[Gặp gỡ thứ Tư] Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: 'Không vì lo lạm phát mà chùn tay thực hiện các gói hỗ trợ'
Trước nhiều cảnh báo về lạm phát ảnh hưởng tới các chương trình hỗ trợ nền kinh tế, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Fubright cho rằng: Yếu tố lạm phát có cơ sở để chú ý nhưng không nên quá thận trọng tới mức ảnh hưởng tới điều hành chính sách.
Kinh tế quý I đã phục hồi và tạo nền tảng để tăng tốc mạnh mẽ hơn trong các quý còn lại của năm 2022. Tuy nhiên sức bật của nền kinh tế không cao như kỳ vọng, cho thấy còn tiềm ẩn nhiều vấn đề khó khăn trong hiện tại và cả tương lai.
Để làm rõ thách thức nền kinh tế phải đối mặt trong thời gian tới, những yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các cân đối vĩ mô, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright.

TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright. Ảnh: Fulbringht
Ông đánh giá như thế nào về mức tăng trưởng 5,03% của kinh tế Việt Nam trong quý đầu năm?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: Trước khi đi vào chi tiết phải nhìn nhận bối cảnh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu. Nhìn vào chuỗi thời gian 3 quý gần đây, điểm tích cực là Việt Nam chỉ có 1 quý tăng trưởng âm vào quý III/2021, sau đó quý IV/2021 tăng trưởng 5,22% và quý I vừa qua là 5,03%. Trong khi đó, các nước khác tăng trưởng âm tới vài quý trong giai đoạn họ chịu tác động nặng nề nhất của dịch, thậm chí một số nước tăng trưởng âm liên tiếp tới 5-6 quý. Nhưng ngược lại diễn biến của Việt Nam có hạn chế là sau khi phục hồi trở lại thì tốc độ không quá mạnh. Còn các nước sau giai đoạn tăng trưởng âm, họ đã tăng trưởng dương trở lại ở mức rất nhanh.
Mặc dù tăng trưởng dương, song sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn dưới mức kỳ vọng do chịu 2 yếu tố kéo hãm, qua đó cũng ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, khủng hoảng giá năng lượng dẫn tới lo ngại về lạm phát, khiến NHTW các nước bắt đầu thận trọng rút lại các gói kích thích kinh tế, trong khi trước đó thì bung ra các gói hỗ trợ và cung cấp phúc lợi cho người dân. Thứ hai, xung đột giữa Nga và Ukraina có tác động tiêu cực lên 2 khía cạnh. Đó là gây ra bất ổn kinh tế toàn cầu; và đổ thêm dầu vào khủng hoảng giá năng lượng đã xảy ra trước đó, làm trầm trọng hơn sự bất ổn của kinh tế vĩ mô. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, nhất là thị trường châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, do đó sẽ có ảnh hưởng đáng kể với kinh tế trong nước.
Như vậy nếu không có sức ép lạm phát, đồng thời các nước bung ra các gói kích thích kinh tế tốt hơn thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc hơn con số 5,03%. Tuy nhiên nhìn con số quý I năm nay cao hơn cùng kỳ năm 2021 (4,72%) và quý I/2020 (3,66%), vẫn là tín hiệu tích cực.
Theo ông, ngoại trừ việc chịu tác động của kinh tế thế giới, còn lý do nào khiến kinh tế trong quý I không bứt phá mạnh được như các quốc gia trên thế giới?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: Để lý giải về vấn đề này, tôi cho rằng cần nhìn nhận vào câu chuyện tái cấu trúc nền kinh tế chưa đạt được kết quả chúng ta mong muốn. Nhìn vào sự phục hồi chúng ta thấy còn nhiều khó khăn hiện tại và cả trong vài năm tới, khi tín hiệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đáng kể. Các ngành phục hồi mạnh là ngành thâm dụng lao động. Sức cầu trong nước phục hồi nhưng dè dặt, thu nhập bị bào mòn thì người dân cũng chưa thể bung ra tiêu dùng ngay lập tức. Trong khi đó, các hoạt động đầu cơ thổi giá bất động sản, chứng khoán lại nổi lên ngay trong bối cảnh dịch bệnh cho thấy dòng tiền dường như chưa đi đúng chỗ.
Chúng ta thấy rằng xuất khẩu hàng hoá dịch vụ tiếp tục là động lực cho sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng xuất khẩu vẫn là khu vực FDI. Kim ngạch xuất khẩu quý I hơn 88,5 tỷ USD, tăng khá mạnh tới 12,9% nhưng đóng góp vào tiêu dùng cuối cùng chỉ 5,08% và FDI chiếm tới gần 74% tổng kim ngạch. Như vậy chiến lược tái cơ cấu kinh tế của chúng ta chưa có tín hiệu chuyển biến, chưa có sự dịch chuyển sang khu vực kinh tế trong nước.
Bên cạnh đó, câu chuyện nhập khẩu đi cùng với xuất khẩu, có nghĩa là tái cơ cấu khu vực kinh tế và tái cơ cấu để nội địa hoá, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu thì chưa có tín hiệu cải thiện khi kim ngạch nhập khẩu quý I vẫn tăng tới 15,9%, cao hơn cả xuất khẩu. Chúng ta cũng thấy điều này rõ nét hơn ở việc tăng trưởng nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng lên tới 14,4%. Một mặt sự tăng trưởng này phản ánh tín hiệu phục hồi tích cực của sức cầu; nhưng ngược lại nó cũng cho thấy sức cạnh tranh, khả năng cung ứng hàng tiêu dùng của DN nội địa còn hạn chế.
Đặc biệt cán cân thương mại hàng hoá của chúng ta xuất siêu chưa tới 1 tỷ USD, trong khi nhập siêu dịch vụ hơn 4,1 tỷ USD. Như vậy về tổng thể thì cán cân thương mại hàng hoá, dịch vụ vẫn thâm hụt hơn 3 tỷ USD. Năm vừa qua có cái đặc biệt là nguồn thu từ xuất khẩu dịch vụ du lịch bị mất đi đáng kể do chúng ta đóng cửa. Nguồn thu này hụt đi cũng góp phần vào nhập siêu dịch vụ.
Ngoài ra tích luỹ tài sản tăng 3,22% trong khi tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng tới 8,9%, cho thấy vốn đầu tư hình thành nên tài sản tương đối hạn chế. Nó cho thấy khấu hao vốn quá lớn, tức là vốn đầu tư đi vào chất lượng tài sản không nhiều. Có thể giải thích những con số này như sau, tỷ lệ khấu hao vốn trong giai đoạn dịch vừa rồi tăng, do nhiều nhà xưởng máy móc bỏ hoang, hư hỏng, xuống cấp,vì vậy đầu tư phải tăng mạnh để bù đắp vào sự hao hụt vốn đó. Điều đó dẫn tới tích luỹ vốn không cải thiện nhiều. Mà tích luỹ vốn không cải thiện nhiều thì đóng góp vào tăng trưởng sẽ hạn chế.
Cũng liên quan tới vốn đầu tư thì vốn đầu tư công tăng nhưng còn khiêm tốn so với quý I/2021. Trong bối cảnh khó khăn, sức cầu của tư nhân và người dân còn yếu thì theo lý thuyết kinh tế, nhà nước phải dẫn dắt, nhưng ở đây chưa thể hiện rõ nét trong mức tăng đầu tư, chi tiêu công. Mức tăng 10,6% chưa tương xứng với mục tiêu và yêu cầu, đặc biệt kinh tế nhiều địa phương vẫn còn trầy trật, chủ yếu là các bộ ngành thúc đẩy đầu tư công tương đối khá, trong khi các địa phương còn hạn chế.
Trong bối cảnh như vậy, ông đánh giá thế nào về tốc độ phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong 3 quý còn lại của năm?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: Mặc dù chậm, song nền kinh tế đang tăng trưởng với những dấu hiệu lan toả chứ không lẻ tẻ ở một số ngành nghề hay lĩnh vực. Xét theo ngành, trong mức tăng 5,03% của quý I thì công nghiệp và xây dựng phục hồi tương đối tích cực với mức tăng 6,38% so với cùng kỳ. Đặc biệt khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng liên tục, nặng nề nhất của dịch bệnh dẫn tới tăng trưởng âm trong hơn 2 năm qua, thì nay đã tăng trưởng dương so với cùng kỳ.
Đặc biệt chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 6,6%, chỉ số tồn kho tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự lan toả của ngành này là khá tích cực. Phân tích cụ thể hơn, có thể thấy ngành công nghiệp quý I tăng 7,07% và được dẫn dắt bởi các ngành thâm dụng lao động như sản xuất trang phục, da giày,… đóng góp đáng kể vào sự phục hồi công ăn việc làm cho người dân. Sau giai đoạn vừa qua thị trường lao động bị gián đoạn, người lao động mất việc làm và rời khỏi thị trường thì sự tăng trưởng tốt của các ngành thâm dụng lao động trong ngắn hạn sẽ kết nối lại nguồn cung lao động, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy thu nhập cho người dân vốn đã bị bào mòn trong thời gian vừa qua. Với các ngành công nghệ cao thì ít chịu tác động trong dịch bệnh, nhưng khi phục hồi thì ý nghĩa của nó không bằng các ngành thâm dụng lao động.
Sự phục hồi thu nhập cho người dân hứa hẹn sẽ đẩy sức cầu của nền kinh tế khởi sắc rõ nét hơn trong 3 quý còn lại của năm. Trong quý I, tổng mức bán lẻ doanh thu hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 4,4%, cũng đã cao hơn so với cùng kỳ của cả 2 năm trước đó, mặc dù vẫn thấp hơn đáng kể so với mức tăng của giai đoạn trước dịch. Khi thu nhập của người dân được cải thiện thì cầu nội địa sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn và thúc đẩy tăng trưởng cao hơn.
Nhìn từ góc độ kinh tế địa phương thì TP.HCM bắt đầu phục hồi tăng trưởng dương ở mức 1,9%, trong khi quý IV/2021 tăng trưởng âm 11,6%. Khi đầu tàu kinh tế tăng trưởng âm đã kéo cả nền kinh tế xuống rất nhiều. Vì vậy sự khởi sắc trở lại của kinh tế thành phố là tín hiệu rất đáng mừng, vì TP chiếm tới gần ¼ quy mô GDP cả nước. Hà Nội cũng tăng trưởng rất tích cực 5,83%. Đặc biệt Hải Phòng gấp gần 2 lần tăng trưởng bình quân của cả nước, và trong giai đoạn vừa qua đây cũng là một trong những động lực của tăng trưởng. Một số địa phương phát triển công nghiệp như Vĩnh Phúc, Đồng Nai… đều đang bắt đầu lấy lại động lực tăng trưởng. Các địa phương này không chỉ là đầu tàu về công nghiệp mà còn cả dịch vụ, vì vậy khi phục hồi sẽ đóng góp đáng kể vào mức tăng chung của cả nước.
Đối với lĩnh vực đầu tư, thu hút FDI trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua có khó khăn vì gián đoạn việc đi lại, không có chuyến bay nên không có nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư. Chính vì thế trong quý I vừa qua tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới giảm tới 12% so với cùng kỳ năm trước cũng là dễ dự đoán. Tuy nhiên trong cái tối có cái xám là vốn thực hiện lại tăng, cao nhất trong quý I của 5 năm vừa qua. Với khu vực kinh tế trong nước chúng ta cũng thấy tín hiệu khởi sắc. Số lượng DN đăng ký thành lập mới tăng cao trở lại, cho thấy khu vực kinh tế trong nước đang đánh giá triển vọng môi trường đầu tư tích cực. Tổng vốn đăng ký của DN thành lập mới tăng 21%. Riêng các DN đang hoạt động tăng vốn là tăng 34,5% cho thấy các DN trong nước đánh giá triển vọng phục hồi của nền kinh tế là khá tích cực, thúc đẩy họ bỏ vốn đón đầu sự phục hồi của nền kinh tế.
Có nhiều cảnh báo về việc lạm phát sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng phục hồi, khiến chúng ta chùn tay trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nền kinh tế. Thậm chí có khả năng phải đánh đổi lạm phát để có tăng trưởng tốt hơn. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: Nhiều cảnh báo nhập khẩu lạm phát, sức ép dây chuyền, nhưng quý I không thấy điều đó, lạm phát chỉ tăng 1,92% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu do tăng giá xăng dầu, năng lượng, giá ga… Rồi nhóm giao thông tăng 4,8% do tác động cánh kéo của giá cả làm ảnh hưởng các ngành khác, ví dụ sắt thép, xi măng, nhà ở hay vật liệu xây dựng đều bị tăng theo. Tuy nhiên nhóm ngành ăn uống vàdịch vụ ăn uống lại giảm nhẹ, cho thấy sức cầu về ăn uống đang chững lại và giảm. Như vậy mức tăng CPI khá thấp so với mục tiêu Quốc hội và sự tăng mức giá đó chủ yếu là yếu tố chi phí đẩy, cụ thể hơn là giá xăng dầu, còn yếu tố cầu kéo không quá đột biến.
Yếu tố lạm phát có cơ sở để chú ý nhưng không nên quá thận trọng tới mức ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách. Chúng ta lo ngại nhập khẩu lạm phát, nhưng điều đó chưa hoàn toàn đúng do chúng ta nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu sản xuất chủ yếu từ Trung Quốc, trong khi nhìn vào cấu trúc kinh tế nước này thì lạm phát chưa là vấn đề. Và khi chúng ta nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu sản xuất từ nơi có lạm phát thấp để tạo ra hàng hoá xuất khẩu tới nơi có lạm phát cao, giá cả hàng hoá do họ sản xuất tăng cao hơn so với sản phẩm ta xuất khẩu vào, thì ta lại có lợi thếhoặc ít nhất là có tác động bù trừ. Bên cạnh đó, NHTW các nước rút đi các gói kích thích tài khoá, tiền tệ, thành ra sức ép lạm phát chi phí đẩy được bù trừ bởi sự suy yếu của sức cầu, lạm phát cầu kéo giảm nhẹ đi. Như vậy tóm lại chúng ta không nên quá lo lắng để rồi cẩn thận thái quá trong việc thực hiện các gói tài khoá và tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế.
Vậy ông có khuyến nghị gì đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ và tài khoá trong các quý còn lại của năm hay không?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: Đối với chính sách tiền tệ, yếu tố tiền tệ không đóng góp nhiều vào mức tăng lạm phát, thể hiện ở chỉ số lạm phát cơ bản chỉ tăng 0,81%, có nghĩa là đóng góp của yếu tố cung tiền vào lạm phát không cao, cho thấy không gian tiền tệ nội tại vẫn còn. Mặc dù trong quý I tăng trưởng tín dụng cao gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021, nhưng hiện tại chưa thấy dấu hiệu tăng trưởng tín dụng thổi bùng sức ép lạm phát. Điều đó cho thấy khả năng cải thiện không gian tiền tệ trong giai đoạn tới là vẫn còn, và mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% năm nay là hoàn toàn khả thi. Điều đáng ngại như đã nói là kiểm soát dòng tiền đi vào lĩnh vực có tính đầu cơ. Động thái của NHNN cũng đã bám sát vào các tín hiệu phục hồi của nền kinh tế và lạm phát do các yếu tố chi phí đẩy để chiều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng sao cho bám sát vào các diễn biến kinh tế vĩ mô. Mặc dù đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, nhưng nếu trong trường hợp tăng trưởng kinh tế còn yếu, lạm phát do yếu tố chi phí đẩy, thì tăng trưởng tín dụng hoàn toàn có thể nới ra, miễn là bám sát vào khả năng phục hồi của kinh tế vĩ mô trong nước và tác động cánh kéo của giá cả.
Đối với tài khoá, mặc dù nỗ lực thúc đẩy nhưng quy mô các gói hỗ trợ còn hạn chế, dường như không thấm vào đâu so với quy mô GDP Việt Nam khoảng 7 triệu tỷ đồng. Và nó quá chậm triển khai trên thực tế. Các bộ ngành thiếu hướng dẫn, địa phương thì lúng túng. Tôi thấy dường như chúng ta làm rất ít trong việc trển khai các gói hỗ trợ. Lý do là khi chúng ta thiết kế gói đó trong 2 năm thì người ta có tâm lý là nếu năm nay làm không được thì sang năm làm cũng được. Nếu chỉ rõ ra từng năm, đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ năm nay làm bao nhiêu thì người ta sẽ tích cực hơn để làm.
Xin cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Sự kiện - 27/03/2025 07:29
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.
Sự kiện - 26/03/2025 21:28
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm
Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Sự kiện - 24/03/2025 11:04
Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.
Sự kiện - 24/03/2025 07:46
Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.
Sự kiện - 24/03/2025 07:43
Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.
Sự kiện - 24/03/2025 06:18
- Đọc nhiều
-
1
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
-
2
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
3
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
Bình Định sẽ khởi công 7 dự án giao thông hơn 57.800 tỷ trong năm 2025
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago