[Gặp gỡ thứ Tư] GS-TSKH. Nguyễn Mại: Sửa Nghị định đặt cược bóng đá, đua ngựa phải dựa trên tư duy khác biệt

ANH PHONG
08:00 16/12/2020

Theo GS-TSKH. Nguyễn Mại, việc sửa đổi Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế nói riêng, cũng như xây dựng thể chế để phát triển các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng kinh tế số cần dựa theo tư duy khác biệt từ việc xây dựng, quản lý đến thực thi.

nguyen-mai1

Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế có hiệu lực đến nay đã gần 4 năm, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đi vào cuộc sống. Xoay quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) để làm rõ một số lưu ý trong việc sửa đổi Nghị định này.

Thưa giáo sư, theo ông đã đến thời điểm cần thiết để sửa đổi Nghị định 06/2017/NĐ-CP?

GS-TSKH. Nguyễn Mại: Trước khi có ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 06/NĐ-CP tôi muốn chúng ta lưu ý hai vấn đề sau đây:

Một là năm 2020 dù đã có nhiều cố gắng nhưng tăng trưởng kinh tế của nước ta đạt chưa đến 3%, chỉ bằng 40% tốc độ tăng trưởng năm 2019. Gánh nặng tăng trưởng kinh tế chuyển sang năm 2021 và những năm tiếp theo. Do vậy, cần tận dụng những tiềm năng của kinh tế số, kinh tế tuần hoàn để phục hồi nhanh nền kinh tế.

Hai là du lịch trong nước và quốc tế là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất. Vào thời điểm này có lẽ không nhất thiết phải nhắc lại thực trạng đó, mà nên bàn đến tương lai của ngành này theo cách tiếp cận không chỉ là phục hồi những gì đã mất, mà phải tiến lên theo hướng hiện đại bằng những sản phẩm mới, dịch vụ mới, có tính hấp dẫn hơn để cạnh tranh với các nước trong khu vực - những nước đang có nhiều sáng kiến, giải pháp, chính sách ưu đãi để thu hút khách du lịch từ các nước khác.

Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đều nhận thức rằng, trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, nền tảng quản lý và kinh doanh truyền thống không đủ khả năng thích ứng. Do đó, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số sẽ tạo ra cơ hội giúp doanh nghiệp xoay trục sản phẩm, hấp dẫn du khách, sớm phục hồi và bứt phá.

Cần có những sản phẩm du lịch mới như nghỉ dưỡng cao cấp thiên về chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, du lịch sinh thái, “kinh tế ban đêm”, dịch vụ vui chơi giải trí mới, các loại hình ẩm thực đêm, đáp ứng xu thế mới để tăng hiệu quả kích cầu…

Loại hình vui chơi giải trí có đặt cược cũng nằm trong xu thế này. Theo tính toán của Vabisgroup thì doanh thu đặt cược đua chó, đua ngựa, bóng đá có thể đạt 1 tỷ USD trong năm đầu và tăng trưởng 25-30%/năm. Do đó, cần sửa đổi để Nghị định có thể đi vào cuộc sống, tăng sức cạnh tranh của du lịch cũng như góp phần vào tăng trưởng.

Một chính sách mới không phải ngẫu nhiên được ban hành hay sửa đổi, vậy đâu là căn cứ cho việc này?

GS-TSKH. Nguyễn Mại: Việc sửa đổi Nghị định 06/NĐ-CP cần phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số được thể hiện tại Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” trong đó có hai nội dung gắn với Nghị định 06/NĐ-CP.

Đó là, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm.

Nghiên cứu, xây dựng các khu thử nghiệm dành cho doanh nghiệp công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới. Thực hiện định danh, công nhận, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Bên cạnh đó, hoàn thiện pháp luật, chính sách về tài chính-tiền tệ, thanh toán điện tử, quản lý thuế và các dịch vụ xuyên biên giới phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số. Hoàn thiện chính sách đặt hàng sản xuất và mua sắm công đối với các sản phẩm công nghệ số do Việt Nam sản xuất.

Nghị quyết 50/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị cũng quy định: xây dựng cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo không gian thuận lợi cho đổi mới sáng tạo.

Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát để triển khai thí điểm sau đó nhân rộng đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tiềm năng gây rủi ro cao. Việc triển khai thí điểm, thử nghiệm phải xác định rõ phạm vi không gian và thời gian.

Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong dự báo, phân tích chính sách, soạn thảo, ban hành, tổ chức, giám sát thực thi pháp luật, bảo đảm cơ chế phản hồi thông tin, phản ứng chính sách kịp thời, chính xác, theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội.

Hai văn kiện đó cho phép “ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát”, “xây dựng các khu thử nghiệm dành cho doanh nghiệp công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới” và “việc triển khai thí điểm, thử nghiệm phải xác định rõ phạm vi không gian và thời gian”.

Đó là căn cứ quan trọng để kiến nghị với Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/NĐ-CP như khung thể chế thí điểm nhằm khai thác tốt hơn và có hiệu quả hơn tiềm năng to lớn của du lịch văn hóa, vui chơi, giải trí, trong đó có đặt cược đua chó, đua ngựa và bóng đá.

Theo ông, đâu là vướng mắc lớn nhất trong việc sửa đổi Nghị định?

GS-TSKH. Nguyễn Mại: Vướng mắc ở đây không phải cản trở từ bên ngoài, mà cản trở từ chính tư duy phát triển của chính chúng ta. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tóm gọn đặc điểm phát triển kinh tế số trong hai ý, đó là làm khác trước và làm khác với người khác.

Do vậy, không thể lấy tư duy làm luật thời trước để áp dụng cho hiện tại, nhất là trong lĩnh vực kinh tế số, phải chấp nhận làm thử. Việc thử nghiệm phải phá vỡ thể chế cũ, hình thành thể chế mới, nhưng được kiểm soát, theo dõi, có tổng kết đánh giá sau thời gian nhất định. Thực tiễn đã chứng minh, thời gian qua chúng ta không theo kịp xu hướng phát triển, điển hình là việc lung túng trong quản lý những mô hình kinh doanh công nghệ mới xuất hiện như Grab, Uber.

Bên cạnh đó, muốn cạnh tranh với các nước phải tạo ra thể chế tốt hơn họ và chi phí thấp hơn họ. Chi phí thấp chúng ta đã có sẵn. Thể chế chúng ta đi sau các nước khác nhưng giờ đang trở thành lợi thế. Rõ ràng, thay đổi thể chế có sẵn bao giờ cũng khó hơn xây dựng thể chế mới.

Tất cả những yếu tố ấy hoàn toàn do chúng ta tự quyết và trong tầm tay.

Có‎ kiến cho rằng cấp phép cho cá cược ngân sách chỉ thu được một ít thuế, lợi nhuận phần lớn chảy vào túi nhà đầu tư. Lợi ích mà Chính phủ nhận được so với chi phí bỏ ra, thiệt hại về xã hội không đáng để ủng hộ. Quan điểm của giáo sư về vấn đề này thế nào?

GS-TSKH. Nguyễn Mại: Không có một cái gì toàn đích. Câu chuyện kinh tế nói chung và kinh tế thị trường nói riêng cho thấy cái gì cũng có mặt trái của nó.

Nếu chỉ nhìn mặt tiêu cực mà sợ thì sẽ không dám làm gì hết. Cho nên mới nói phải làm thử, có thời gian theo dõi, tổng kết. Khi thấy mặt được nhiều hơn mặt mất thì ban hành, sửa đổi thể chế để phát huy mặt được. Còn mặt trái hạn chế bằng cách tăng cường quản lý‎ nhà nước, đặc biệt phản ứng kịp thời khi có sự cố xung đột luật pháp. Chứ không phải vì sợ mà không dám làm cái mới.

Thực tiễn cho thấy, hệ thống cá cược người Việt hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ, có nên hạn chế nhà đầu tư nước ngoài trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?

GS-TSKH. Nguyễn Mại: Hoàn toàn không cần thiết. Hãy nhìn sang sự giàu có của Singapore, 75% là do nước ngoài đem lại. Tất nhiên chúng ta có những đặc điểm khác không thể áp dụng rập khuôn mô hình phát triển của Singapore. Tuy nhiên chúng ta cũng có những lợi thế riêng. Vì vậy, nếu còn tư duy sợ cạnh tranh, sợ thất bại thì khó có thể thành công được.

Xin cảm ơn giáo sư!

  • Cùng chuyên mục
'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27