Giải ngân vốn ODA chỉ được 11%, chậm nhất trong lịch sử

Nhàđầutư
Ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, hiện giải ngân vốn vay WB của Việt Nam đang rơi vào giai đoạn chậm nhất trong lịch sử.
PHONG CẦM
18, Tháng 12, 2018 | 10:15

Nhàđầutư
Ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, hiện giải ngân vốn vay WB của Việt Nam đang rơi vào giai đoạn chậm nhất trong lịch sử.

giam-doc-wb-tai-viet-nam-1223

Ông Ousmane Dione - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (bên trái) trong một lần trao đổi với Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: Phong Cầm)

Năm 2017, Việt Nam chỉ giải ngân được khoảng 11% (trong tổng số vốn vay hơn 9,5 tỉ USD). Có nhiều lý do cho việc chậm trễ này, trong đó nổi lên vấn đề thiếu vốn đối ứng từ phía Việt Nam, việc mắc trần nợ công và giới hạn của giải ngân ODA trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội thông qua (chỉ giải ngân tối đa 300.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2016 - 2020).

Ông Ousmane cho biết WB rất lo lắng và muốn có những thảo luận mang tính chất xây dựng với các cơ quan chức năng Việt Nam, nâng cao nhận thức và tìm ra được giải pháp cùng nhau.

Theo ông Ousmane, tại kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội tăng thêm 60.000 tỉ đồng giải ngân ODA có thể giúp việc giải ngân được cải thiện. Trước đó, Việt Nam đã nhận được nhiều phàn nàn của các đối tác, nhất là phía Nhật Bản, về việc giải ngân ODA quá chậm.

Báo cáo giám sát việc thực hiện ODA của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi tháng 10 cũng chỉ ra bất cập trong giải ngân ODA gần đây, theo đó nếu giải ngân đủ cho các dự án, hiệp định vay đã ký kết đến 31.12.2016 thì Việt Nam thiếu 60.000 - 90.000 tỉ đồng so với kế hoạch đầu tư công trung hạn, chưa kể những dự án, hiệp định ký kết từ sau ngày này.

Nếu cho phép các dự án giải ngân theo tiến độ để tháo gỡ vướng mắc thì sẽ dẫn đến giải ngân vượt hạn mức kế hoạch đầu tư công trung hạn rất lớn, không bảo đảm tuân thủ Hiến pháp, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, không chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính. Hiện nay vẫn chưa có cách giải quyết căn cơ tình trạng này.

Tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam lần thứ nhất (VRDF) diễn ra hôm 5/12 vừa qua, ông Ousmane Dione cho rằng, khi Việt Nam đang chuẩn bị chuyển sang chu kỳ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tiếp theo, điều quan trọng là nhìn lại những điểm còn tồn tại trong chương trình cải cách hiện nay của Việt Nam và thúc đẩy hơn nữa tiềm năng tăng trưởng của đất nước, không chỉ về mặt số lượng mà quan trọng nhất là về chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng.

"Đó là điều cần thiết đối với Việt Nam để thực hiện thành công khát vọng trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao như đã hình dung trong báo cáo Việt Nam 2035', ông Ousmane Dione nói.

Ông Ousmane Dione cũng đưa ra 04 ưu tiên chính, trong đó nhấn mạnh tới việc cải cách để thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nước sẽ cần phải được đẩy mạnh mạnh mẽ, để trở thành động lực chính nhằm tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực để loại bỏ những trở ngại cho doanh nghiệp tư nhân và tăng cường môi trường pháp lý.

Song song với đó, cải cách DNNN nên tập trung vào việc áp dụng thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản trị doanh nghiệp, thông qua Uỷ ban quản lý vốn nhà nước mới thành lập, đồng thời thúc đẩy và tăng cường cổ phần hoá và thoái vốn, đặc biệt là những khoản đầu tư thương mại.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, tập trung vào đầu tư công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn, cũng như chú ý đến khai thác mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này  cuối cùng sẽ giúp khu vực tư nhân trong nước tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ