Gia sản của những nhà giàu chưa đại chúng
Chưa có những cuộc nghiên cứu thống kê hoặc số liệu tài chính được công bố chính thức, nhưng quy mô các dự án của những tập đoàn gia đình cũng phần nào phác họa nên “độ lớn” tài sản chìm nổi của những "ông vua" trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp gia đình là thành phần quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, những yêu cầu mới của thời đại đã tạo sức ép cho các doanh nghiệp gia đình trong việc bắt kịp những tiến bộ của quản trị, khoa học và công nghệ. Ảnh minh họa: TTXVN
Những doanh nghiệp gia đình nổi tiếng
Nói tới ngành hàng tiêu dùng thì không thể kể đến Tân Hiệp Phát, tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh song phẳng với các tập đoàn đa quốc gia, dưới sự dẫn dắt của ông Trần Quí Thanh và gia đình.
Doanh số cụ thể của Tân Hiệp Phát vẫn còn là bí ẩn, nhưng nước tăng lực Number 1 và trà thảo mộc Dr. Thanh có thể trải rộng trên kệ hàng ở khắp vùng nông thôn Việt Nam. Theo số liệu từ công ty nghiên cứu Euromonitor International, THP đã bán được khoảng 510 triệu lít đồ uống vào năm ngoái.
Đầu năm 2019, Tân Hiệp Phát tiếp tục đầu tư thêm dự án nhà máy nước giải khát lớn nhất ở khu vực ĐBSCL có diện tích trên 40 ha, công suất sản xuất 1 tỉ lít mỗi năm, với quy mô đầu tư 3 giai đoạn lên tới 4.000 tỉ đồng.Cùng với các nhà máy tại Hà Nam, Quảng Nam và Bình Dương, Number One Hậu Giang sở hữu dây chuyền công nghệ hiện đại, là mảnh ghép cuối giúp Tân Hiệp Phát phủ song khắp Việt Nam. Tham vọng mà tập đoàn này đặt ra là đạt được doanh số 1 tỉ đô la vào năm 2023 và nhờ vậy giá trị công ty có thể đạt 5 tỉ đô la Mỹ.

Ông Trần Quí Thanh, nhà sáng lập Tân Hiệp Phát. Nguồn: THP
Tân Hiệp Phát trước đây cũng được cho là đã từ chối đề nghị mua lại cổ phần chi phối với trị giá 2,5 tỉ đô từ Coca-Cola vào năm 2012, vì khác biệt trong tầm nhìn, nhưng quan điểm ngày nay có thể đã khác. Theo một bài viết trên tờ Bloomberg vào năm ngoái, Tân Hiệp Phát đặt ra tham vọng bán hàng ra các nước láng giềng Đông Nam Á. Và để mở rộng như vậy, công ty sẽ phải cần thêm nguồn lực tài chính và sự hỗ trợ về kênh phân phối.
Trong ngành hàng tiêu dùng còn phải kể đến ông chủ cà phê Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ. Khó thống kê kiểm đến tài sản riêng, nhưng những thống kê chung từ cuộc ly hôn ồn ào với bà Thảo phần nào phác họa khối tài sản hơn 5.700 tỉ đồng là cổ phần trong các công ty và nhiều bất động sản khắp nơi. Số cổ phần này hẳn nhiên không phải là giá “thị trường” mà chỉ là tính giá trị cổ phần theo mệnh giá. Đây chỉ là con số “của nổi”, chưa tính đến “của chìm”.

Ông Jonathan Hạnh Nguyễn sở hữu đế chế bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Nguồn: IPP
Tiếp theo đó là “ông vua hàng hiệu”, danh xưng được đặt cho ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), chuyên phân phối và kinh doanh hàng hiệu, hàng miễn thuế, rượu và thuốc lá, thời trang cao cấp, kinh doanh chuỗi thức ăn nhanh, đầu tư các trung tâm mua sắm (điển hình như khu thương mại Tràng Tiền – một biểu tượng tại Hà Nội).
Theo giới thiêu thông tin, tập đoàn có 17 công ty thành viên, 18 công ty liên doanh, liên kết, hoạt động trong 6 lĩnh vực kinh doanh, có hơn 1.000 cửa hàng bán lẻ và 100 thương hiệu.
Ngoài bán lẻ, IPP còn tham gia đầu tư quản lý hạ tầng sân bay từ năm 2016 khi tham gia đầu tư xây dựng Sân bay quốc tế Cam Ranh (tổng quy mô vốn đầu tư 3.735 tỉ đồng). IPPG còn là cổ đông chiến lược của Công ty Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (SASCO).
Thuộc thế hệ kinh doanh đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất, gia đình ông Lê Văn Kiểm đã “biến” một cơ sở sản xuất nhỏ trong thập niên 90 thành một doanh nghiệp đa ngành. Khu đô thị, sân golf, thể thao và du lịch sinh thái Long Thành có quy mô 334 ha tại Đồng Nai ra đời từ năm 2005 đã mang lại danh tiếng cho vợ chồng ông. Biệt danh đại gia “sân golf Long Thành” cũng xuất hiện từ đó.
Tại TPHCM, gia đình ông Kiểm có rất nhiều dự án liên doanh xây dựng địa ốc, nhờ sở hữu quỹ đất từ sớm và “ra hàng” lúc thị trường đang ở đỉnh điểm. Không chỉ sở hữu quỹ đất quy mô lớn, điều đáng nói là quỹ đất nhà ông Kiểm đa phần đều thuộc dạng “đắc địa”.
Cũng với mô hình holdings, KN Investment Group của gia đình ông Kiểm hoạt động ở 4 lĩnh vực chính là sân golf, bất động sản, khoáng sản và gần đây là năng lượng mặt trời. Các dự án lớn vẫn tiếp tục triển khai ở TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng, Khánh Hòa và thậm chí cả Lào.
Một điển hình ví dụ là khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí KN Paradise tại Cam Ranh (Khánh Hòa). Đây là dự án sân golf, khu đô thị nghỉ dưỡng có quy mô gần 795 ha tại Bãi Dài. Dự án này trị giá hơn 2 tỉ đô la này còn có tham vọng bổ sung chức năng kinh doanh casino.

Một góc sân golf Long Thành. Ảnh: longthanhgolfresort.com
Ở khu vực phía Bắc, Eurowindow là một cái tên nổi bật, là thương hiệu của anh em ông Nguyễn Cảnh Sơn và Nguyễn Cảnh Hồng, đều là những tỉ phú từ Đông Âu trở về Việt Nam lập nghiệp. Gia đình nhà Eurowindow cũng có cổ phần từ những ngày đầu trong các ngân hàng được lập nên bởi các tỷ phú Đông Âu, từ Techcombank cho đến VIB.
Hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và thành danh từ sản phẩm cửa nhựa lõi thép, nhưng hai đại gia này cũng có mảng kinh doanh bất động sản dưới sự quản lý vốn của Eurowindow Holdings thành lập năm 2007. Tại Hà Nội, tên tuổi của của tập đoàn này còn gắn liền với Melinh Plaza, trung tâm thương mại, kinh doanh vật liệu xây dựng và nội thất nằm gần sân bay Nội Bài. Ngoài ra cũng có nhiều dự án căn hộ, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, trong đó có một số thương hiệu nổi tiếng như Movenpick Resort Cam Ranh.
Gia sản chìm nổi cùng nhà băng
Gia sản “nhà giàu chưa đại chúng” còn có thể kể đến là nhóm đại gia có tên tuổi gắn liền với hoạt động kinh doanh ngành tài chính – ngân hàng. Điển hình trong số này có thể kể đến là doanh nhân Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch tập đoàn BRG, cùng ngân hàng SEABank.
Năm 2018, cùng với tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), BRG đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư dự án khu đô thị thông minh ở phía Bắc Hà Nội, với tham vọng tạo dựng thành phố thông minh hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á với quy mô đầu tư lên đến 4,2 tỉ đô la.
Một ví dụ điển hình khác là mối quan hệ giữa tập đoàn Sovico Holdings, gắn với tên tuổi của nữ tỉ phú đô la trên sàn chứng khoán, bà Nguyễn Thị Phương Thảo của Vietjet Air. Có khoảng 20 đơn vị thành viên và liên kết, Sovico đầu tư vào mảng ngân hàng (HDBank), hàng không (Vietjet Air), bất động sản và công nghiệp (năng lượng).
Một tên tuổi cũng lừng lẫy trước đây là tập đoàn Hoàn Cầu của cố doanh nhân Trần Thị Hường, gắn liền với tên tuổi ngân hàng Nam Á. Ngoài ra còn có nhiều “cặp đôi” khác như Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB, trước đó nữa là doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến, người vừa tái xuất tại Công ty Tân Tạo sau 8 năm vắng bóng, cùng với doanh nhân Đặng Thành Tâm, từng sở hữu Ngân hàng Nam Việt (nay là ngân hàng Quốc Dân). Hay mới gần đây là 2 anh em nhà họ Đỗ với Tập đoàn Doji (kinh doanh vàng bạc, đá quý) và ngân hàng TPBank.
Có thể nhận thấy phần tài sản đáng kể của các đại gia được tạo ra từ hoạt động kinh doanh bất động sản, cho đến nay vẫn chưa bao giờ mất đi sự hấp dẫn.
Chẳng hạn như nhà Trần Quí Thanh vào giữa năm 2018, tuyên bố bất động sản sẽ là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn.Tân Hiệp Phát bắt đầu mạnh tay thu gom quỹ đất, thông qua đấu giá hoặc nhận chuyển nhượng. Các công ty con hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với quy mô vốn điều lệ cả ngàn tỉ, như Quang Vinh, Century Bay Đà Nẵng, Lộc Điền, HBT,… Bà Trần Uyên Phương, con gái ông Thanh, là đại diện pháp luật ở nhiều công ty bất động sản khác nhau.
Từ lĩnh vực công nghiệp, hàng tiêu dùng cho đến bất động sản, có thể nhận thấy điểm chung của những đại gia này là sở hữu những công ty không phải đại chúng, tài sản nếu có niêm yết thì cũng chỉ một phần. Do đó, các con số doanh thu và lợi nhuận cụ thể đều khó kiểm chứng được, ngoài độ phủ của các dự án của những đại gia này trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
- Cùng chuyên mục
Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí ‘rực sáng’
Nhóm cổ phiếu dầu khí trở thành điểm sáng trên thị trường khi đồng loạt tăng mạnh, trong đó PLX gây chú ý khi tăng hết biên độ.
Tài chính - 13/06/2025 17:26
Lập Sở giao dịch vàng quốc gia: Nhà đầu tư được hưởng lợi gì?
Với việc triển khai Sở giao dịch vàng quốc gia, người dân, nhà đầu tư không chỉ được phép mua vàng vật chất tại các cửa hàng, mà quan trọng hơn là có thể mở tài khoản vàng tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính trung gian, thực hiện các giao dịch mua, bán vàng tương tự như cổ phiếu…
Tài chính - 13/06/2025 15:43
PVTrans chuẩn bị chia cổ tức cao kỷ lục
PVTrans sẽ phát hành gần 114 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024, tương ứng tỷ lệ 32%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 4.699 tỷ đồng.
Tài chính - 13/06/2025 13:27
Tôn Đông Á sẽ niêm yết HoSE, trả cổ tức tỷ lệ 40%
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp khó, Tôn Đông Á sẽ tập trung hơn cho thị trường nội địa, mục tiêu nâng tỷ trọng sản lượng lên 75%.
Tài chính - 12/06/2025 15:32
Thị trường vàng ra sao khi xoá bỏ độc quyền vàng miếng?
Ngoài thương hiệu SJC độc quyền bấy lâu nay sẽ có thêm các thương hiệu vàng của các doanh nghiệp, ngân hàng được cấp phép sản xuất, và chỉ những doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được cấp hạn mức nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Tài chính - 12/06/2025 14:48
Chứng khoán HSC sắp tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng
Chứng khoán HSC chào bán 360 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 10.000 đồng/cp, mục tiêu tăng vốn lên trên 10.000 tỷ đồng.
Tài chính - 12/06/2025 10:53
Nợ xấu ngân hàng: Chưa thể yên tâm
Nghiên cứu vừa công bố của Vietnam Report nhận định nợ xấu đã đi qua thời kỳ khó khăn nhất, tuy nhiên nhóm nợ có khả năng mất vốn đã đạt kỷ lục, chiếm 1,25% tổng dư nợ cho vay khách hàng với trên 176 nghìn tỷ đồng.
Tài chính - 12/06/2025 07:00
Động lực nào cho kế hoạch kinh doanh đột biến của Phát Đạt?
Phát Đạt sẽ đẩy mạnh bán hàng và cải thiện dòng tiền năm nay. 3 dự án trọng tâm gồm Quy Nhơn Iconic, La Pura và chuỗi căn hộ trung cấp Thuận An 1&2.
Tài chính - 11/06/2025 11:47
Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện
Với việc được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, mục tiêu chiến lược quan trọng Viglacera trong giai đoạn phát triển tiếp theo là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.
Tài chính - 10/06/2025 17:13
Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?
Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.
Tài chính - 10/06/2025 11:57
Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ
Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.
Tài chính - 10/06/2025 11:47
Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?
Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Tài chính - 10/06/2025 08:29
Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?
Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.
Tài chính - 09/06/2025 14:59
Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS
Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.
Tài chính - 09/06/2025 06:45
Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu
Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.
Tài chính - 08/06/2025 09:00
Cuộc chơi mới của HAGL
Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.
Tài chính - 07/06/2025 06:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago