Hà Nội làm rõ nguyên nhân các dự án trọng điểm chậm tiến độ

Nhàđầutư
Các dự án ODA; 39 công trình trọng điểm, dự án đường Vành đai 4, đầu tư 3 lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục là những nhóm rất quan trọng, tiến độ đều chậm, ngoài những yếu tố khách quan thì nguyên nhân chủ quan là do chưa dành đủ sự quan tâm của cả cơ quan quản lý Nhà nước.
BẢO LÂM
23, Tháng 11, 2022 | 12:00

Nhàđầutư
Các dự án ODA; 39 công trình trọng điểm, dự án đường Vành đai 4, đầu tư 3 lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục là những nhóm rất quan trọng, tiến độ đều chậm, ngoài những yếu tố khách quan thì nguyên nhân chủ quan là do chưa dành đủ sự quan tâm của cả cơ quan quản lý Nhà nước.

Sáng 23/11, tại Hội nghị lần thứ 10, Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVII làm việc tại hội trường nghe giải trình của UBND TP. Hà Nôi về một số vấn đề đại biểu thảo luận tại tổ trước đó.

Các dự án trọng điểm chậm tiến độ

Thay mặt Ban Cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải đã báo cáo, giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu góp ý đối với 5 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách, đầu tư công và tài sản công.

Ông Hà Minh Hải cho biết qua kết quả tổng hợp thảo luận tại các tổ, có 110 lượt đại biểu phát biểu với 166 ý kiến trực tiếp. Về cơ bản, các đại biểu đều đánh giá cao công tác chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho kỳ họp. Các tờ trình, báo cáo đã được chuẩn bị công phu, chất lượng, đầy đủ thông tin và được gửi đến các đại biểu trước phiên họp.

Theo ông, qua tổng hợp thảo luận, nhiều ý kiến thống nhất đánh giá, đầu tư công vẫn là khâu yếu của các năm, trong đó đặc biệt là năm 2022 và đề nghị phân tích, đánh giá rõ nguyên nhân thực chất của việc giải ngân vốn đầu tư công chậm.

haminhhai

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải báo cáo giải trình một số đại biểu quan tâm. Ảnh: Viết Thành.

Trong đó, đánh giá về hiệu quả đầu tư, các ý kiến cho rằng cần đánh giá giám sát hiệu quả đầu tư từ trước khi dự án được phê duyệt. Về liên thông phối hợp đề xuất và triển khai đầu tư công giữa các địa bàn trong cùng lĩnh vực và giữa các lĩnh vực với nhau.

Nhiều ý kiến cho rằng cần tiếp tục rà soát quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch tích hợp các ngành khi đề xuất dự án, trong đó đặc biệt là giao thông phải luôn đi trước; quy hoạch đất đai phải gắn chặt chẽ, khoa học với các quy hoạch khác.

Qua thảo luận của các đại biểu, tỷ lệ giải ngân cần được đánh giá kỹ về nguyên nhân, lý do vì hàng năm kết quả giải ngân đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện đều cao hơn so với vốn ngân sách TP. Cụ thể, đến 20/11/2022, cấp huyện giải ngân đạt 63,61%, trong khi các dự án TP giao quận huyện làm chủ đầu tư chỉ đạt 32,96%.

Qua phân tích, các đại biểu đều thống nhất rằng các dự án dùng vốn ngân sách TP. Hà Nội nêu trên mặc dù giao quận huyện làm chủ đầu tư, tuy nhiên toàn bộ thủ tục vẫn được xử lý ở các sở, ngành TP. Hà Nội và đây là nguyên nhân chính của tình trạng trên.

Các ý kiến đều đánh giá danh mục đầu tư hiện nay đang dàn trải, không tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, dễ làm khó bỏ và chưa quyết tâm, chưa dành công sức đúng tầm của người đứng đầu cho những dự án trọng tâm, trọng điểm.

Các đại biểu thảo luận và chỉ ra những nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan và thực chất của chậm, muộn. Do công tác chuẩn bị đầu tư, điều chỉnh giá nhiều lần, tổng mức đầu tư không chính xác, hiệu quả đầu tư… Về giải phóng mặt bằng, xác định nguồn gốc đất; giá đền bù; quỹ nhà tái định cư; giá đấu giá và đền bù chênh lệch nhau lớn; vấn đề tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư… Về giá, do vấn đề lạm phát; công bố suất đầu tư; thông báo giá; tâm lý chờ…

Ngoài ra, do các dự án trọng điểm chậm trong đó có 4 nhóm chính (các dự án ODA; 39 công trình trọng điểm, dự án đường Vành đai 4, đầu tư 3 lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục). Theo các đại biểu, đây là những nhóm rất quan trọng, tuy nhiên tiến độ đều chậm, ngoài những yếu tố mang tính khách quan là về GPMB, giá,... thì nguyên nhân chủ quan là do chưa dành đủ sự quan tâm của cả cơ quan quản lý nhà nước và người dân.

Thiếu chính sách pháp luật quản lý quỹ nhà chuyên dùng

Về Đề án quản lý tài sản công, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, các ý kiến đều thống nhất và đánh giá cao và tầm quan trọng của Đề án, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung và đề ra một số giải pháp.

bchdangbotp

Toàn cảnh hội nghị lần thứ 10 BCH Đảng bộ TP. Hà Nội. Ảnh: KT&ĐT.

Trong đó, việc quản lý quỹ nhà chuyên dùng còn thiếu các chính sách pháp luật để quản lý hiệu quả. Các ý kiến đều thống nhất yêu cầu bổ sung báo cáo với Chính phủ để tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách; đồng thời nghiên cứu mô hình quản lý hiệu quả và kịp thời xử lý các vi phạm.

Các đại biểu đề nghị số hoá toàn bộ, xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng phần mềm để quản lý toàn bộ tài sản công gắn với phân loại để quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả.

Đồng thời đề nghị rà soát, nghiên cứu bổ sung một số hạng mục là các tài sản công khác như: Hợp tác xã; chợ; bến, bãi đỗ xe và kể cả tài sản công phi vật thể. Các ý kiến đều thống nhất với các nhóm tài sản công, tập trung phân tích, đánh giá kỹ về đất đai, quỹ nhà, để đảm bảo quản lý công khai minh bạch và khai thác hiệu quả.

Các đại biểu có ý kiến cần tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh phân cấp cho quận, huyện trong việc quản lý tài sản công; nghiên cứu thí điểm phân cấp ủy quyền cho quận, huyện phê duyệt đề án khai thác tài sản công. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ