Giám đốc Synopsys Nam Á: Miền Trung có nguồn nhân lực cần cù, phù hợp với ngành bán dẫn

Nhàđầutư
Trên địa bàn TP. Đà Nẵng hiện nay có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động. Nhưng chuyên về lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn chỉ có 550 kỹ sư.
THÀNH VÂN
27, Tháng 03, 2024 | 07:35

Nhàđầutư
Trên địa bàn TP. Đà Nẵng hiện nay có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động. Nhưng chuyên về lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn chỉ có 550 kỹ sư.

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực

Ngày 26/3, tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (VKU) - Đại học Đà Nẵng diễn ra chuỗi sự kiện khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại TP. Đà Nẵng.

Sự kiện là một trong những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, đề án phát triển vi mạch bán dẫn của TP. Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Qua đó định hướng tiếp cận tham gia vào chuỗi sản xuất vi mạch, bán dẫn toàn cầu, dựa trên nguồn nhân lực là yếu tố quyết định và ưu tiên phát triển nhân lực cho khâu thiết kế và khâu kiểm thử trong chuỗi giá trị của bán dẫn và vi mạch.

PGS.TS. Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn cho biết, VKU đã rất tích cực triển khai nhiều hoạt động, là đơn vị tiên phong hoàn thành thủ tục và công bố tuyển sinh kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn năm 2024, với tổng chỉ tiêu dự kiến đào tạo từ 600 -1.000 kỹ sư đến năm 2028.

Đồng thời cũng đã điều chỉnh chương trình đào tạo các ngành gần, trong đó có thêm định hướng vi mạch bán dẫn để đào tạo chuyển đổi các sinh viên từ năm 1 (khóa 2023) đến năm 3 (khóa 2021) nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp bách nguồn nhân lực lĩnh vực này.

"VKU cũng đã mở chương trình đào tạo thạc sỹ, phát triển nhóm nghiên cứu về vi mạch bán dẫn. Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực về đóng gói, kiểm thử Vi mạch bán dẫn. Tuyển sinh đào tạo các lớp upskills cho sinh viên. Phát triển, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

VKU cũng đã hoàn thành Xây dựng Trung tâm Vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh (SSTH); Phòng thí nghiệm và nghiên cứu Công nghệ mới và Vi mạch bán dẫn với Nam Long Group...", PGS.TS. Huỳnh Công Pháp thông tin thêm.     

IMG_2162

Sự kiện khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại TP. Đà Nẵng. Ảnh: T.V.

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, trên địa bàn thành phố hiện nay có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động.

Trong đó có khoảng 6 doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn với 550 kỹ sư vi mạch bán dẫn. Con số trên là còn khá khiêm tốn so với nhu cầu về nhân lực chip bán dẫn được các cơ quan Trung ương và chuyên gia dự đoán trong thời gian tới.

"Để chủ động phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn, TP. Đà Nẵng đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp trong đó có ưu tiên tăng cường hợp tác quốc tế với các công ty, tổ chức uy tín trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn để sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin nhu cầu về nhân lực ngành vi mạch, bán dẫn", ông Minh thông tin.

Theo ông Minh, nắm bắt nhu cầu nhân lực của ngành bán dẫn, các trường đại học trên địa bàn TP. Đà Nẵng đang tích cực xây dựng, mở các mã ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Ngoài ra, một số trường khác cũng đang đẩy mạnh xúc tiến hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm để xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho ngành vi mạch bán dẫn... 

IMG_2181

VKU dự kiến đào tạo từ 600 -1.000 kỹ sư đến năm 2028. Ảnh: T.V.

Nhiều công ty công nghệ Hoa Kỳ tìm đến Việt Nam

Bà Susan Burn, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM cho biết, Hoa Kỳ nhận thức vai trò quan trọng của Việt Nam trong việc xây dựng các chuỗi cung ứng bán dẫn linh hoạt, và rất ủng hộ mạnh mẽ đối với sự phát triển của ngành công nghiệp này tại Việt Nam.

"Các công ty Hoa Kỳ đã đầu tư hàng tỷ USD vào đây, đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo việc làm chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và đổi mới. Điều này đặc biệt đúng trong ngành công nghiệp bán dẫn", bà Susan Burn cho hay.

Theo bà Susan Burn, các công ty Hoa Kỳ như Synopsys đã đi tiên phong trong việc tăng trưởng và phát triển ngành công nghiệp quan trọng này tại Việt Nam. Những sản phẩm này cung cấp năng lượng cho mọi thứ, từ điện thoại đến ô tô - cơ sở hạ tầng kỹ thuật số làm nền tảng cho nền kinh tế hiện đại.

Trong khi đó, ông Trịnh Thanh Lâm, Giám đốc Công ty Synopsys Nam Á đánh giá, chỉ trong thời gian ngắn, Đà Nẵng đã có những bước tiến vững chắc trong việc phát triển ngành vi mạch bán dẫn.

"Lãnh đạo TP. Đà Nẵng có tầm nhìn, quyết tâm và đã những bước đi cụ thể nhất. Minh chứng là lãnh đạo thành phố đã có hai chuyến công tác đến các công ty hàng đầu về lĩnh vực bán dẫn ở Mỹ", ông Lâm cho hay.

Theo ông Lâm, hiện nay không một quốc gia nào trên thế giới tuyên bố tự chủ trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, từ nguyên vật liệu đầu vào đến tự chủ công nghệ phần mềm, phần cứng, thiết kế, sản xuất, đóng gói… và đặc biệt là tự chủ trong nguồn nhân lực.

"Hiện nay các nước phát triển mạnh về công nghiệp bán dẫn như Mỹ, Nhật, Hàn và Đài Loan đang thiếu nguồn nhân lực. Theo dự đoán, đến năm 2030 thị trường ngành bán dẫn sẽ tăng lên khoảng 1.000 tỷ USD (hiện nay chỉ khoảng 300 tỷ USD), và thiếu đến 900.000 nhân lực công nghệ cao", ông Lâm cho hay.

Ông Lâm cho rằng, miền Trung (Việt Nam) có nguồn lực sinh viên đã được chứng minh là rất cần cù, phù hợp với ngành bán dẫn. Điều này mở ra cơ hội cho nguồn lao động tham gia vào sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Trong khuôn khổ sự kiện, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn cũng đã tổ chức khai trương Trung tâm Vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh (VKU-SSTH). Bên cạnh đó, khai giảng khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn năm 2024 cho giảng viên nguồn của thành phố.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24675.00 24695.00 25015.00
EUR 26141.00 26246.00 27411.00
GBP 30532.00 30716.00 31664.00
HKD 3113.00 3126.00 3228.00
CHF 26871.00 26979.00 27815.00
JPY 159.92 160.56 168.00
AUD 15832.00 15896.00 16382.00
SGD 18029.00 18101.00 18636.00
THB 660.00 663.00 690.00
CAD 17973.00 18045.00 18577.00
NZD   14540.00 15029.00
KRW   17.60 19.20
DKK   3510.00 3640.00
SEK   2258.00 2345.00
NOK   2225.00 2313.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ