[Gặp gỡ thứ Tư]: Doanh nghiệp, nhà đầu tư phải chủ động tham gia vào quá trình cải cách

THANH THANH
11:38 05/03/2025

Không chỉ cần thích ứng với các thay đổi chính sách mà doanh nghiệp, nhà đầu tư còn phải chủ động tham gia vào quá trình cải cách…

Tổng bí thư Tô Lâm vừa làm việc với Ban kinh tế TW và đưa ra mục tiêu: Giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; ít nhất 30% chi phí kinh doanh, đặc biệt là hải quan, chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; phấn đấu trong vòng 2-3 năm môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong Top 3 của ASEAN.

Xung quanh nội dung này, Tạp chí Nhadautu.vn đã có cuộc phỏng vấn ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Bài học quan trọng về tư duy cải cách và cách thức triển khai chính sách

Thưa ông, lãnh đạo Đảng và Chính phủ đang khẩn trương, quyết liệt đưa ra các chủ trương, chính sách với tinh thần cải cách mạnh mẽ, tạo đột phá trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Tinh thần này rất giống với giai đoạn cuối thế kỷ trước, nhất là khi chúng ta xây dựng Luật Doanh nghiệp 1999. Ấn tượng của ông vào giai đoạn đó là gì?

Ông Đậu Anh Tuấn: Giai đoạn xây dựng và triển khai Luật Doanh nghiệp 1999 là một bước ngoặt quan trọng trong cải cách môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Khi đó, tinh thần đổi mới rất mạnh mẽ, với mục tiêu xóa bỏ các rào cản không cần thiết, trao quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp (DN) và thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân. Chính sách "xóa bỏ giấy phép con" đã tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá, giúp DN dễ dàng gia nhập thị trường hơn.

Ấn tượng sâu sắc nhất về giai đoạn này là sự quyết liệt trong hành động của Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ. Việc cắt giảm hàng trăm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục thành lập DN không chỉ thể hiện quyết tâm cải cách mà còn tạo ra niềm tin lớn cho cộng đồng DN. Số lượng DN mới thành lập tăng mạnh, phản ánh tác động tích cực của môi trường kinh doanh thông thoáng hơn.

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 1999 không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn thể hiện tư duy cải cách tiên phong, đặt nền móng cho những cải cách tiếp theo, lan sang nhiều lĩnh vực khác. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong cách quản lý nhà nước, nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh, người dân được phép làm những gì pháp luật không cấm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm… Điều này giúp giảm thiểu sự can thiệp hành chính không cần thiết vào hoạt động của DN. Đây là một bài học quan trọng về tư duy cải cách và cách thức triển khai chính sách hiệu quả…

Luật DN 1999 và việc triển khai thi hành Luật nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh, người dân được phép làm những gì pháp luật không cấm. ảnh: PLVN

Nhưng sau đó, tinh thần này đã chùng xuống và có chuyên gia ví việc việc cắt giảm điều kiện kinh doanh như "cắt đầu Phạm Nhan”, tức là cứ cắt được điều kiện kinh doanh này lại “mọc” thêm vài ba điều kiện kinh doanh khác. Cùng với đó các chi phí liên quan đến DN cũng tăng lên. Theo ông đâu là nguyên nhân chính?

Ông Đậu Anh Tuấn: Việc tinh thần cải cách chững lại và hiện tượng “cắt đầu Phạm Nhan” trong cắt giảm điều kiện kinh doanh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một trong những lý do chính là lợi ích cục bộ của một số cơ quan quản lý. Các điều kiện kinh doanh thường gắn liền với quyền lực quản lý và lợi ích kinh tế, nên dù một số điều kiện được cắt giảm, các quy định mới lại được bổ sung để duy trì sự kiểm soát. Điều này dẫn đến tình trạng "giảm một, mọc ba", làm suy giảm hiệu quả của cải cách.

Ngoài ra, xu hướng gia tăng các chi phí liên quan đến DN cũng xuất phát từ việc thực thi chính sách chưa đồng bộ giữa các cấp chính quyền. Một số quy định pháp luật tuy được sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn, nhưng cách thực thi lại tạo ra những rào cản mới. Thêm vào đó, chi phí tuân thủ pháp luật, chi phí từ kiểm tra, thanh tra hay các chi phí không chính thức vẫn là gánh nặng lớn đối với DN.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của VCCI, nhiều DN vẫn phản ánh tình trạng điều kiện kinh doanh phức tạp, thủ tục hành chính rườm rà và chi phí không chính thức vẫn còn cao. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, khó khăn lớn nhất của DN hiện nay không chỉ nằm ở môi trường pháp lý mà còn ở khả năng tiếp cận vốn, tìm kiếm thị trường và duy trì hoạt động trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các DN nhỏ và vừa chịu áp lực lớn hơn do ít có khả năng thích ứng với các chi phí phát sinh và rủi ro từ chính sách.

Để khắc phục tình trạng này, cần có sự giám sát chặt chẽ hơn trong quá trình xây dựng chính sách, đảm bảo việc cắt giảm điều kiện kinh doanh thực chất, tránh tình trạng thay đổi hình thức kiểm soát. Đồng thời, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cường minh bạch và giảm chi phí không chính thức để tạo ra môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi cho DN.

Phải thay đổi tư duy quản lý từ kiểm soát sang hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Trong buổi làm việc với Ban kinh tế TW mới đây, Tổng bí thư Tô Lâm đã đưa ra mục tiêu rất cụ thể về giảm chi phí kinh doanh, chi phí tuân thủ, chi phí không chính thức, bãi bỏ điều kiện kinh doanh…Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, các mục tiêu này có khả thi không và điều kiện cần và đủ để đt được mục tiêu này?

Ông Đậu Anh Tuấn: Mục tiêu giảm chi phí kinh doanh, chi phí tuân thủ, chi phí thực hiện thủ tục hành chính và bãi bỏ điều kiện kinh doanh mà Tổng Bí thư Tô Lâm đề ra là một định hướng đặc biệt quan trọng để cải thiện môi trường kinh doanh. Tính khả thi của mục tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là quyết tâm chính trị, cơ chế giám sát và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Quyết tâm chính trị thì chúng ta đã có, đã rõ từ kết luận của người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Điều quan trọng thời gian tới là kế hoạch triển khai thực hiện.

Cần đảm bảo việc cắt giảm điều kiện kinh doanh không chỉ là hình thức mà thực sự tạo thuận lợi cho DN. Điều này đòi hỏi rà soát kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống quy định, tránh tình trạng "cắt một, mọc ba". Đồng thời, cần có sự tham gia của cộng đồng DN và các tổ chức độc lập trong quá trình đánh giá tác động của các chính sách mới.

Điều quan trọng nữa là phải thay đổi tư duy quản lý từ kiểm soát sang hỗ trợ DN phát triển. Việc giảm chi phí tuân thủ không chỉ đơn thuần là cắt bỏ thủ tục mà còn cần ứng dụng công nghệ, số hóa quy trình, giảm tiếp xúc trực tiếp giữa DN với cơ quan quản lý để hạn chế chi phí không chính thức. Ngoài ra, cần có cơ chế giám sát hiệu quả để đảm bảo những cải cách được thực thi trên thực tế, tránh tình trạng "trên nóng, dưới lạnh".

Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, mục tiêu giảm chi phí kinh doanh và bãi bỏ điều kiện kinh doanh hoàn toàn khả thi, tạo động lực lớn cho DN phát triển và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Đến thăm và làm việc với Ban Kinh tế TW, Tổng bí thư Tô Lâm gợi mở nhiều nội dung đề nghị Ban Kinh tế TW tập trung nghiên cứu sâu, toàn diện để tham mưu, đề xuất với TW trong thời gian tới - Ảnh: TTXVN

Tổng bí thư Tô Lâm cùng đưa ra mục tiêu phấn đấu trong vòng 2-3 năm môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong Top 3 của ASEAN, theo ông, mục tiêu này có quá sức không? Đâu là yếu tố quan trọng nhất?

Ông Đậu Anh Tuấn: Theo cách đánh giá cũ của WB trước đây ở Doing Business thì trong ASEAN, Việt Nam xếp thứ 5. Hiện nay, Việt Nam hiện nằm trong số 50 nền kinh tế được đánh giá trong Báo cáo "Business Ready 2024" (B-READY) của Ngân hàng Thế giới (WB). Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4, xếp sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Mục tiêu lọt vào Top 3 ASEAN trong vòng 2-3 năm tới là tham vọng nhưng không phải là không khả thi, nếu có quyết tâm cải cách mạnh mẽ và thực thi hiệu quả. Các quốc gia như Malaysia và Thái Lan có môi trường kinh doanh phát triển ổn định, Indonesia và Philippines cũng đang đẩy mạnh cải cách để thu hút đầu tư. Vì vậy, để thăng hạng nhanh chóng, Việt Nam cần có chiến lược đột phá, tập trung vào những lĩnh vực có tác động lớn đến năng lực cạnh tranh.

Yếu tố quan trọng nhất để đạt được mục tiêu này là cải cách thể chế và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. Điều này bao gồm việc cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ và tăng cường tính minh bạch trong quản lý nhà nước. Đồng thời, việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy chuyển đổi số cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.

Nếu Việt Nam thực hiện đồng bộ các giải pháp trên với quyết tâm cao, khả năng đạt Top 3 ASEAN trong môi trường đầu tư và kinh doanh là hoàn toàn khả thi, góp phần nâng cao vị thế kinh tế của đất nước trên trường quốc tế.

Tăng cường tiếng nói của doanh nghiệp, nhà đầu tư

Về phía DN, nhà đầu tư, ông có lời khuyên gì để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh?

Ông Đậu Anh Tuấn: Để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, DN và nhà đầu tư không chỉ cần thích ứng với các thay đổi chính sách mà còn phải chủ động tham gia vào quá trình cải cách.

Một trong những việc quan trọng nhất là tăng cường tiếng nói của DN thông qua các hiệp hội ngành nghề, tổ chức đại diện, nhằm phản ánh những khó khăn thực tế và đề xuất giải pháp thiết thực với cơ quan quản lý.

Tăng cường tiếng nói của DN thông qua các hiệp hội ngành nghề, tổ chức đại diện... Ảnh: NĐT

Ngoài ra, DN cần nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật và quản trị rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh các quy định có thể thay đổi nhanh chóng. Việc chủ động áp dụng công nghệ, số hóa quy trình, minh bạch trong hoạt động không chỉ giúp giảm chi phí tuân thủ mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh. 

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần có chiến lược dài hạn, không chỉ nhìn vào các ưu đãi ngắn hạn mà cần đánh giá tổng thể về tính ổn định của môi trường kinh doanh và khả năng thích ứng của DN. Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý để đảm bảo sự minh bạch và thúc đẩy những cải cách có lợi cho cả DN và nền kinh tế là yếu tố then chốt để tạo ra một môi trường kinh doanh bền vững và hấp dẫn hơn.

Trân trọng cám ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
AISC 2025: Việt Nam tạo ra giá trị trong cuộc chơi công nghệ

AISC 2025: Việt Nam tạo ra giá trị trong cuộc chơi công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn không chỉ là công nghệ mũi nhọn mà còn là động lực chiến lược giúp Việt Nam bứt phá trong chu kỳ phát triển mới. Việt Nam không chỉ tham gia mà còn tạo ra giá trị trong cuộc chơi công nghệ của tương lai.

Sự kiện - 13/03/2025 15:05

Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cao tốc hơn 2.000 tỷ qua Đà Nẵng

Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cao tốc hơn 2.000 tỷ qua Đà Nẵng

Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan (qua địa bàn TP. Đà Nẵng) dù đã đạt 100% mặt bằng tuyến chính, tuy nhiên, đơn vị thi công đang gặp khó tại đường gom song hành và nguồn vật liệu đá.

Sự kiện - 13/03/2025 11:11

Pháp muốn tham gia các dự án điện hạt nhân của Việt Nam

Pháp muốn tham gia các dự án điện hạt nhân của Việt Nam

Việt Nam sẽ ưu tiên lựa chọn đối tác khi mà chứng minh và cam kết chuyển giao công nghệ trong quá trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.

Sự kiện - 13/03/2025 08:48

Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Báo Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG), hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị cho ngành nông nghiệp của Việt Nam và Đức.

Sự kiện - 12/03/2025 17:56

AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ

AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ

Lần đầu tiên, hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia với sự góp mặt của các tên tuổi lớn và các tập đoàn công nghệ từ Silicon Valley (Hoa Kỳ) quy tụ tại AISC 2025, khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.

Sự kiện - 12/03/2025 13:13

Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam

Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam

Một số doanh nghiệp của Singapore bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, khu công nghiệp, tài chính xanh.

Sự kiện - 12/03/2025 06:27

Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã

Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý khối lượng công việc sắp tới rất lớn khi nghiên cứu sửa Hiến pháp và các luật liên quan; sắp xếp tỉnh, xã và bỏ cấp huyện.

Sự kiện - 11/03/2025 14:14

VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc

VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - GS-TSKH. Nguyễn Mai cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Triển lãm và Diễn đàn quốc tế về máy công cụ tại Trung Quốc.

Sự kiện - 11/03/2025 12:38

Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh

Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh

Kể từ ngày 7/3/2025 cho đến khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất tỉnh, tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân...

Sự kiện - 11/03/2025 10:00

'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'

'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'

Chuyên gia cho rằng, bất động sản và đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025, khi hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng phục hồi kinh tế và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Sự kiện - 11/03/2025 09:44

Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?

Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?

Cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của đường sắt Việt Nam do thiếu nguồn lực hay chưa quan tâm đúng mức. Từ đó, luật sửa đổi cần tập trung vào các chính sách, tạo ra sự bứt phá cho ngành.

Sự kiện - 10/03/2025 17:13

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các doanh nghiệp Indonesia vươn lên trở thành một trong các nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Sự kiện - 10/03/2025 15:15

Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế

Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế

Ông Đặng Hữu Phúc, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được UBND TP. Huế điều động giữ chức Giám đốc Sở Công Thương.

Sự kiện - 10/03/2025 10:38

Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 sẽ khai mạc sớm sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật có liên quan.

Sự kiện - 10/03/2025 10:23

Thủ tướng: 8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án GTVT trọng điểm

Thủ tướng: 8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án GTVT trọng điểm

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo, nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trong đó có hàng loạt nhiệm vụ phải hoàn thành ngay trong tháng 3/2025.

Sự kiện - 10/03/2025 06:22

Chuyến công tác của Tổng Bí thư mở ra không gian hợp tác mới cho Việt Nam

Chuyến công tác của Tổng Bí thư mở ra không gian hợp tác mới cho Việt Nam

Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam, Indonesia, ASEAN, Singapore khi năm 2025 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của các bên.

Sự kiện - 09/03/2025 12:32