Giải pháp thúc đẩy nâng hạng TTCK Việt Nam

Nhàđầutư
Việc được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi sẽ giúp thị trường chứng khoán tiếp cận được nguồn vốn lớn hơn, riêng nguồn vốn thụ động từ các ETF có thể từ 2 - 4 tỷ USD, và ngoài ra các quỹ chủ động có thể tăng thêm đầu tư vào Việt Nam.
SMART INVEST
10, Tháng 10, 2023 | 10:12

Nhàđầutư
Việc được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi sẽ giúp thị trường chứng khoán tiếp cận được nguồn vốn lớn hơn, riêng nguồn vốn thụ động từ các ETF có thể từ 2 - 4 tỷ USD, và ngoài ra các quỹ chủ động có thể tăng thêm đầu tư vào Việt Nam.

Sáng 10/10 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/ Tạp chí điện tử Nhadautu.vn tổ chức Hội thảo "Nâng hạng thị trường chứng khoán và việc minh bạch thông tin của công ty niêm yết".

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đại diện các bộ, ngành, Ban Kinh tế TW, Uỷ ban Kinh tế và Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, các chuyên gia kinh tế và các công ty kiểm toán, các thành viên thị trường.

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài tham luận của Công ty Chứng khoán Smart Invest, với chủ đề: "Giải pháp thúc đẩy nâng hạng TTCK Việt Nam":

Hiện nay, để nâng hạng lên thị trường mới nổi của MSCI cần đạt 17 tiêu chí và FTSE cần đạt 9 tiêu chí.

bhhf

 

Việc đáp ứng các tiêu chí nâng hạng của TTCK Việt Nam

Đối với những tiêu chí nhỏ như công bố thông tin bằng Tiếng Anh, quyền bình đẳng nhà đầu tư nước ngoài, giao dịch thỏa thuận … thì về cơ bản đây là lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UBCK và sự cải cách của các doanh nghiệp. UBCK cần sửa đổi các văn bản pháp lý yêu cầu các công ty niêm yết phải đảm ứng. Chi phí phát sinh từ các hoạt động này thực sự không vượt quá khả năng đáp ứng ngay của các doanh nghiệp.

Tiêu chí lớn tiếp theo liên quan tới bán khống, giao dịch trong ngày T+0,... không phải là vấn đề cốt lõi. Tuy nhiên, về lâu dài, các sản phẩm trên thị trường chứng khoán cần phải được đa dạng hơn nữa để thu hút thêm nhà đầu tư. Điều này cũng để phục vụ chính bản thân các công ty chứng khoán. Chúng ta biết rằng khi quy mô thị trường quá bé, ít sản phẩm, số lượng công ty chứng khoán nhiều và các sản phẩm cạnh tranh có xu hướng giống nhau và kéo theo đó là tình trạng giảm giá phí một cách tối đa khiến hiệu quả kinh doanh cũng sụt giảm. Việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ hình thành nhiều công ty chứng khoán có các lợi thế cạnh tranh riêng biệt ở từng phân khúc.

Vấn đề thanh khoản: Hiện tại vốn hóa của HOSE khoảng chưa đến 5 triệu tỷ, thanh khoản hiện tại quanh 20 ngàn tỷ/ngày thì cũng là 0,4% vốn hóa/ngày. Đây là mức rất cao vượt xa tiêu chuẩn xem xét.

Screenshot (1922)

 

Vướng mắc lớn nhất của chúng ta hiện nay nằm ở 2 tiêu chí này: giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và Prefunding. Cả hai vấn đề này đều vượt qua quyền hạn của Ủy ban chứng khoán mà cần sự tham gia của Bộ Ban Ngành khác như Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, NHNN….

Giải pháp

Vấn đề sở hữu

Các quy định hiện tại đã dỡ bỏ hạn chế sở hữu nước ngoài áp dụng đối với chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài (kèm theo điều kiện), đồng thời trao quyền cho doanh nghiệp định đoạt giới hạn sở hữu nước ngoài đối với những công ty hoạt động trong các ngành, lĩnh vực không hạn chế nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần nhưng trên thực tế không có nhiều công ty đại chúng nâng tỷ lệ sở hữu vượt quá 51% (Do doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 51% trở lên sẽ phải thực hiện hoạt động đầu tư áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư 2014, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn (theo Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ 1/1/2021 thì tỷ lệ này là 50%), điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch kinh doanh và các thủ tục tác động tới doanh nghiệp. Việc nhà đầu tư nước ngoài mua bán cổ phiếu hàng ngày quanh ngưỡng 51% vốn điều lệ gây khó khăn tới việc xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp).

Mô hình Thái Lan (NVDR)

Gần đây chính phủ đang xem xét áp dụng chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (non-voting depositary receipt hoặc NVDR). Việc ban hành Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021 bước đầu ghi nhận về chứng chỉ lưu ký này. Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chúng ta cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn thực thi điều luật này.

Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết là một loại chứng chỉ lưu ký đặc biệt, do một tổ chức thứ ba là công ty con của sở giao dịch chứng khoán gọi là tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành NVDR sẽ chuyển giao cho nhà đầu tư tất cả quyền lợi tài chính gắn liền với cổ phiếu như cổ tức, quyền mua cổ phiếu mới. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể chuyển từ NVDR sang cổ phần thông thường trong trường hợp công ty niêm yết chưa đạt tới sở hữu nước ngoài.

Mô hình Trung Quốc

Trung Quốc chia cổ phiếu làm 2 loại A và B.

Cổ phiếu Trung Quốc loại A (gọi tắt là cổ phiếu A) được hiểu là cổ phiếu chứng khoán của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc đại lục, giao dịch trên hai Sàn chứng khoán Trung Quốc là Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến. Chúng giao dịch bằng đồng nhân dân tệ. Trong quá khứ, cổ phiếu sẽ chỉ mua được bởi công dân đại lục do những hạn chế của Trung Quốc đối với các chủ thể đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ năm 2003, các tổ chức nước ngoài khi được chọn đã có thể mua các cổ phiếu này thông qua hệ thống Đầu tư tổ chức nước ngoài đủ năng lực (QFII). Hệ thống QFII bao gồm các loại sau đây: cổ phiếu niêm yết (nhưng không bao gồm cổ phiếu có nguồn gốc nước ngoài), trái phiếu kho bạc, trái khoán công ty, trái phiếu chuyển đổi và các công cụ tài chính khác được Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) phê duyệt.

Cổ phiếu Trung Quốc loại B (gọi tắt là cổ phiếu B) là cổ phiếu được đầu tư trong các công ty có trụ sở tại Trung Quốc. Chúng giao dịch bằng ngoại tệ trên hai sàn giao dịch khác nhau của Trung Quốc. Trên Sàn giao dịch Thượng Hải, cổ phiếu B được giao dịch bằng đô la Mỹ. Trên Sàn giao dịch Thâm Quyến, cổ phiếu B được giao dịch bằng đô la Hong Kong. Năm 2001, Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc cũng bắt đầu cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào cổ phiếu B. Giao dịch cổ phiếu B cùng với cổ phiếu A diễn ra trên Sàn giao dịch Thượng Hải và sàn giao dịch Thâm Quyến. Các nhà đầu tư phải giao dịch cổ phiếu B bằng đô la Mỹ trên Sàn giao dịch Thượng Hải và bằng đô la Hong Kong trên Sàn giao dịch Thâm Quyến.

Mặc dù các cổ phiếu này giao dịch bằng các loại tiền tệ khác nhau, chúng vẫn được phát hành theo mệnh giá của đồng Nhân dân tệ. 

Vấn đề Pre-funding

Về vấn đề pre-funding, theo Thông tư 120 của Bộ Tài chính quy định nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài phải có đủ 100% tiền trong tài khoản trước khi thực hiện lệnh giao dịch. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước lại có quy định không cho phép các ngân hàng lưu ký cấp tín dụng cho NĐT nước ngoài để mua bán chứng khoán. Một trong những lý do của vấn đề này chính là NHNN lo ngại về tính an toàn của hệ thống và cũng như tiêu chí nền kinh thị trường định hướng XHCN của Việt Nam (Tính định hướng XHCN là tính kiểm soát nguồn vốn. Mô hình QFII của Trung Quốc ở phía trên được lập ra cũng đề kiểm soát nguồn chẳng hạn như quy định nhà đầu tư nước ngoài chỉ được chuyển 20% khoản đầu tư mỗi tháng).

Về giải pháp ngắn hạn: Nên sửa đổi Thông tư 120, bỏ quy định NĐT nước ngoài cần phải có đủ 100% tiền trong tài khoản để thực hiện lệnh. Ủy ban Chứng khoán có thể cấp margin dựa trên tài sản đảm bảo của NĐT nước ngoài, nếu tài sản đảm bảo ở ngân hàng lưu ký thì công ty chứng khoán, khách hàng và ngân hàng lưu ký phải làm việc với nhau về tài sản đó;

Công ty chứng khoán có thể đứng ra cấp bảo lãnh cho vay với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở mức ký quỹ 20 – 30%. Trong trường hợp nếu nhà đầu tư nước ngoài không thanh toán, công ty chứng khoán sẽ mua lại làm danh mục tự doanh hoặc bán giải chấp cổ phiếu này thu hồi tiền;

Việc vận hành hệ thống KRX sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP), mô hình ký quỹ, giúp hoạt động thanh toán giữa các thành viên thị trường diễn ra nhanh hơn để đáp ứng các giải pháp kỹ thuật tạm thời;

Việc được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi sẽ giúp thị trường chứng khoán tiếp cận được nguồn vốn lớn hơn, riêng nguồn vốn thụ động từ các ETF có thể từ 2 - 4 tỷ USD, và ngoài ra các quỹ chủ động có thể tăng thêm đầu tư vào Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ