[Góc nhìn chuyên gia]: Dòng tiền xuất hiện ở nhóm cổ phiếu Dầu khí chỉ mang tính chất đầu cơ

Nhàđầutư
Tuần giao dịch (30/7 - 3/8) khép lại với diễn biến tích cực. Với rủi ro từ chiến tranh thương mại, áp lực tỷ giá, thị trường sẽ diễn biến thế nào trong tuần giao dịch tới (6/8 - 10/8) và nhóm cổ phiếu nào sẽ dẫn dắt thị trường?
HUY NGỌC
06, Tháng 08, 2018 | 07:32

Nhàđầutư
Tuần giao dịch (30/7 - 3/8) khép lại với diễn biến tích cực. Với rủi ro từ chiến tranh thương mại, áp lực tỷ giá, thị trường sẽ diễn biến thế nào trong tuần giao dịch tới (6/8 - 10/8) và nhóm cổ phiếu nào sẽ dẫn dắt thị trường?

nhadautu - dong tien tim den ma dau khi chi la dong tien dau co

 

Khép lại tuần giao dịch (30/7-3/8), VN-Index đạt 959,60 điểm, tương đương tăng trưởng hơn 1% so với thời điểm đầu tuần.

Bình quân tuần giao dịch vừa qua, khối lượng cổ phiếu giao dịch đạt hơn 208,4 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị 4.403,2 tỷ đồng. Như vậy, tổng giá trị giao dịch bình quân tuần này đã tăng hơn 3% so với tuần giao dịch trước đó, trong khi đó tổng giá trị giao dịch lại tăng đến hơn 4,4%.

Với rủi ro từ chiến tranh thương mại, áp lực tỷ giá, thị trường sẽ diễn biến thế nào trong tuần giao dịch tới (6/8 - 10/8) và nhóm cổ phiếu nào sẽ dẫn dắt thị trường? Nhadautu.vn đã có những trao đổi với các chuyên gia chứng khoán.

Thị trường tuần này diễn biến tích cực bất chấp bối cảnh tỷ giá và chiến tranh thương mại, ông đánh giá thế nào về tuần giao dịch này và nhận định cho tuần giao dịch tiếp theo?

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó TGĐ Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam: Tôi đánh giá, tuần giao dịch vừa rồi rất tốt cả về mặt điểm số lẫn thanh khoản. Phiên giao dịch cuối tuần qua (3/8) ghi nhận áp lực bán gia tăng, tuy vậy lực cầu cho thấy tương quan nghiêng về bên mua và tỏ ra khá cân bằng với lực bán.

Có thể thấy, áp lực chốt lời xuất hiện khi VN-Index tiếp cận các mốc kháng cự cao. Tổng hòa chung, tôi đánh giá tất cả đều tích cực.

Việc áp lực bán tăng từ phiên cuối tuần có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong các tuần giao dịch tiếp theo, nên nhớ Khối ngoại đã đẩy mạnh bán ròng 404,l9 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trong bối cảnh đó, áp lực từ tỷ giá đồng USD và đồng Nhân Dân tệ, cùng với đó là chiến tranh thương mại toàn cầu giữa Mỹ Trung có thể sẽ có tác động nhất định ngăn cản đà tăng của thị trường trong tuần giao dịch sau.

do-bao-ngoc-mbs-1436198519734

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó TGĐ Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam: Nếu so với TTCK trong khu vực, kể cả khu vực châu Á, TTCK Việt Nam tuần qua diễn biến tích cực hơn cả. Điểm sáng có thể thấy ở khối lượng thanh khoản có sự cải thiện và lan tỏa ở nhiều nhóm cổ phiếu khác nhau, nổi bật nhất là nhóm Ngân hàng và Dầu khí, đây được coi là hai nhóm thay phiên nhau dẫn dắt thị trường.  

Tuần tới, thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi thông tin chiến tranh thương mại thế giới Mỹ - Trung (điều này sẽ ảnh hưởng đến diễn biến thị trường chung, không chỉ Việt Nam). Ngoài ra, mức độ rung lắc có thể xảy ra, nhưng tâm lý nhà đầu tư có thể sẽ tích cực hơn ở các phiên giao dịch cuối tuần. Do đó, tôi đánh giá khả năng tuần sau thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm.

Ông Lê Anh Minh - Giám đốc Phân tích Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS): Nói chung trong tuần vừa qua, thị trường đã kiểm nghiệm lại thành công mức hỗ trợ 941 - 948 điểm với sự hỗ trợ của nhóm Dầu khí và các mã vốn hóa lớn. Dòng tiền rõ ràng đã quay trở lại và hỗ trợ thị trường rất lớn. Ở chiều ngược lại, dòng cổ phiếu Ngân hàng có vẻ đuối sức.

Vào tuần tới, nhà đầu tư có thể lợi dụng thị trường tăng điểm với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu Dầu khí và dòng Ngân hàng. Ngoài ra, các mã vốn hóa lớn đáng để ý như VIC, VRE, VHM có thể tiếp tục nâng đỡ thị trường.

Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý rủi ro từ chiến tranh thương mại khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế 60 tỷ USD hàng hóa từ Hoa Kỳ.

Tựu chung lại, tôi vẫn thiên về một kịch bản tăng điểm, nhóm Ngân hàng có thể tăng mạnh, trong khi đó nhóm Dầu khí có thể đi vào nhịp điều chỉnh.

Tuần qua ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu Dầu khí, trong đó đáng kể nhiều mã như PVS PVD vẫn tăng dù KQKD lỗ, ông đánh giá thế nào về đà tăng của nhóm này?

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó TGĐ Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam: Có thể thấy, nhóm Dầu khí ngoài GAS và PLX có kết quả kinh doanh tốt, hầu hết các mã còn lại đều có kết quả kinh doanh không tích cực. Việc các mã này tăng điểm có thể đến từ dòng tiền đầu cơ khi trước đó mặt bằng định giá các cổ phiếu này đã giảm khá thấp rồi. Khi thị trường ổn định, cũng đã có sự tác động nhất định đến dòng tiền đầu cơ đó ở nhóm Dầu khí.

Tôi đánh giá sự tăng điểm của nhóm này không đến từ yếu tố cơ bản là nền tảng kết quả kinh doanh và diễn biến tăng điểm như ta thấy trong thời gian vừa qua chỉ là ngắn hạn.

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam: Vừa rồi, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trên BCTC quý II/2018 của các mã làm dịch vụ dầu khí không khởi sắc do tình hình hiện tại lượng việc làm của nhóm này chưa có sự cải thiện trong năm nay, tôi kỳ vọng yếu tố này sẽ tăng dần vào cuối năm. Trong khi đó, các mã ảnh hưởng trực tiếp từ giá dầu PLX, GAS có thể ghi nhận KQKD tốt.

Tuy nhiên, lưu ý rằng, doanh thu ở các cổ phiếu ảnh hưởng trực tiếp giá dầu dầu PLX,GAS, BSR, OIL, có lợi nhuận cao nhưng sản lượng khai thác của họ sụt giảm đáng kể, đó cũng là viễn cảnh chung trong bối cảnh các mỏ của PVN gần như rơi vào tình trạng cạn kiệt.  

Do đó, có thể thấy sự tăng trưởng như ở các mã PVS, PVD có thể đến từ dòng tiền đầu cơ, dòng tiền kỳ vọng vào tương lai khi PVN triển khai nhiều mỏ khai thác dầu.

1_37527

Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Ông Lê Anh Minh - Giám đốc Phân tích Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS): Với việc liên tục các mỏ Sao Vàng, Đại Nguyệt, và nhiều mỏ khác được PVN ký kết, các mã cổ phiếu Dầu khí cũng được hưởng lợi, hơn là ảnh hưởng từ KQKD trong ngắn hạn.

Đánh giá dòng tiền đầu cơ xuất hiện ở nhóm này cũng không sai, nhưng khi giá dầu thế giới liên tục duy trì mức cao và ổn định, không thể phủ nhận dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu này chỉ đơn thuần nằm ở tính chất đầu cơ.

Một nhóm cổ phiếu đáng chú ý là Ngân hàng tuần qua lại tăng điểm khá nhẹ, chỉ 2%, theo ông sang tuần dòng tiền sẽ tìm sang nhóm cổ phiếu này?

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó TGĐ Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam: Nhóm Ngân hàng tăng chậm và có tín hiệu nhiều mã bị chốt lời. Có thể thấy với việc công bố BCTC có kết quả tốt, nhóm này trong 2 tuần trước đã tăng khá mạnh, đơn cử: MBB tăng từ vùng giá 19x lên 23x, ACB từ 31-32 đã lên 36x. Nhóm Ngân hàng dẫn dắt xu hướng thị trường nhịp hồi phục qua, và sau khi tăng hơn 15%, nhóm này chịu áp lực chốt lời, đó là chuyện bình thường.

Liệu xu hướng dòng tiền có trở lại hay không quyết định bởi tâm lý thị trường và xu hướng thị trường trong ngắn hạn. Đây dù sao cũng là nhóm cổ phiếu có KQKD tốt nhất thị trường.  

Vào tuần giao dịch sau với việc thị trường vẫn tương đối giằng co, nhóm này có thể vẫn sẽ chững lại.

Ngoài các mã dẫn dắt thị trường và Dầu khí, Ngân hàng, nhà đầu tư cũng cần lưu tâm các mã Chứng khoán, Xây dựng và Bất động sản, những cổ phiếu biến động theo chu kỳ.

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam: Thật khó để nhận định liệu dòng tiền có thể chuyển sang nhóm Ngân hàng, tôi cho rằng để dòng tiền xuất hiện ở nhóm này, cần có sự xoay vần từ dòng Dầu khí - nhóm cổ phiếu tăng trưởng rất mạnh trong thời gian qua.  Song vậy, tôi vẫn đánh giá sự tích cực của nhóm Ngân hàng.

Ngoài ra, nhà đầu tư cần lưu ý đến nhiều nhóm khác, đặc biệt là nhóm tăng trưởng. 3 năm trở lại đây, nhóm này tăng trưởng khá tốt. Tôi khuyến nghị nhà đầu tư các mã tăng trưởng tốt là HPG, DXG và PNJ.

Ngoài ra, có các mã phòng thủ là nhóm ngành điện, quý III và quý IV là mùa mưa và là lúc các mã này hưởng lợi, trong đó REE là mã hưởng lợi nhiều nhất.

Ông Lê Anh Minh - Giám đốc Phân tích Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS): Việc dòng Ngân hàng đuối sức có thể giải thích do các mã này đã tăng từ tuần trước đó và với việc công bố BCTC kinh doanh quý II/2018, dòng tiền chốt lãi dần xuất hiện và khiến các mã này đi vào nhịp điều chỉnh.

Tôi vẫn kỳ vọng nhóm này có thể tăng điểm trong tuần giao dịch sau đó.

Ngoài nhóm Ngân hàng, nhà đầu tư nên cân nhắc các mã VIC, VRE, VHM - đây là các nhóm vốn hóa lớn có lợi nhuận kỷ lục. Trong đó, VRE có mô hình tăng giá tốt sau quãng thời gian dài đi ngang 2-3 tuần.

1_51139

Lê Anh Minh - Giám đốc Phân tích Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)

Ông nhận định nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào cho tuần giao dịch tiếp theo?

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó TGĐ Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam: Nên có chiến lược canh mua thời điểm thị trường điều chỉnh, cộng với việc sẽ có nhịp rung lắc điều chỉnh ở nhiều nhóm cổ phiếu đã tăng hơn 10%. Đây là cơ hội sàng lọc cổ phiếu tốt và mua vào với giá tốt.

Với lượng thanh khoản như hiện nay và với đà hồi phục dần. Tuy vậy, các ảnh hưởng tiêu cực từ thế giới đang khiến đà hồi phục của thị trường trở nên chậm hơn.

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam: Hiện tại, chưa xuất hiện sự rủi ro đáng kể sau các phiên tăng điểm vừa qua. Nhịp rung lắc có thể tăng điểm, nhưng trong xu hướng đi lên. Tôi kỳ vọng thị trường sẽ hướng về vùng điểm số 1.100 điểm trong thời gian gần nhất.

Tôi vẫn giữ quan điểm lạc quan từ giờ tới quý III/2018. Rủi ro duy nhất thị trường phải đối mặt hiện tại là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tuy vậy, nên lưu ý mọi thứ hiện tại chưa rõ ràng và các thông điệp đánh thuế từ Trump cần Quốc Hội Mỹ thông qua. Thời điểm đó có thể rơi vào khoảng cuối tháng 8. Do đó, từ giờ tới cuối tháng 8, tôi đánh giá thị trường vẫn hoạt động tốt.

Ông Lê Anh Minh - Giám đốc Phân tích Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS): Tôi vẫn thiên kịch bản về nhóm Ngân hàng sẽ test thành công nhịp điều chỉnh và nâng đỡ thị trường trong tuần sau. Tôi đánh giá thị trường quý III/2018 triển vọng rất tốt dù có thể sẽ tăng chậm hơn quý II/2018.

Ngoài ra, các mã vốn hóa lớn là VIC và liên quan đến cổ phiếu này cũng có thể là động lực tăng trưởng với thị trường.  

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ