[Gặp gỡ thứ Tư] 'Cần cải cách hành chính để thu hút các doanh nghiệp FDI vào nông nghiệp'
Ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng cần tập trung hơn cho ngành nông nghiệp về công tác cải cách hành chính để thu hút các doanh nghiệp FDI vào nông nghiệp vì tỉ trọng các doanh nghiệp FDI trong nông nghiệp quá thấp so với nhiều lĩnh vực khác.
Nhiều ý kiến cho rằng, ngành nông nghiệp là "bệ đỡ" cho nền kinh tế những năm qua. Vì vậy, các cơ quan liên quan cần quan tâm đầu tư mạnh hơn cho ngành kinh tế trọng điểm này, tăng cường dự báo, tạo lòng tin cho người tiêu dùng quốc tế về nông sản của nước ta.
Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã chia sẻ với Nhadautu.vn về những chuyển biến của ngành nông nghiệp trong thời gian vừa qua.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần dành phần thưởng cho ngành nông nghiệp vì thời gian vừa rồi đã thực sự trở thành "bệ đỡ" cho nền kinh tế. Ông nhận định gì về quan điểm này?
Ông Hồ Xuân Hùng: Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đạt được những thành tích rất tốt. Quay trở lại năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh trên cả người và gia súc, hạn hán, lũ lụt… xảy ra hết sức phức tạp nhưng ngành nông nghiệp vẫn phấn đấu tăng trưởng đạt trên 2,65%. Đây là con số rất đáng ghi nhận.
Sang đến năm 2021, tình hình kinh tế toàn cầu còn ảm đạm hơn với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy trên diện rộng và việc kiểm soát dịch chặt chẽ khiến nhiều nơi rơi vào cảnh kiệt quệ kinh tế. Trong hình hình đó, chúng ta chứng kiến ngành nông nghiệp đã bảo đảm an ninh lương thực nội địa. Không những vậy, các mục tiêu xuất khẩu đề ra đến thời điểm này đều đạt yêu cầu.
Một điều cần phải nhìn nhận rõ hơn trong tăng trưởng xuất khẩu của nông nghiệp là lâu nay mọi người thường đặt nặng những con số về số lượng, giá trị ngoại tệ mang về mà ít đánh giá một giá trị cực kỳ quan trọng là lòng tin của người tiêu dùng quốc tế đang tăng lên với nông sản Việt Nam.

Lòng tin của người tiêu dùng quốc tế ngày càng tăng lên với nông sản Việt. Ảnh: Văn Giang.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVD-19 diễn ra trên toàn cầu gây đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng thì Việt Nam vẫn mở cửa được nhiều thị trường xuất khẩu mới. Nhiều nông sản đã đáp ứng nhu cầu các thị trường khó tính như vải thiều vào thị trường Nhật Bản, chôm chôm vào thị trường Đài Loan, bí ngô và dâu tây sang New Zealand…
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra, rất nhiều lao động mất việc ở các đô thị, đa phần người lao động trở về nông thôn – đây chính là hậu phương của đa số lao động trong các nhà máy, công xưởng ở thành thị. Ở hậu phương này, các doanh nghiệp và các cộng đồng nông nghiệp đã chia sẻ, đùm bọc người lao động. Điều này được minh chứng rõ nét khi các tỉnh đang đón con em mình về từ các đô thị lớn dịch bệnh hoành hành.
Khi chúng tôi xây dựng và tham mưu trình Chính phủ Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, dự kiến đến thời điểm này chỉ đạt 50%. Nhưng tính đến tháng 6/2021 đã có 63,64% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, đây cũng là một thành tựu thiết thực để nông thôn có thể trở thành hậu phương vững chắc như hiện nay.
Chính phủ kiên định với "mục tiêu kép" - vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế thời gian qua đã hiệu quả chưa thưa ông?
Có thể nói trong bối cảnh cả thế giới khủng hoảng, không ít quốc gia có tăng trưởng âm hoặc không đáng kể thì con số GDP Việt Nam đạt được trên 5,6%, cao hơn 1,82% so với cùng kỳ năm ngoái là một thành công. Đó chính là kết quả của chiến lược "mục tiêu kép", vừa chống dịch vừa khôi phục phát triển kinh tế như Chính phủ đã đề ra.
Chủ trương thực hiện "mục tiêu kép" hiện nay không chỉ đưa ra trên diễn đàn, hội nghị mà đã đi vào cuộc sống. Bên cạnh những ngành bị suy yếu thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ thì công nghiệp và nông nghiệp đều có sự tăng trưởng nhất định. Sở dĩ chính sách có hiệu quà là do có các giải pháp đi kèm thiết thực.
Ngay đầu tháng 3/2020, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19. Ngay sau đó là gói giải cứu 62.000 tỷ cho người lao động, người sử dụng lao động… Đây là những giải pháp vô cùng hiệu quả và ấn tượng”.
Đây là những chính sách không những hỗ trợ các doanh nghiệp mà còn hỗ trợ trực tiếp cả người lao động của doanh nghiệp một động lực lớn giúp doanh nghiệp duy trì hoặc phục hồi nếu không may tạm thời đình trệ sản xuất do dịch bệnh.
Chiến lược "mục tiêu kép" có tác động rất lớn và tích cực đối với kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Đây là chính sách phát triển được chuỗi sản xuất và tăng trưởng xuất khẩu nông sản. Để làm được việc này cần có những doanh nghiệp đầu tàu. Nếu không có chính sách này, các địa phương, các tổ chức xã hội chỉ chăm lo chống dịch mà ít quan tâm đến tháo gỡ các khó khăn trong sản xuất thì các doanh nghiệp sẽ không mặn mà với phát triển sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu thời điểm này..
Cũng nhờ chính sách tạo động lực tốt nên nhiều giải pháp các ngành đi theo ủng hộ như giảm lãi suất, gia hạn thời gian nộp thuế… đã giúp cho doanh nghiệp giữ ổn định tình hình và thúc đẩy phát triển, tạo niềm tin cho người lao động.
Việc đưa ra các kịch bản tiếp theo rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta cần tăng cường dự báo tình hình như thế nào?
Hiện nay, diễn biến của dịch COVID-19 còn rất phức tạp nên điều quan trọng là cần phải dự báo được tình hình. Cần có những dự báo ứng dụng không chỉ trong nước mà cả dành cho việc kết nối với quốc tế. Nếu không dự báo được tình hình thì chúng ta chỉ chạy theo và ứng phó mà thôi.

Ông Hồ Xuân Hùng. Ảnh: Truyền hình Nghệ An.
Những ứng phó với dịch bệnh và việc tăng trưởng kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trong thời gian qua cũng chính là dự báo được tình hình, dù chỉ trong ngắn hạn. Thị trường bây giờ thông nhau nên không quốc gia nào có thể dễ dàng thực hiện việc cấm vận, nếu dự báo được thị trường, chúng ta mới chủ động đối phó và phát triển các ngành hàng được.
Tôi đề xuất Chính phủ kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là cách sớm nhất để ổn định tình hình sau dịch bệnh. Riêng đối với nông nghiệp, cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, phải xây dựng nền nông nghiệp sạch và ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả chứ không chung chung.
Việc này cần gắn với tổ chức được thị trường trong nước và quốc tế. Cần có chính sách cụ thể hơn trong xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Thật mừng vì Chính phủ đã có nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia. Cần có chính sách để duy trì và thúc đẩy được các sản phẩm này vì nếu không có sản phẩm chủ lực, chúng ta sẽ không thể cạnh tranh khi không đưa ra được sản phẩm mà thị trường mong muốn
Cần tập trung hơn cho ngành nông nghiệp về công tác cải cách hành chính để thu hút các doanh nghiệp FDI vào nông nghiệp vì tỉ trọng các doanh nghiệp FDI trong nông nghiệp quá thấp so với nhiều lĩnh vực khác. Cùng với đó, cần có chính sách để sử dụng hiệu quả từng ha đất trồng lúa.
Thế giới đã đi theo an ninh dinh dưỡng rồi, ngành hàng lúa gạo cũng có nhiều chính sách và đạt 3,03 tỷ USD năm 2020 trong khi ngành hàng hoa quả cứ âm thầm phát triển cũng thu về 3,27 tỷ USD hay chỉ riêng hạt điều xuất khẩu cũng thu về 3,19 tỷ USD… Vì vậy, chúng ta cũng phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp theo xu hướng thị trường.
Tại sao đi đến tỉnh nào cũng có thể bắt gặp các trung tâm hỗ trợ quỹ đất cho khu công nghiệp nhưng rất khó khăn để tìm ra một trung tâm hỗ trợ quỹ đất cho nông nghiệp? Bởi chính sách đất đai dành cho nông nghiệp còn nhiều bất cập. Việc này cần phải sửa Luật Đất đai để nông nghiệp có điều kiện tập trung sản xuất hơn, nếu cứ manh mún như hiện nay thì không thể phát triển ngành hàng.
Tôi cũng mong muốn Chính phủ có thể tổ chức lại cân đối giữa thị trường trong nước và xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần có ý thức nâng cao trách nhiệm với người tiêu dùng ngay từ trong nước, đừng để cùng một quả xoài, bán trong nước thì xấu mà xuất khẩu thì được bao, bọc, đóng gói rất đẹp.
Từ ý thức này, Chính phủ cũng có thể đồng hành với doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thương hiệu của họ nhưng nếu mong muốn có được những sản phẩm làm rạng rỡ quốc gia thì cần có chính sách cụ thể để cùng nhau xây dựng thương hiệu quốc gia, quốc tế đặc biệt là trong bối cảnh thương mại điện tử nở rộ như hiện nay.
- Cùng chuyên mục
Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước
Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.
Sự kiện - 10/06/2025 10:13
Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản
Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.
Sự kiện - 10/06/2025 08:25
'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'
Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Sự kiện - 09/06/2025 14:36
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển
Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.
Sự kiện - 09/06/2025 07:06
Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng
Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.
Sự kiện - 08/06/2025 10:53
Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?
Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Sự kiện - 08/06/2025 06:47
[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới
Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.
Sự kiện - 07/06/2025 10:30
Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng
Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Sự kiện - 06/06/2025 20:23
Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD
Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.
Sự kiện - 06/06/2025 06:45
'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'
Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.
Sự kiện - 05/06/2025 14:21
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sự kiện - 05/06/2025 08:43
Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Sự kiện - 04/06/2025 18:48
Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'
Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.
Sự kiện - 04/06/2025 14:34
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?
Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.
Sự kiện - 04/06/2025 10:43
[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'
"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.
Sự kiện - 04/06/2025 08:56
Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Sự kiện - 03/06/2025 17:54
- Đọc nhiều
-
1
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
-
2
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
-
3
Mối liên hệ giữa gia tộc Chearavanont giàu thứ nhì ở châu Á và C.P Việt Nam
-
4
Các tỷ phú nói gì sau vụ bất hòa giữa ông Trump và Elon Musk
-
5
Cổ phiếu Tesla mất 150 tỷ USD giá trị sau cuộc tranh cãi Trump-Musk
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago