyễn Đình Cung cho rằng: “Muốn thay đổi (những nghịch lý nói trên) thì phải thay đổi hệ thống tư duy, chứ không chỉ thay đổi một vài điều luật. Khi chưa có thể chế kinh tế thị trường thì không thể có kinh tế thị trường”.

Nhưng doanh nhân Việt Nam, hơn ai hết là những người thực tế. Họ luôn quan niệm: Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu ! Có lẽ như vậy cho nên trong đoạn viết của mình, anh Đỗ Long đúc rút: “Đã là nghiệp doanh nhân Việt Nam thì tiếp tục phát huy sức lì, nhưng cũng cần sức nhanh để tự chống chèo, vượt biển lớn. Thôi thì quay lại bản ngả hiện hữu để lại tìm cách sinh tồn”.

tu-tin_1500512301

Minh họa nguồn: Gioibox.com

Theo anh Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ở Việt Nam ta, tỉ lệ doanh nghiệp thành lập cao nhưng tỉ lệ doanh nghiệp rời bỏ thị trường cũng không hề thấp. “Tính cả nhóm doanh nghiệp tái hoạt động thì cứ 10 doanh nghiệp mới hoạt động, thì khoảng 6 doanh nghiệp rời bỏ thị trường”, anh Đậu Anh Tuấn cho biết.

Theo báo cáo, tổng số doanh nghiệp thành lập mới 5 tháng đầu năm 2018 khoảng hơn 52.000 doanh nghiệp và khoảng 66.000 doanh nghiệp tái hoạt động. Nhưng cũng trong khoảng thời gian này, có khoảng 39.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Như vậy, nhóm rời khỏi thị trường chiếm khoảng hơn 74% so với nhóm thành lập mới.

Trở lại với tinh thần khởi nghiệp, đang được lan tỏa nhưng chưa hề đánh giá được hiệu quả hiện nay ở Việt Nam, tôi cảm tưởng họ như những người đang tham gia giao thông trên các xe gắn máy trên các con đường đông đúc ở các đô thị đông nghẹt người.

Hằng ngày họ bươn chải, đi chỗ này, lượn chỗ kia để gặp đối tác, khách hàng hòng bán hàng, phát triển thị trường, làm cả đống các việc khác, tóm lại là để kiếm tiền để nuôi sống mình và bộ máy cơ hữu của mình...

Nhưng kết cục của họ đôi khi rất khác nhau, như những gì được viết trong bức thư: “Thư gửi vợ: Khi anh là doanh nhân”, được lưu truyền cả thập kỷ nay ở Việt Nam: “Em có biết chăng, áp lực của hai chữ "doanh nhân" nhiều khi quá nặng nề. Lúc này đây khi anh là người thành đạt, người ta bảo đó là điển hình của mẫu doanh nhân thành công bằng năng lực và chữ "tín". Rất có thể mai trắng tay, phá sản, thiên hạ gọi anh là kẻ bội tín gạt lừa”. 

Vậy thì, số doanh nhân đã tìm được cách “sinh tồn”, nói theo chữ của anh Đỗ Long, thực sự là những người rất giỏi. Và một số doanh nhân khác thì rõ ràng là quá giỏi khi họ không chỉ sinh tồn, mà còn phát triển lớn mạnh, cạnh tranh ngang ngửa với người nước ngoài.

Bạn có nghĩ như vậy không? Còn tôi thì thật lòng, không chỉ nghĩ, mà còn mong muốn họ luôn như vậy đó.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ