Hà Tĩnh loay hoay tìm cách đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Nhàđầutư
Phát triển du lịch nhanh, bền vững, đưa lại hiệu quả kinhh tế cao là một vấn đề được lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, các chuyên gia kinh tế và ngành chủ quản đặc biệt quan tâm.  
ANH BÌNH - TRỌNG THẮNG
13, Tháng 07, 2019 | 06:31

Nhàđầutư
Phát triển du lịch nhanh, bền vững, đưa lại hiệu quả kinhh tế cao là một vấn đề được lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, các chuyên gia kinh tế và ngành chủ quản đặc biệt quan tâm.  

Nỗi niềm trăn trở

Hà Tĩnh chưa có những điểm du lịch nổi tiếng và có sức hấp dẫn du khách lớn như các tỉnh khác, bởi thiên tai và khí hậu ở vùng này rất khắc nghiệt, tạo nên tính mùa vụ trong du lịch…. Song, Hà Tĩnh cũng có nhiều lợi thế, có mặt còn vượt trội hơn nhiều tỉnh, thành phố khác.

Đó là vùng đất văn hóa, quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm truyện Kiều nổi tiếng thế giới thế giới, cùng nhiều nhân vật lịch sử, chính trị, nhiều di tích văn hóa vật thể và phi vật thể danh tiếng đã được ghi vào sử ca. Đây cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt, sơn thủy hữu tình là một lợi thế lớn trong phát triển sản phẩm du lịch về sinh thái, khám phá, trải nghiệm…

Vì thế lãnh đạo Hà Tĩnh bao đời nay luôn trăn trở, làm thế nào để khắc phục được những khó khăn, hạn chế, phát huy được lợi thế “trời ban”để Hà Tĩnh trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bốn phương.

nd

Khu lưu niệm Nguyễn Du hàng năm thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan

Đứng trên Hoành Sơn Quan nhìn xuống Quảng Bình, đứng lên đỉnh Non Hồng nhìn sang Nghệ An, có thể dễ nhận thấy cả hai tỉnh nằm sát cạnh Hà Tĩnh, có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán…nhưng những năm qua, du lịch của hai tỉnh Quảng Bình, Nghệ An đã có nhiều khởi sắc, với những cách làm sáng tạo, đưa lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút một lượng khách đông đúc.

Trong khi đó du lịch Hà Tĩnh hiện đang được xếp vào tốp cuối trong các tỉnh Bắc Trung bộ, tỷ trọng GDP du lịch đạt thấp, khoảng 4-4,5%.

Mặc dù trong những năm qua, Hà Tĩnh đã có rất nhiều cố gắng trong việc thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng nguồn nhân lực du lịch…nhưng kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có của Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh đầu tư cho phát triển du lịch còn manh mún, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch thiếu đồng bộ, sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu, khả năng cạnh tranh chưa cao, quản lý nhà nước về du lịch còn hạn chế, tỷ trọng đóng góp ngân sách đạt thấp.

Với những nguyên nhân trên, Hà Tĩnh muốn phát triển du lịch phải tạo ra những bứt phá mới, đưa ngành du lịch  phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Do vậy, việc đánh giá một cách đầy đủ, khách quan những tiềm năng, điều kiện và thực trạng phát triển du lịch, tìm ra các nguyên nhân, từ đó đề ra các chủ trương, giải pháp để phát triển du lịch Hà Tĩnh trong những năm tới là hết sức cấp thiết. Trước hết là đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế và các sản phẩm du lịch đã xây dựng được.

Vùng đất thiên thời địa lợi nhân hòa

Về lợi thế, so với các tỉnh miền Trung, Hà Tĩnh không có lợi thế như các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình.

Nghệ An có hạ tầng đảm bảo, có biển Cửa Lò, sân bay quốc tế Vinh, có ga tàu hỏa Bắc nam, thiên nhiên trù phú nơi phía miền tây...

Quảng Bình, ngoài các di sản thiên nhiên nổi tiếng như hang Sơn Đoòng, động Phong Nha - Kẻ Bàng, còn có sân bay Đồng Hới, ga tàu, cảng biển Hòn La…

Tuy không có nhiều lợi thế, nhưng Hà Tĩnh lại có tiềm năng về du lịch.

Là vùng “địa linh nhân kiệt” có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu, không gian du lịch biển đẹp, lắm hải sản quý hiếm, tươi ngon….

Mặc dầu vậy, Hà Tĩnh đang thiếu các điểm nhấn về du lịch. Sản phẩm du lịch chưa khai thác hết thế mạnh của địa phương, hệ thống giao thông, đường dẫn đến các điểm du lịch vẫn còn bất cập. Hoạt động dịch vụ du lịch còn đơn giản, mang tính nhỏ lẻ, thiếu các khu vui chơi giải trí, trải nghiệm, khám phá, chưa thực sự hấp dẫn để giữ chân du khách.

Điểm đến du lịch hiện nay của Hà Tĩnh chủ yếu là du lịch biển, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch sinh thái, trong đó, du lịch biển và văn hóa tâm linh được xác định là trọng điểm.

TC.jpg

Biển Thiên Cầm nơi mang đậm dấu ấn huyền thoại về miền ký ức của biển xanh, cát trắng, nắng vàng tuyệt đẹp

Bờ biển Hà Tĩnh với chiều dài 137 km, nhiều bãi tắm đẹp nhưng chưa được đầu tư tương xứng.

Khu du lịch Thiên Cầm được xác định là trọng điểm quốc gia nhưng chưa hoàn thành quy hoạch, vướng mắc mặt bằng còn kéo dài dở dang.

Du lịch văn hóa - tâm linh, dẫu là niềm tự hào nhưng khách đến chủ yếu là để tĩnh tâm rồi lại đi nơi khác. Du lịch sinh thái gắn với nghỉ dưỡng chưa có dấu ấn. Du lịch trải nghiệm về các làng quê nông thôn mới chỉ là khúc dạo đầu...

Cần một cuộc “cách mạng” toàn dân làm du lịch

Trong một lần gặp và làm việc, ông Lê Đình Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh tâm sự: “Hà Tĩnh phát triển công nghiệp tập trung vào khu kinh tế Vũng Áng thế là ổn, còn cần phải tập trung phát triển du lịch, bởi tiềm năng du lịch Hà Tĩnh là rất lớn, rất lợi thế. Vì thế, định hướng phát triển du lịch là tầm nhìn kinh tế mũi nhọn đối với Hà Tĩnh trước mắt và lâu dài”.

24542Picture12

Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông

Muốn phát triển du lịch trước hết phải xác định, các cấp, ngành phải thật sự đam mê, quyết liệt làm du lịch như làm nông thôn mới, làm du lịch như làm công nghiệp ở PommoSa… thì mới được.

Về sản phẩm Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá, đây thực sự là một nhu cầu, có thể nói ngày càng trở thành một đòi hỏi của du khách, đặc biệt là người nước ngoài, đồng thời cũng là tiềm năng lớn cho du lịch Hà Tĩnh.

Vì vậy cần đầu tư xây Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông gắn với suối Nước Sốt, nuôi, chế biến nhung hươu, gieo trồng, khai thác chế biến cây dược liệu ở Hương Sơn, coi đây là du lịch tìm về cội nguồn của sức khỏe.

Hay du thuyền, khám phá các dòng suối trong lòng Hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang, gắn với căn cứ địa Cụ Phan Đình Phùng và rừng bảo tồn Vũ Quang.

Trong tương lai nên nghĩ đến khám phá Thác Vũ Môn, Du thuyền và khám phá các dòng suối nơi Hồ Kẽ Gỗ, Hồ Sông Rác gắn với rừng nguyên sinh của thượng nguồn các lòng hồ ấy. Coi đó là điểm đến các sản phẩm du lịch khám phá của Hà Tĩnh.

4056_5

Hồ Kẻ Gỗ, điểm dừng chân lý tưởng cho những người thiên nhiên

Qua thực tế khảo sát ở Quảng Bình, Nghệ An cho thấy phải có các điểm đến đó, mới có hy vọng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch Homestay.

Có thể lấy những sản phẩm nêu trên làm điểm đến, để mở đường và kết hợp với sản phẩm du lịch sinh thái ở vùng ven đồi núi trên tuyến đường Hồ Chí minh, đường 21 và vùng trà sơn thượng Can Lộc, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Thực tế Hà Tĩnh chưa có các  điểm đến hấp dẫn, nên các mô hình sinh thái ở vùng đồi chưa thành sản phẩm du lịch, nhưng trên thực tế nhiều vùng đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu, nhiều vườn mẫu, nhiều mô hình trang trại đã có thể là những sản phẩm du lịch sinh thái khá đa dạng, phong phú và hấp dẫn, và sẽ là tiền đề cho du lịch cộng đồng và homestay phát triển.

   

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ