Giải tỏa 'cơn khát' vật liệu làm cao tốc
Với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 133, các khó khăn về thủ tục cấp phép khai thác mỏ đã được tháo gỡ, giảm bớt căng thẳng nguồn vật liệu...
Nếu như cách đây 2 tháng, nhu cầu vật liệu đất đắp nền đường cho tất cả dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đang thi công thiếu hơn 22 triệu m3 thì đến nay, con số này chỉ khoảng 10 triệu m3, tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai.
Với việc Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 133, sửa đổi Nghị quyết 60, chắc chắn nỗi lo thiếu vật liệu ảnh hưởng đến tiến độ dự án sẽ không còn căng thẳng như trước.
Gấp rút bổ sung nhiều mỏ
Nhằm tháo gỡ vướng mắc về nguồn vật liệu phục vụ thi công Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, ngày 19/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 133, sửa đổi bổ sung Nghị quyết 60 (ban hành ngày 16/6/2021).

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhà thầu Công ty CP Đầu tư xây dựng Trường Sơn huy động tối đa nhân công, thiết bị để đắp cát xử lý đoạn nền đất yếu dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu. Ảnh: Văn Thanh
Tại dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, ngày 19/10, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 133, ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt bổ sung 8 khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu.
Tổng trữ lượng dự kiến các mỏ này hơn 4.100.000m3.
Cụ thể 7 mỏ đất san lấp ở huyện Bắc Bình gồm: Mỏ núi Cà Tăng trữ lượng 400.000m3, mỏ Núi Mục (400.000m3), mỏ thôn Sông Khiêng (500.000m3), mỏ Hòn Lúp (700.000m3), mỏ Đông Nam núi Cà Tăng (800.000m3), mỏ Đồng Gòn (240.000m3), mỏ đất tại xã Bình An (370.000m3) và 1 mỏ tại xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam (700.000m3).
Tại dự án Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Tạ Gia Mạnh Hưng, Trưởng phòng điều hành Dự án 2, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho hay, hiện nay dự án còn thiếu khối lượng đất đắp tại gói thầu XL05 và XL06 khoảng hơn 600.000m3.
Ông Hưng cho biết, dù Chính phủ đã có Nghị quyết 133 nhưng đến nay phía địa phương vẫn chưa cho thấy động thái nào để đẩy nhanh thủ tục cấp phép, nâng công suất theo kiến nghị trước đó. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có rất nhiều mỏ đã được quy hoạch. “Chỉ cần 2 trong số các mỏ này được cấp phép khai thác sẽ giải quyết được khoảng hơn 600.000m3 đất đắp còn thiếu tại gói thầu XL05 và XL06”, ông Hưng nói.
Trước đó, báo cáo của Ban QLDA7 cho thấy, tổng nhu cầu vật liệu đắp nền đường của dự án còn thiếu hơn 6.000.000m3.
Để đảm bảo nhu cầu vật liệu, Ban QLDA 7 đã kiến nghị tỉnh Bình Thuận bổ sung 11 mỏ.
Ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó giám đốc Ban QLDA 7 cho biết, với các mỏ vật liệu vừa được tỉnh cấp phép và bổ sung quy hoạch, sau khi đưa vào khai thác cơ bản giải quyết xong vấn đề đất đắp.
“Ban QLDA7 và các nhà thầu đã làm việc với tỉnh Bình Thuận và xác định mốc các mỏ vật liệu sẽ được cấp phép trong tháng 1/2022.
Quy trình cấp phép sẽ thực hiện theo tinh thần càng nhanh càng tốt, rút ngắn thời gian theo Nghị quyết 133 của Chính phủ”, ông Khoát nói.
Trên địa bàn Đồng Nai, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Liên danh gói thầu XL04, dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cho biết, đến nay gói thầu còn thiếu khoảng 400.000m3.
Sau khi áp dụng Nghị quyết 133 cùng với việc tỉnh Đồng Nai ra văn bản hướng dẫn cho phép cải tạo đất nông nghiệp, gò đồi đã tháo gỡ triệt để việc khan hiếm nguồn cung đất đắp.
Việc cấp phép sẽ được rút ngắn từ 6 tháng chỉ còn khoảng 2 tháng.
Đến nay UBND huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) đang tiến hành song song các công đoạn và thủ tục còn lại để đẩy nhanh cấp phép các mỏ đất vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 sẽ cơ bản giải quyết xong nguồn đất đắp cho hai gói thầu qua Đồng Nai.
“Các mỏ đang làm quy trình cấp phép nằm rất gần dự án, chỉ khoảng 4 - 8km. Do tiết kiệm được các chi phí nghiền sàng, không phải vận chuyển đi xa như trước, ước tính giá đất đắp chắc chắn dưới 100.000 đồng/m3, còn trước đây là 150.000 đồng/m3. Các nhà thầu như đã cởi được gánh nặng trên lưng”, ông Tuấn phấn khởi nói.
Rút ngắn thủ tục, thời gian cấp phép
Tại Thanh Hóa, ông Phạm Văn Hoành, Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cho biết, với quy định trước đây thì để cấp phép hoạt động cho một mỏ vật liệu phải mất 3 năm.
Tuy nhiên, với cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 133, thời gian rút ngắn rất nhiều, chỉ còn từ 4 - 6 tháng.
“Hiện nay, Sở cũng đã cấp được 4 mỏ theo cơ chế đặc thù. Tất cả các mỏ đã thăm dò xong và phê duyệt trữ lượng. Dự kiến trong tháng 12 này 4 mỏ sẽ đi vào hoạt động khai thác phục vụ cho cao tốc Bắc - Nam”, ông Hoành cho biết thêm.
Liên quan đến giá thành vật liệu bán tại mỏ, ông Hoành cho biết, các mỏ trên địa bàn hiện nay đang áp dụng giá của Bộ Tài chính quy định là 49.000 đồng/m3 để tính thuế.
Còn việc giá thành vận chuyển từ mỏ đến công trình phụ thuộc vào từng vị trí mỏ, khoảng cách vận chuyển.
Ông Cao Đăng Hoạt, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH Định An, nhà thầu đang thực hiện thi công tại dự án QL45 - Nghi Sơn cho biết, để phục vụ đất đắp cho hai gói thầu XL01 và XL02, đơn vị đã xin tỉnh Thanh Hóa cho phép khai thác mỏ đất tại huyện Như Thanh và được chấp thuận.
“Mỏ đất này có trữ lượng khoảng 5.000.000m3 và chúng tôi xin khai thác với công suất tối đa 4.000.000m3/năm. Về giá thành thì khi đơn vị trúng thầu được cấp mỏ sẽ chủ động được giá, cơ bản không vượt dự toán”, ông Hoạt cho biết thêm.
Tại Nghệ An, Chỉ huy trưởng công trường Công ty CP ĐTXD Trường Sơn (gói XL04, dự án Nghi Sơn - Diễn Châu) cho biết, với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 133, các khó khăn về thủ tục cấp phép khai thác mỏ đã được tháo gỡ, giảm bớt căng thẳng về nguồn vật liệu, nhất là đất đắp nền đường.
Hiện giá thành các loại vật liệu thi công như đất đắp, cát nền không còn cao như trước.
Về phía đại diện chủ đầu tư, ông Phạm Văn Minh, Phó giám đốc Ban QLDA 6 cho biết, khi các nhà thầu mới vào nhận bàn giao mặt bằng (cách đây 2 - 3 tháng) có bày tỏ lo ngại về việc khó khăn mỏ vật liệu, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự kết nối.
Sau đó, Ban QLDA 6 đã đốc thúc nhà thầu làm việc với chủ mỏ, phía chủ mỏ cũng phải chủ động hoàn thiện hồ sơ với chính quyền để đẩy nhanh thủ tục.
“Tính đến nay, với hơn 40 mỏ đất, cát đã và sắp được cấp phép mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chắc chắn dự án sẽ không thiếu vật liệu đắp. Trước khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 133, trong buổi làm việc với Bộ GTVT, ông Lê Hồng Vinh - Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An đã khẳng định, đơn vị nào, mỏ nào có nhu cầu nâng công suất để cấp vật liệu cho dự án cao tốc thì trình hồ sơ lên là tỉnh sẽ giải quyết ngay”, ông Minh nói.
Tại dự án cao tốc QL45 - Nghi Sơn, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Giám đốc Điều hành dự án (Ban QLDA 2) cho biết, công trình cần hơn 5.500.000m3 đất đắp, 707.000m3 đá các loại và hơn 1.000.000m3 cát.
Theo ông Quỳnh, vật liệu cát và đá cơ bản đáp ứng. Riêng đối với đất đắp, các đơn vị liên quan đã khảo sát 11 mỏ đất đạt tiêu chuẩn đắp nền đường K95, K98 với tổng trữ lượng khoảng 15.000.000m3.
Riêng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, vật liệu san lấp cần cung cấp cho đoạn cao tốc Nha Trang - Cam Lâm dự kiến thiếu 4.700.000m3.
Để đảm bảo nguồn vật liệu phục vụ cho thi công dự án, qua khảo sát thực tế, nhà đầu tư (Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm) kiến nghị xin phép được lập phương án và múc đất mặt bằng trước mắt tại 5 vị trí đồi đất lân cận tuyến đường cao tốc với tổng trữ lượng khoảng hơn 1.000.000m3.
Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa cho biết, hiện UBND tỉnh này đã đồng ý chủ trương cho phép nhà đầu tư được lập phương án và múc đất tạo mặt bằng tại 5 vị trí.
Tuy nhiên, các điểm này nằm ngoài quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản của tỉnh, chưa được các cấp thẩm quyền phê duyệt nên hiện chưa áp dụng Nghị quyết 133 của Chính phủ.
“Hiện tỉnh đưa ra giải pháp là lập hồ sơ, điều chỉnh quy hoạch, đưa các điểm mỏ đề xuất vào quy hoạch. Dự kiến tháng 12 này sẽ trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 4 thông qua thì lúc đó mới áp dụng Nghị quyết 133 của Chính phủ”, ông Bùi Minh Sơn, Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa cho biết.
Cải thiện nguồn cung vật liệu
Theo ông Lê Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT, Bộ GTVT) cho biết, Nghị quyết 133 có nhiều điểm mới so với Nghị quyết 60.
Cụ thể, trong Nghị quyết 60 chỉ quy định cho phép các mỏ vật liệu thông thường đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác, được cấp phép nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác.
Tuy nhiên, điểm mới trong Nghị quyết 133 vừa ban hành là Chính phủ cho phép các mỏ đất đắp nền đường được nâng công suất theo nhu cầu của dự án đường cao tốc, không giới hạn 50% công suất ghi trong giấy phép, đến khi dự án hoàn thành thì bàn giao lại mỏ cho địa phương.
“Trong Nghị quyết 133 có thêm quy định mới nữa là Chính phủ yêu cầu các địa phương phải thực hiện các giải pháp triển khai đồng thời các thủ tục hành chính trong quá trình cấp phép khai thác mỏ vật liệu nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính, rút ngắn thủ tục cấp phép khai thác mỏ vật liệu”, ông Tiến chia sẻ.
Trước khi Chính phủ có Nghị quyết 133, vào cuối tháng 9 vừa qua, trong văn bản báo cáo Thủ tướng, Bộ TN&MT cho biết, tại thời điểm kiểm tra, 9/11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam có tổng nhu cầu đất đắp nền đường khoảng 51.000.000m3 (sau khi đã sử dụng đất đắp nền đường tại chỗ).
Ngoài hai dự án thiếu khối lượng rất ít (Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua Quảng Trị thiếu khoảng 160.000m3, cầu Mỹ Thuận 2 thiếu khoảng 40.000m3), các dự án còn lại thiếu khối lượng lớn gồm: Mai Sơn - QL45 (thiếu 7.100.000m3), Cam Lộ - La Sơn (đoạn qua Thừa Thiên - Huế thiếu 1.900.000m3), Vĩnh Hảo - Phan Thiết (thiếu 7.500.000m3), Phan Thiết - Dầu Giây (thiếu 4.500.000m3).
Ông Tiến cho biết, đến thời điểm này, nguồn vật liệu nhất là đất đắp nền đường phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam đã dần ổn định hơn, một số địa phương trong thời gian qua, điển hình là Bình Thuận đã cấp phép thêm được mỏ vật liệu, cộng thêm các mỏ được nâng công suất khai thác chắc chắn sẽ cải thiện nguồn cung vật liệu cho cao tốc Bắc - Nam.
“Cách đây gần 2 tháng, nhu cầu vật liệu đất đắp nền đường cao tốc Bắc - Nam thiếu hơn 22.000.000m3. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thống kê của chúng tôi cho thấy, nhu cầu vật liệu cho tất cả dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đang tổ chức thi công chỉ còn thiếu khoảng 10.000.000m3, tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai”, ông Tiến chia sẻ.
Đình Quang
(Theo Báo Giao thông)
- Cùng chuyên mục
Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán
Dự án cầu vượt nút giao Ngã ba Huế (TP. Đà Nẵng) có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng gần 10 năm, nhưng đến nay chưa được quyết toán đầy đủ cho doanh nghiệp.
Đầu tư - 15/06/2025 17:54
Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?
Theo Bộ Xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận vẫn được chuyển nhượng theo quy định về kinh doanh bất động sản.
Đầu tư - 15/06/2025 13:00
Kinh tế AI dự kiến đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2040
Với tiềm năng mang lại quy mô kinh tế lên tới 130 tỷ USD vào năm 2040, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam.
Đầu tư - 15/06/2025 13:00
Cách Aeon Mall nhanh chóng mở rộng hiện diện ở Việt Nam
Một phương pháp quen thuộc Aeon Mall dùng để phát triển các dự án trung tâm thương mại là thông qua hợp tác với doanh nghiệp nội đã có sẵn đất cho dự án thương mại.
Đầu tư - 15/06/2025 08:37
Thủ tướng mời Tập đoàn Ericsson phát triển mạng 6G, cơ sở dữ liệu cho AI tại Việt Nam
Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson mong muốn tiếp tục hợp tác để triển khai công nghệ 5G, thúc đẩy chuyển đổi số và công nghiệp 4.0
Đầu tư - 14/06/2025 12:34
Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại
Sau giai đoạn thanh lọc kéo dài, thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến loạt tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, chu kỳ tăng trưởng bền vững từng biến bất động sản trở thành kênh sinh lời ưa chuộng nay đã chững lại.
Đầu tư - 14/06/2025 11:11
Quảng Trị đề nghị giao EVN làm nhà máy nhiệt điện 55.000 tỷ
UBND tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ Công Thương đề nghị xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao EVN triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị theo trường hợp dự án, công trình điện lực khẩn cấp.
Đầu tư - 14/06/2025 06:45
Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng
Dự án Nhà ga hàng hóa tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng được xây dựng trên diện tích đất dự kiến sử dụng hơn 24.618m2, tổng vốn đầu tư hơn 631 tỷ đồng.
Đầu tư - 13/06/2025 15:32
Bình Định chờ 'sóng' FDI Thuỵ Điển
Công ty Syre Thụy Điển sẽ xây dựng Nhà máy tái chế vải Polyester công nghệ cao tại Bình Định với khoản đầu tư gần 1 tỷ USD.
Đầu tư - 13/06/2025 13:26
Quảng Ninh tái cấu trúc hành chính, mở lối cho đầu tư
Từ ngày 1/7/2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp – gồm cấp tỉnh và cấp xã (xã, phường, đặc khu).
Đầu tư - 13/06/2025 09:13
Hình hài cao tốc nối Quảng Bình - Quảng Trị trước ngày thông xe
Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ nối hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 9.900 tỷ đồng dự kiến sẽ thông xe vào cuối tháng 6/2025.
Đầu tư - 12/06/2025 19:26
Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư
Dự án Nhà máy điện gió Vân Canh (tại Bình Định) với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng sẽ triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Dự án hứa hẹn sẽ cung cấp sản lượng điện sạch từ nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống quốc gia.
Đầu tư - 12/06/2025 09:59
Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế
New York, London, Paris hay Tokyo vẫn là điểm đến hàng đầu của giới siêu giàu và các cá nhân có giá trị tài sản lớn. Tuy nhiên, trong làn sóng chuyển dịch hiện nay, nhiều thành phố mới đang dần thu hút dòng vốn đầu tư của giới siêu giàu nhờ chính sách visa đầu tư, ưu đãi thuế và môi trường sống thân thiện.
Đầu tư - 11/06/2025 17:14
Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án khu du lịch sinh thái biển Xuân Hội.
Đầu tư - 11/06/2025 11:07
Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam
Khu đất thuộc khu vực dự án Golden Hills (TP. Đà Nẵng) của CTCP Trung Nam được mời thầu tư vấn xác định giá đất giai đoạn tháng 3/2019.
Đầu tư - 11/06/2025 06:49
Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam
Ngày 10/6, Qualcomm chính thức ra mắt AI R&D mới tại Việt Nam, bước đi tiếp nối thương vụ sáp nhập bộ phận nghiên cứu mảng AI tạo sinh của VinAI.
Đầu tư - 11/06/2025 06:43
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 4 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 4 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago