Gỡ 'nút thắt' cho người nước ngoài mua nhà

THU HẰNG
16:17 19/09/2017

Thời gian qua, số lượng người nước ngoài mua bất động sản tại Việt Nam đã tăng, nhưng theo đánh giá từ các chuyên gia, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.

Chính sách cho người nước ngoài được mua nhà đã mở, nhưng chưa thực sự thông suốt, vẫn còn “nút thắt” cần gỡ để thực sự phát huy hiệu quả, gia tăng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản.

Ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, chính sách cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam được ban hành từ năm 2008 theo Nghị quyết số 19/2008/QH11. Năm 2014, khi nghiên cứu, xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng đã có tổng kết, đánh giá về chính sách với nhà ở cho người nước ngoài theo Nghị quyết số 19/2008/QH11.

21458511_1833156300045679_2035798083_o

Các dự án bất động sản ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng là người nước ngoài.

Qua đánh giá cho thấy, số người mua nhà ở trong gần 8 năm mới chỉ khoảng 126 trường hợp. Vì vậy, Bộ Xây dựng đã đề xuất cần mở rộng đối tượng, điều kiện cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và đã được Chính phủ, Quốc hội nhất trí thông qua trong Luật Nhà ở 2014.

Hiện nay, Luật Nhà ở 2014 mới có hiệu lực thi hành được hơn 2 năm. Bộ Xây dựng chưa có đánh giá tổng thể nhưng theo báo cáo từ các địa phương thì trong thời gian gần đây, chính sách này đã đạt được kết quả tích cực; được cộng đồng người nước ngoài đồng tình ủng hộ.

Đây cũng chính là giải pháp để thu hút người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống, làm việc - ông Ninh khẳng định. Cụ thể là, từ khi có Luật Nhà ở 2014 đến nay, đã có trên 750 trường hợp người nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận (nhiều gấp gần 6 lần) so với 8 năm thực thi chính sách cũ theo Nghị quyết số 19/2008/QH11.

"Việc giao dịch của người nước ngoài mua bất động sản tại Việt Nam chưa nhiều là do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng kinh tế của người nước ngoài, công việc tại Việt Nam, nhu cầu, vị trí, giá cả nhà ở… ", ông Ninh giải thích

Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nhà ở, Bộ Xây dựng cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, các quy định của pháp luật về nhà ở liên quan đến chính sách sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã thực sự cởi mở, thông thoáng cả về đối tượng, điều kiện sở hữu, số lượng nhà ở sở hữu… và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Trên thực tế, Luật Nhà ở có quy định cho người nước ngoài sở hữu bất động sản nhưng Luật Đất đai không có quy định liên quan đến sở hữu đất gắn với bất động sản như trong trường hợp này. Điều này cũng khiến người mua và cả đơn vị tư vấn băn khoăn khi áp dụng.

Giải thích về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho rằng, hiện nay, theo quy định của Luật Nhà ở 2014 thì cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tối đa là 50 năm, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm 1 lần là 50 năm, thời hạn sở hữu được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Bởi vậy, theo quy định tại khoản 3, Điều 126, Luật Đất đai 2013 thì người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng ổn định lâu dài. Đây là quy định chung cho những người mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Đối với người nước ngoài thì sẽ được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất phù hợp với thời hạn sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Như vậy, pháp luật về đất đai và pháp luật về nhà ở đã có quy định cụ thể về vấn đề sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất của người nước ngoài tại Việt Nam. Cùng đó, nhiều vướng mắc cũng dần được làm rõ hơn như quy định về số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại các tòa nhà, các dự án nhà ở để đảm bảo không quá chặt chẽ mà vẫn phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận Kinh doanh nhà ở Savills TP Hồ Chí Minh cho rằng, giới hạn số lượng căn hộ cho phép người nước ngoài sở hữu là rất quan trọng nhằm mục tiêu giảm thiểu và ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội nói chung.

Theo Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, quy định về số lượng căn hộ mà người nước ngoài được phép sở hữu nhằm thắt chặt các thủ tục bán lại, tăng tính minh bạch của quy trình thực hiện các thủ tục giấy tờ và hành chính bất động sản.

Tuy vậy, việc điều chỉnh giới hạn phù hợp một số loại hình bất động sản ở vài khu vực có nhu cầu đặc biệt hơn, như bất động sản nghỉ dưỡng hay chung cư hạng A, cũng cần cân nhắc hay linh động về mặt phạm vi giới hạn - ông Duy đề xuất. Sự linh động thay vì một giới hạn cố định sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy thị trường, nhất là khi Việt Nam đang có hơn 82.000 người nước ngoài sinh sống và làm việc, cũng như hơn 4 triệu kiều bào. Nhu cầu mua nhà tại Việt Nam của đối tượng này cũng không phải là nhỏ.

Từ năm 2015, những sửa đổi trong Luật Nhà ở cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam được nhìn nhận là một chuyển biến rất khả quan trong chính sách. Nhìn chung, những yêu cầu dành cho đối tượng này đã được quy định khá cụ thể và rõ ràng, từ đó đã tạo ra một nguồn cầu mới và hứa hẹn sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thị trường bất động sản nội địa.

Việc cho người nước ngoài mua nhà sau khi nhập cảnh được kỳ vọng tạo ra yếu tố thuận lợi để thu hút, kích thích phát triển nhiều loại hình bất động sản như đầu tư, du lịch, dịch vụ. Điều này có lợi cho cả nền kinh tế, phù hợp thông lệ quốc tế và là một hình thức “xuất khẩu” bất động sản tại chỗ hiệu quả.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn được đánh giá hấp dẫn đối với người nước ngoài khi tìm mua nhà ở tại Việt Nam. Đơn cử như một dự án nằm ở vị trí đắc địa của quận 2 được mở bán giai đoạn 2 thì hạn ngạch dành cho người nước ngoài là hơn 30% trong thời gian ngắn. Như vậy, còn nhiều khách nước ngoài không có được suất mua căn hộ tại dự án này.

Trên thực tế, các dự án, sản phẩm thu hút người nước ngoài mua chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp, đi kèm với đó là đòi hỏi về chất lượng công trình, dịch vụ trong quá trình tư vấn và bán hàng tương xứng cũng như khả năng đầu tư, cho thuê lại.

Hiện có một số thị trường thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách mua nhà là người nước ngoài gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… Tuy nhiên, số lượng sổ đỏ được cấp cho tổ chức và cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam còn tương đối thấp, nếu so với sự quan tâm và nhu cầu của khách hàng. Điều này cũng là trở ngại không nhỏ.

Việc người nước ngoài chưa nắm bắt rõ thủ tục pháp lý ở Việt Nam và ngược lại, công tác hành chính tại một số địa phương còn chưa quen thuộc với khách nước ngoài đều tạm gọi là những rào cản có thật trong thời điểm này.

Bà Nguyễn Hồng Thủy,uốc tịch Pháp gốc Việt Nam đang sinh sống tại Paris chia sẻ, qua tìm hiểu đã biết những chính sách cho mua và cấp sổ đỏ cho người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian về phép chơi thường chỉ 3 tuần. Do đó, khó mà đáp ứng các thủ tục theo hướng dẫn, đó là chưa kể trình tự thực hiện cũng không dễ dàng. Bởi vậy, bà Thủy vẫn chọn cách nhờ người nhà đứng tên hộ.

Với các nhà đầu tư lớn, để tìm kiếm được dự án bất động sản phù hợp, họ thường chọn cách làm việc qua đơn vị tư vấn quốc tế có mạng lưới văn phòng, chi nhánh ở nhiều quốc gia để đảm bảo các thắc mắc về pháp lý cũng như thủ tục mua bán được giải đáp cụ thể nhất và có khi không mất chi phí phụ thêm.

"Khi đó, những đơn vị có kinh nghiệm và uy tín, khả năng giao tiếp tốt bằng nhiều ngôn ngữ sẽ được khách hàng lựa chọn nhằm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên, ở góc độ khách hàng, những nhà đầu tư này cũng nên đặt rõ những yêu cầu cụ thể về dự án quan tâm để có được thông tin tư vấn chi tiết nhất", ông Nguyễn Khánh Duy gợi ý.

Theo TTXVN

  • Cùng chuyên mục
Cao tốc La Sơn – Túy Loan: Sạt lở taluy nghiêm trọng ở khu vực Thừa Thiên - Huế

Cao tốc La Sơn – Túy Loan: Sạt lở taluy nghiêm trọng ở khu vực Thừa Thiên - Huế

Cao tốc La Sơn – Túy Loan có tổng vốn đầu tư gần 11. 486 tỉ đồng chưa thông xe đã xảy ra tình trạng sạt lở taluy nghiêm trọng tại nhiều địa điểm ở khu vực Thừa Thiên – Huế.

Đầu tư - 17/01/2019 09:51

Bộ trưởng GTVT: Đồng tình với đề xuất mở rộng cầu Xương Giang và Cầu Như Nguyệt

Bộ trưởng GTVT: Đồng tình với đề xuất mở rộng cầu Xương Giang và Cầu Như Nguyệt

Sáng ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã làm việc tại 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn về tình hình phát triển KTXH và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, qua đó ông đồng tình với đề xuất mở rộng 2 cầu cầu Xương Giang và Như Nguyệt.

Đầu tư - 19/07/2018 09:15

Buýt nhanh Hà Nội không những đội giá mà còn gây tắc đường

Buýt nhanh Hà Nội không những đội giá mà còn gây tắc đường

Không chỉ bị Thanh tra Chính phủ yêu cầu giải trình về giá thành mà buýt nhanh Hà Nội (BRT) đang chiếm 1 làn đường riêng, vào giờ cao điểm những tuyến đường có buýt nhanh đi qua thường xuyên ùn tắc cục bộ, như Giảng Võ, Lê Văn Lương, Tố Hữu…

Đầu tư - 19/10/2017 14:42

TP.HCM đầu tư 2.000 tỉ cho đường thủy, giảm tải đường bộ

TP.HCM đầu tư 2.000 tỉ cho đường thủy, giảm tải đường bộ

UBND TP.HCM vừa duyệt 2 dự án nạo vét các tuyến sông nhằm tăng cường vận tải hàng hóa bằng đường thủy, giảm áp lực cho hệ thống giao thông đường bộ đang quá tải với tổng giá trị hơn 2.000 tỉ đồng.

Đầu tư - 09/10/2017 08:08

Căn hộ đắt nhất châu Á giá 67 triệu USD tại Hong Kong

Căn hộ đắt nhất châu Á giá 67 triệu USD tại Hong Kong

Một penhouse tại Hong Kong vừa xác lập kỷ lục căn hộ chung cư đắt nhất châu Á với giá bán ra đạt 67 triệu USD.

Đầu tư - 05/10/2017 16:00

Cao tốc Bắc - Nam đầu tư hơn 140 nghìn tỷ, không dễ lựa chọn nhà đầu tư

Cao tốc Bắc - Nam đầu tư hơn 140 nghìn tỷ, không dễ lựa chọn nhà đầu tư

Dự án đường cao tốc Bắc - Nam có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 140.116 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 55.000 tỷ đồng.Theo thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, bối cảnh hiện nay việc lựa chọn nhà đầu tư không dễ dàng.

Đầu tư - 01/10/2017 10:05

SCIC bán vốn thu về hơn 12.400 tỷ đồng

SCIC bán vốn thu về hơn 12.400 tỷ đồng

Theo báo cáo mới nhất của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài Chính), trong 9 tháng đầu năm 2017, SCIC đã bán vốn tại 28 doanh nghiệp với giá trị là 1.522 tỷ đồng, thu về 12.428 tỷ đồng

Đầu tư - 27/09/2017 08:50

Tòa nhà cao nhất Việt Nam đang xây tới đâu?

Tòa nhà cao nhất Việt Nam đang xây tới đâu?

Được khởi công vào cuối năm 2016, hiện nay siêu dự án Vinhomes Central Park với điểm nhấn là tòa nhà cao nhất Việt Nam 81 tầng - The Landmark 81 vừa chạm mốc tầng 50.

Đầu tư - 16/09/2017 14:45

Bất thường bút phê 'buồn cười quá': Bộ GTVT nói gì?

Bất thường bút phê 'buồn cười quá': Bộ GTVT nói gì?

Với đề nghị được tham gia dự án đường sắt Ngọc Hồi - Yên Viên (Hà Nội), văn bản gửi Thủ tướng, Công ty Đầu tư Phát triển nhà Gia Bảo đã có bút phê “Buồn cười quá”. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đề nghị tham gia dự án của công ty có những vấn đề nhất định.

Đầu tư - 24/08/2017 17:30

Dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ và góc khuất BOT

Dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ và góc khuất BOT

Nếu vẫn duy trì hình thức chỉ định thầu cùng cách thức quản lý thiếu minh bạch, thì danh sách những dự án BOT như Bến Thủy, Hạc Trì hay Cai Lậy sẽ còn được nối dài. Người dân không tiếc tiền trả phí, nhưng muốn mỗi đồng bỏ ra phải minh bạch thay vì chảy vào túi của nhóm lợi ích.

Đầu tư - 23/08/2017 07:30

Bức xúc tại Trạm thu phí Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ GTVT: 'Đi qua đó tôi cũng phải trả phí!'

Bức xúc tại Trạm thu phí Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ GTVT: 'Đi qua đó tôi cũng phải trả phí!'

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông tại cuộc họp báo chiều ngày 17/8, với những vấn đề xung quanh trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) xôn xao dự luận trong vài ngày qua.

Đầu tư - 17/08/2017 17:33

Cận cảnh dự án 3.000 tỷ đồng của Tổng công ty 36

Cận cảnh dự án 3.000 tỷ đồng của Tổng công ty 36

Với việc đổ 3.000 tỷ đồng để làm dự án tại khách sạn Asean ở phố Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội), Tổng công ty 36 cho thấy đang chuyển hướng mạnh từ một đơn vị xây lắp sang đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS).

Đầu tư - 18/04/2017 10:33