GS. Đặng Hùng Võ: 'Doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng bởi COVID-19 cũng đang cần hỗ trợ'

Nhàđầutư
Là lĩnh vực liên đới nhiều ngành nghề với lượng tài sản và lực lượng lao động khổng lồ, bất động sản nguy khó có thể dẫn tới tình trạng domino trong nền kinh tế. Thế nhưng, bất động sản lại không nằm trong đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
ANH PHONG
08, Tháng 04, 2020 | 09:49

Nhàđầutư
Là lĩnh vực liên đới nhiều ngành nghề với lượng tài sản và lực lượng lao động khổng lồ, bất động sản nguy khó có thể dẫn tới tình trạng domino trong nền kinh tế. Thế nhưng, bất động sản lại không nằm trong đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

GS DANG HUNG VO

 

Theo ông, trong gói hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ có nên bổ sung đối tượng là doanh nghiệp bất động sản không?

GS. Đặng Hùng Võ: Trong bối cảnh hiện nay, có hai đối tượng doanh nghiệp bất động sản cũng đang rất cần hỗ trợ tương tự như như các doanh nghiệp trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng khác. Đó là doanh nghiệp bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và doanh nghiệp môi giới bất động sản.

Với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, khó khăn hiện nay cũng giống như khó khăn mà các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ, du lịch, vận tải, đang phải đối mặt, đó là sự sụt giảm về lượng khách.

Đối tượng còn lại là các doanh nghiệp môi giới bất động sản, dễ hiểu vì trong thời điểm này gần như không có ai mua bán bất động sản, do vậy, các doanh nghiệp môi giới gần như không có việc.

Vậy theo ông, phải xây dựng quy trình hỗ trợ này như thế nào để có thể bám sát thực tế?

GS. Đặng Hùng Võ: Điều cần làm là phải có khảo sát, điều tra để đánh giá được xem mức độ ảnh hưởng. Từ mức độ suy giảm so với quyết toán hàng năm trước đây của doanh nghiệp có thể tính ra thiệt hại thực. Dựa trên đó, tùy lực của Chính phủ sẽ hỗ trợ san đều cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng hoặc phân nhóm A, B, C tùy theo mức độ thiệt hại, cân đối được công bằng theo thiệt hại thực của các doanh nghiệp.

Ngoài hai đối tượng bị đánh giá là ảnh hưởng nặng ở trên, dịch COVID-19 còn tác động tới các phân khúc khác như nào, thưa ông?

GS. Đặng Hùng Võ: Chắc chắn giao dịch bất động sản trong tất cả các phân khúc sẽ bị chậm, vốn sẽ bị đọng. Theo tôi, vẫn có thiệt hại nhưng mức độ không nặng, vì thời điểm hiện tại không mấy người dân tập trung vào việc mua nhà, hay có nhà đầu tư nào hào hứng với việc kinh doanh.

Có một phân khúc cũng bị ảnh hưởng tương đối đó là văn phòng cho thuê nhưng hiện tại ở Việt Nam phân khúc này còn khá nhỏ.

Thị trường giao dịch ảm đạm dẫn đến một số phân khúc, như bất động sản cao cấp cung đang lớn hơn cầu, liệu có đáng lo ngại không?

GS. Đặng Hùng Võ: Về việc nay, đối với phân khúc bất động sản cao cấp cũng đã có nhiều cảnh báo. Tác động về phía cầu trong mùa dịch chỉ là tác động tạm thời, cần phải nhìn vào yếu tố cốt lõi. Nếu như Luật Nhà ở 2014 đi vào cuộc sống thuận lợi như tính toán ban đầu thì phân khúc này không có điều gì đáng lo ngại vì lượng cầu dự báo là rất lớn.

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký‎ kết mở ra sự đan xen ở thị trường lao động. Lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc và sinh sống tăng lên, đồng nghĩa với sự gia tăng nhu cầu nhà ở cao cấp. Nhưng đáng tiếc, Việt Nam đang ở trong tình cảnh “ta trói chân ta”, khi mà Luật Nhà ở thì “mở” còn Luật Đất đai thì “đóng”.

Sự khập khiễng giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản,... dẫn đến tình trạng nhu cầu có, nhưng người nước ngoài không dám mua mà chỉ dám thuê. Đây hoàn toàn là do yếu tố chủ quan và có thể khắc phục được.

Một phân khúc đang được đánh giá rất nhiều tiềm năng trong giai đoạn dịch bệnh, đó là bất động sản công nghiệp, ông đánh giá như thế nào về phân khúc này?

GS. Đặng Hùng Võ: Việc chuyển dịch đầu tư, cơ sở sản xuất là việc đã được nhiều dự báo đưa ra. Cùng với đó các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA hay CPTPP cũng sẽ có tác động rất lớn đến nhà đầu tư. Dòng vốn đầu tư nước ngoài được dự báo đổ vào Việt Nam sẽ tăng cao, nên nhu cầu cho phân khúc bất động sản công nghiệp là hiện hữu.

Tuy vậy, để tận dụng thời cơ và khai thác hết tiềm năng, Việt Nam cần thay đổi cách quản lý‎ bất động sản công nghiệp để tạo điều kiện tốt hơn. Hiện nay, bất động sản công nghiệp vẫn quản lý‎ theo mô hình tương tự bao cấp, tức phải được Thủ tướng phê duyệt mới được phép thành lập khu công nghiệp.

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao không quản lý‎ phân khúc này như các phân khúc bất động sản khác, tức là có quy hoạch rồi cứ bám quy hoạch mà làm. Tự quy hoạch sẽ vận động theo thị trường, giống như nhà ở, như bất động sản du lịch,… tại sao riêng bất động sản công nghiệp lại bó lại?

Ông dự báo thế nào vào khả năng phục hồi của thị trường bất động sản thời gian tới đây?

GS. Đặng Hùng Võ: Thời gian qua dự án mới được phê duyệt rất ít, Hà Nội và TP.HCM chỉ phê duyệt được khoảng 20% so với trước đây. Nhiều ‎ý kiến cũng khẳng định nguyên nhân là do chồng lấn, xung đột pháp luật giữa Luật Đất đai và các luật khác, hay giữa các luật có liên quan đến bất động sản..

Do vậy, một trong những điều quan trọng cần làm ngay là tập trung vào việc hoàn thiện khung khổ pháp l‎ý. không thể giả định khung pháp l‎ý vênh như hiện nay mà có thể thúc đẩy phát triển được. Kinh tế có phục hồi vào quý‎ IV năm nay thì tương lai thị trường bất động sản vẫn ảm đạm cho đến khi khung pháp l‎ý đi vào ổn định.

Với lượng cung thấp, liệu có nguy cơ bong bóng bất động sản trong bối cảnh khó khăn hiện nay không, thưa ông?

GS. Đặng Hùng Võ: Hiện dự án được phê duyệt mới thấp, dẫn đến hiện trang nguồn cung yếu đi. Nếu thời gian tới cầu lớn lên, giá bất động sản tăng mà gắn với đầu cơ thì sẽ xuất hiện nguy cơ bong bóng.

Dịch COVID-19 nhìn theo một góc độ nào đó vẫn đem đến may mắn cho thị trường bất động sản vì đã hãm đà tăng trưởng của thị trường, cho chúng ta thêm thời gian để điều chỉnh khung khổ pháp lý. Nếu vẫn giữ đà phát triển như trước, trong khi khung pháp lý chưa được hoàn thiện, dự án tạo nguồn cung thấp, thì cái ngày bong bóng xảy đến sẽ sớm hơn rất nhiều.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ