COVID-19 bùng phát ở TP.HCM ảnh hưởng thế nào tới mục tiêu tăng trưởng? - Bài 2: ‘Bài toán’ khó cho mục tiêu GDP
Năm 2020, TP.HCM vẫn đạt mức tăng trưởng dương dù bước vào giai đoạn vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế với đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước. Tuy vậy, đợt dịch thứ 4 trong năm nay khiến mục tiêu GRDP đạt 6% của thành phố trở thành một nhiệm vụ bất khả thi.
Khó thực hiện mục tiêu
Năm 2021, TP.HCM chọn chủ đề "Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư" với mục tiêu tổng quát là tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa triển khai có hiệu quả các chương trình hồi phục kinh tế.
Thành phố đặt ra 20 chỉ tiêu để thực hiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gồm 6 chỉ tiêu về kinh tế đó là GRDP phấn đấu đạt từ 6% trở lên, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%; GRDP bình quân đầu người đạt 6.500 USD/người; tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào GRDP đạt trên 42%; chi đầu tư cho khoa học và công nghệ của xã hội đạt bình quân trên 0,7%/GRDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 5,7%/năm.
6 chỉ tiêu về xã hội bao gồm tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo có chứng nhận đạt 85,65%; tạo việc làm mới cho 140.000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4%; giảm 0,4% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố... và 5 chỉ tiêu về môi trường, 2 chỉ tiêu về cải cách hành chính, 1 chỉ tiêu về trật tự an toàn xã hội.
Tháng 6/2021, HĐND TP.HCM đã thông qua các nghị quyết trong đó có giải quyết chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch COVID-19. Qua đó góp phần phục hồi sản xuất, ổn định tình hình lao động, việc làm, thực hiện tốt nhất "mục tiêu kép". Đồng thời về đầu tư công, thành phố sẽ bố trí đủ vốn cho các dự án trọng điểm như dự án xây dựng xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương, nút giao thông An Phú, mở rộng quốc lộ 50, tuyến Metro số 1, Metro số 2, Vành đai 2...
Tuy nhiên, đối mặt với những thách thức lớn chưa từng có từ dịch COVID-19 lần thứ 4 như hiện nay, mục tiêu GRDP mà chính quyền thành phố đặt ra là 6% có lẽ không khả quan.
Chia sẻ với Nhadautu.vn, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, mục tiêu GRDP đạt 6% mà thành phố đề ra trong bối cảnh hiện nay là bất khả thi. "Dĩ nhiên, không có gì là không thể nếu thành phố kiểm soát được dịch bệnh, đưa cuộc sống người dân và "hơi thở" doanh nghiệp trở lại trạng tháng bình thường thì có thể cũng đạt được. Nhưng, so sánh với tình hình thực tế thì việc thành phố đạt mục tiêu tăng trưởng như đã đề ra trong năm nay là rất khó bởi hậu quả của dịch bệnh là vô cùng lớn", ông nói.
Trong kịch bản tốt nhất cho thành phố thì GRDP đạt 5%, còn trong kịch bản xấu hơn, con số này sẽ rơi vào khoảng từ 3-4%. Tại thời điểm này, chưa thể đưa ra một con số về dự báo cho chính xác. Nhưng tác động của dịch bệnh không chỉ ở trong tháng này mà còn kéo dài đến cuối năm.
Còn theo kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM cho cả năm do Viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM thực hiện, dự báo, đến tháng 8/2021 dịch COVID-19 được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng năm 2021 của TP.HCM sẽ đạt 5,02%, dự báo cả năm 2021 sẽ đạt 4,9%.
Ảnh hưởng lớn đến GDP của cả nước
Là trung tâm kinh tế lớn, TP.HCM không chỉ có vai trò quan trọng đối với khu vực phía Nam mà là của cả nước. Hầu hết ở các ngành thương mại dịch vụ, đầu tư, bất động sản cho đến du lịch… đều chiếm tỷ trọng rất lớn.
Năm 2021, Chính phủ đặt ra mục tiêu GDP là 6,5%. Nhưng xét trong kịch bản khả thi hơn, con số này vào khoảng 5% do tác động từ dịch COVID-19. Theo dự báo của TS. Nguyễn Trí Hiếu trong con số 5% này thì TP.HCM đóng góp ít nhất là một nửa. Chính vì vậy, sự sụt giảm các chỉ tiêu kinh tế của thành phố bởi dịch COVID-19 sẽ ảnh hướng lớn đến GDP năm 2021 của cả nước.
6 tháng đầu năm, các chỉ số kinh tế tại TP.HCM đều cho thấy sự ổn định, GDP của cả nước lên đến 5,64%. Tại thành phố, dịch bệnh mới chỉ xuất hiện tháng 4, 5 bùng phát trong tháng 6 và đến tháng 7 mọi hoạt động về kinh tế đều bị ảnh hưởng. Trong những tháng cuối năm, các chỉ số kinh tế sẽ cho thấy rõ tác động từ dịch bệnh.
Sự tác động của dịch bệnh đến TP.HCM như một đòn đánh chí mạng vào nền kinh tế. Vấn đề ở đây là trong những tháng cuối năm phải kiểm soát được tình hình dịch, từ đó sẽ giảm bớt thiệt hại cho TP.HCM, các chỉ số được nâng lên góp phần vào chỉ số GDP chung của cả nước.
TP.HCM đang thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế nhưng trong thời điểm này, có lẽ nên đặt mục tiêu chống dịch lên hàng đầu. Bởi dịch bệnh còn tiếp diễn thì phát triển kinh tế cũng rất khó khăn.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc nên làm ngay lúc này đó là tiêm chủng cho người dân. Việc tiếp theo nữa chính là vấn đề về cách ly người bị bệnh, dĩ nhiên là rất cần thiết nhưng cũng có những bất cập. Thời điểm đầu, số bệnh nhân còn ít việc cách ly tập trung thuận lợi nhưng hiện nay con số này đã lên hàng trăm nghìn người, thậm chí tiên lượng hàng triệu người việc cách ly không còn hiệu quả mà có những người bị lây nhiễm chéo. Đây là vấn đề nan giải bởi cơ sở vật chất của chúng ta chưa đáp ứng được.
Một việc nữa đó là tận dụng lực lượng quân đội, ngoài việc lập nên bệnh viện dã chiến, vận chuyển thuốc… thì cần quân đội vào cuộc mạnh mẽ hơn để nhanh chóng đưa thành phố về trạng thái bình thường mới.
"Điều quan trọng để TP.HCM kiểm soát được dịch bệnh và lập lại trật tự kinh tế là phải miễn dịch cộng đồng cụ thể là tiêm vaccine cho người dân ít nhất từ 70-80% bởi hiện nay, tỷ lệ được tiêm chủng tại thành phố đang rất là thấp. Có như vậy thì nền kinh tế của thành phố mới phát triển và cuộc sống người dân trở về với trạng thái bình thường", TS. Hiếu phân tích.
Đồng quan điểm, PGS-TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM (đại biểu Quốc hội khóa XV đoàn TP.HCM) nhận định, để đuy trì tăng trưởng kinh tế, bên cạnh việc kiểm soát dịch COVID-19 càng sớm càng tốt, thành phố cần tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn như Metro số 1, Metro số 2, đường vành đai 2, vành đai 3, cầu Thủ Thiêm 2...
Đồng thời, trước tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, TP.HCM cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi có vaccine COVID-19 trong cộng đồng, TP.HCM sẽ có bước đệm vững chắc trong chống dịch, tạo tâm lý ổn định cho người dân và doanh nghiệp. Từ đó, TP.HCM từng bước hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra và chuẩn bị kế hoạch dài hạn cho việc phục hồi sau dịch.
Đánh giá về những kết quả kinh tế 6 tháng đầu năm, ông Trần Hoàng Ngân nhận trong bối cảnh dịch bùng phát trở lại lần thứ 4, kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm tăng 5,64%, tương đương khoảng 4 triệu tỷ đồng và thu ngân sách đạt 775.000 tỷ đồng, gần 60% dự toán cả năm là con số rất ấn tượng. Tuy nhiên, ông nhận định cũng phải nhìn nhận kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao là so sánh với cùng kỳ năm 2020, năm có mức tăng thấp nhất trong 35 năm qua.
"Thời điểm dịch bệnh, chúng ta cũng thấy được sự trỗi dậy của thương mại điện tử, tầm quan trọng của kinh tế số, chính quyền điện tử. Thậm chí trong điều hành, quản trị doanh nghiệp, các lãnh đạo doanh nghiệp đã chững lại để nhìn nhận thực trạng doanh nghiệp cả về hạ tầng, nguồn nhân lực và chiến lược kinh doanh", ông Ngân nói.
Cũng theo ông, động lực tăng trưởng của Việt Nam hiện chủ yếu vẫn đến từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo, nhất là nông, lâm, thủy sản, linh kiện điện tử; gia tăng đầu tư và mở rộng hoạt động thương mại khi tận dụng các hiệp định thương mại đã ký. Đây đều là những ngành sử dụng nhiều lao động, do đó việc tiêm chủng vaccine để đạt miễn dịch cộng đồng là điểm mấu chốt.
PGS-TS. Trần Hoàng Ngân cho rằng, Việt Nam cũng cần một chính sách điều hành linh hoạt, thích ứng nhanh với bối cảnh. Và với tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 là 5,64%, để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% như kế hoạch, tăng trưởng những tháng cuối năm phải đạt trên 7%.
- Cùng chuyên mục
Giải gôn từ thiện Swing for the Kids lần thứ 17 diễn ra ngày 12/10
Ngày 12/10 tới, tại sân gôn Kings Island Golf Resort (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Báo Đầu tư sẽ tổ chức giải gôn từ thiện Thường niên Vì trẻ em Việt Nam lần thứ 17
Sự kiện - 08/10/2024 17:24
Việt Nam và Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.
Sự kiện - 08/10/2024 09:22
Bộ Xây dựng nói gì về tình trạng thổi giá bất động sản
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng giá bất động sản cao. Trong đó, nguồn cầu lớn hơn nguồn cung; có tình trạng đẩy giá, thổi giá và chi phí đầu tư bị tăng cao.
Sự kiện - 07/10/2024 17:30
Thủ tướng: Nghiên cứu phát hành thêm 100.000 tỷ đồng cho hạ tầng chiến lược
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc phát hành thêm 100.000 tỷ đồng đầu tư cho các công trình hạ tầng chiến lược quốc gia.
Sự kiện - 07/10/2024 15:45
Bổ sung cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết nhằm huy động tối đa nguồn lực và cắt giảm, rút gọn các thủ tục đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Sự kiện - 07/10/2024 12:28
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 38, trong đó có công tác nhân sự.
Sự kiện - 07/10/2024 11:12
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ.
Sự kiện - 07/10/2024 08:57
Những khoảnh khắc ấn tượng tại giải golf 'Tấm lòng vàng Nhà đầu tư' lần thứ 3
Tại sân golf Hoàng Giang (Ninh Bình), các golfer đã cống hiến cho giải golf "Tấm lòng vàng Nhà đầu tư" lần thứ 3, mang đến những phần thi đấu lôi cuốn với tinh thần thể thao cao thượng.
Sự kiện - 06/10/2024 17:50
10.000 người tham gia Ngày hội Văn hóa vì hòa bình ở Hà Nội
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội.
Sự kiện - 06/10/2024 13:33
Chủ tịch Hà Nội: 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình
Lãnh đạo TP. Hà Nội khẳng định, "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long...
Sự kiện - 06/10/2024 13:27
GDP 9 tháng đầu năm 2024 tăng 6,82%
Theo Tổng cục Thống kê, GDP 9 tháng đầu năm 2024 ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão số 3 vào tháng 9/2024 nên tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ các năm trước.
Sự kiện - 06/10/2024 09:37
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự trao giải thưởng Doanh nghiệp Pháp ngữ tiêu biểu
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh việc Tập đoàn FPT của Việt Nam được nhận giải thưởng năm nay một lần nữa chứng minh sự tích cực và chủ động tham gia của Việt Nam trong cộng đồng Pháp ngữ.
Sự kiện - 06/10/2024 07:40
Giải golf 'Tấm lòng vàng Nhà đầu tư' lần thứ 3 quyên góp được hơn 500 triệu đồng
Sau nhiều giờ tranh tài, golfer Đoàn Đình Dân đã giành được chiếc cúp vô địch giải golf "Tấm lòng vàng Nhà đầu tư" và Ban tổ chức quyên góp được hơn 500 triệu đồng để từ thiện.
Sự kiện - 05/10/2024 22:14
Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng toàn tuyến đường sắt tốc độ cao, với vận tốc thiết kế 350 km/h. Do đó, yêu cầu Bộ GTVT rà soát lại tổng mức đầu tư và đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án.
Sự kiện - 05/10/2024 16:42
Hải Phòng đối thoại với các doanh nghiệp FDI
Sáng 5/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI).
Sự kiện - 05/10/2024 16:38
45 đơn vị, sản phẩm và giải pháp được vinh danh chuyển đổi số xuất sắc
Hội đồng Chung khảo giải Chuyển đổi số Việt Nam 2024 đã lựa chọn 45 bộ hồ sơ của các đơn vị, sản phẩm và giải pháp chuyển đổi số xuất sắc để vinh danh tại Lễ trao giải sáng 5/10.
Sự kiện - 05/10/2024 11:01
- Đọc nhiều
-
1
'Bóng' Hải Phát tại doanh nghiệp vừa huy động 1.200 tỷ đồng qua kênh trái phiếu
-
2
Vì sao cổ phiếu GKM ‘giảm sàn’ 12 phiên liên tiếp?
-
3
Giá chung cư Hà Nội tiếp đà tăng, xấp xỉ 70 triệu đồng/m2
-
4
[Cafe Cuối tuần] Tự lực làm đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: Khó, nhưng chỉ bàn làm...
-
5
Chủ đầu tư cảng Mỹ Thủy đề xuất đầu tư loạt dự án tại Quảng Trị
Đáng đọc
- Đáng đọc
Giá bất động sản 'ăn theo' tuyến metro
Đầu tư - Update 1 week ago
Hiện tượng bất thường tại Minh Khang CTP
Tài chính - Update 3 week ago
Các nhà đầu tư toàn cầu ngừng di cư khỏi Trung Quốc
Thị trường - Update 1 week ago