Bí thư Hà Nội: Tìm các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Nhàđầutư
Nói về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu tìm các giải pháp để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, khắc phục cho được tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian vừa qua.
BẢO LÂM
21, Tháng 11, 2022 | 10:00

Nhàđầutư
Nói về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu tìm các giải pháp để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, khắc phục cho được tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian vừa qua.

Sáng 21/11, Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội khoá XVII đã khai mạc.

Phát biểu khai mạc, ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, thực hiện chương trình công tác năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ 10 để thảo luận cho ý kiến vào 5 nội dung rất quan trọng về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách, đầu tư công của thành phố; về nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

2 dự thảo về Kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát năm 2023 của Thành ủy và Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy; các báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện 2 khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công

Nói về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách, đầu tư công, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và đầu tư công năm 2022 của thành phố; trong đó, tập trung đánh giá kết quả thực hiện chủ đề năm 2022 là "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển" và sự cần thiết đề xuất tiếp tục thực hiện chủ đề này trong năm 2023.

Đồng thời yêu cầu đánh giá rõ các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc như: Vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, cải cách hành chính và thủ tục hành chính...; chỉ ra các nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan để đề xuất các giải pháp khắc phục.

dinh-tien-dung3

Ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: PV.

Người đứng đầu Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị các đại biểu cần phân tích, dự báo và lượng hóa đầy đủ các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và Kế hoạch đầu tư công năm 2023 của thành phố; tập trung thảo luận, thống nhất các chỉ tiêu, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách và đầu tư công, bảo đảm sát với thực tiễn, có tính đột phá, tính hiệu quả, tính khoa học và tính khả thi cao; trong đó, cần đặc biệt chú trọng lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong năm 2023.

Về hoạch đầu tư công năm 2023, ông Đinh Tiến Dũng cho rằng, cần được thảo luận kỹ trên nguyên tắc ưu tiên bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi các khoản ứng trước, vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; các dự án chuyển tiếp, các dự án, công trình trọng tâm, trọng điểm, các dự án dân sinh bức xúc và các dự án đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định có khả năng hấp thụ vốn cao, giải ngân vốn tốt.

Về phương án cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, Bí thư Thành ủy yêu cầu, các đại biểu thảo luận kỹ các giải pháp để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, khắc phục cho được tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian vừa qua.

Đối với dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2023-2025, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ, năm 2023, Trung ương giao dự toán tương đương với ước thực hiện năm 2022, gây áp lực cho cân đối thu chi của thành phố.

Để bảo đảm cân đối nguồn lực cho thành phố, các đại biểu cần tập trung phân tích, thảo luận, đánh giá kỹ các yếu tố tác động, nhất là sức ép từ những khó khăn thị trường tài chính, các yếu tố lạm phát, suy thoái kinh tế của toàn cầu, khả năng phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn, tỷ lệ điều tiết các khoản thu ngân sách nhà nước năm 2023 thành phố được hưởng và khả năng khai thác các nguồn lực của thành phố, để xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 và Kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2023-2025 sát thực tiễn, có tính khả thi cao, tính bền vững và bảo đảm nguyên tắc cân đối thu, chi ngân sách nhà nước…

Phát huy điểm nhấn quy hoạch Thủ đô

Về Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP. Hà Nội giai đoạn 2022-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhận định tài sản công là nguồn lực nội sinh quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công của cả nước nói chung và của thành phố nói riêng còn chưa hiệu quả.

Để đề án được hoàn thiện hơn nữa và bảo đảm tính khả thi, hiệu quả khi được thông qua và đi vào tổ chức thực hiện, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu, các đại biểu tập trung, thảo luận cho ý kiến về sự cần thiết, phạm vi của đề án; đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công của thành phố nói chung và tại cơ quan, đơn vị, địa phương nơi công tác nói riêng, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất quan điểm, mục tiêu và các giải pháp khắc phục nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả tài sản công; đặc biệt là đối với quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho thuê; quỹ đất 20-25%; quỹ đất, nhà tái định cư; quỹ đất dự kiến đối ứng BT trước đây...

Với nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích đánh giá và tham gia cụ thể về những mục tiêu, quan điểm, định hướng và các giải pháp trọng tâm; trong đó, cần lưu ý, mục tiêu, định hướng việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô lần này cần bám sát định hướng phát triển Thủ đô được nêu tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị và phải được nghiên cứu đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác.

Ông Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu góp ý, thảo luận sâu về hai vấn đề. Thứ nhất là thực trạng dân số của Hà Nội hiện nay cũng như dự báo dân số đến năm 2030, 2050 để bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển của Thủ đô; vì đây là vấn đề rất quan trọng và còn nhiều ý kiến khác nhau, nhất là về hiện trạng dân số hiện nay của thành phố. Thứ hai là xác định tính chất, tầm nhìn phát triển Thủ đô theo Quan điểm số 2 của Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị là phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là điểm riêng có của Hà Nội cần được phát huy và là điểm nhấn của quy hoạch lần này...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ