[Gặp gỡ thứ Tư] 'Vua hầm' Hồ Minh Hoàng: Khó khăn khi giải quyết trạm BOT Cai Lậy

Nhàđầutư
Trao đổi với PV Nhadautu.vn liên quan việc tiếp nhận lại dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, "vua hầm" đường bộ Việt Nam Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, đây là dự án rất phức tạp, và khó khăn nhất là việc giải quyết trạm thu phí BOT Cai Lậy.
PHAN CHÍNH
17, Tháng 04, 2019 | 06:00

Nhàđầutư
Trao đổi với PV Nhadautu.vn liên quan việc tiếp nhận lại dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, "vua hầm" đường bộ Việt Nam Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, đây là dự án rất phức tạp, và khó khăn nhất là việc giải quyết trạm thu phí BOT Cai Lậy.

vua-ham--ho--minh--hoang--deo--ca-1625

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả. Ảnh: Phan Chính

Dự án phức tạp 

Thưa ông, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, quyết tâm của nhà đầu tư như thế nào? Sau khi tiếp nhận, nhà đầu tư đã có những bước chuẩn bị gì để khởi động lại Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận?

Ông Hồ Minh Hoàng: Việc vào cuộc và sự quan tâm cụ thể của Chính phủ thì rất rõ, phía Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp, trước khi họp bàn thì Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hay Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã lắng nghe ý kiến của các bên như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà đầu tư, địa phương… để giải quyết các vướng mắc liên quan đến vấn đề như lãi vay, hay các vấn đề tồn tại của Công ty Yên Khánh, một đối tượng hình sự liên quan trong dự án.

vu--ham--ho--minh--hoang-1629

 

Không có giám sát nào cụ thể bằng việc thông qua cách nhìn nhận của người dân

Hồ Minh Hoàng

Có thế thấy, Chính phủ đã rất quan tâm bằng việc hỗ trợ vốn ngân sách Nhà nước hơn 2.100 tỷ đồng cho dự án Trung Lương – Mỹ Thuận, và đưa ra nhiều phương án giải quyết cụ thể. Chẳng hạn như, việc nhà đầu tư được thực hiện theo các điều khoản chuyển tiếp từ Nghị định 63, và thực hiện theo Điều 75 phụ lục hợp đồng của dự án.

Rõ ràng, phương pháp và cách thực hiện rất cụ thể, ngay cả trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ đạo việc bàn giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền (từ Bộ GTVT về Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang). Điều này có thể thấy, việc quan tâm của Đảng và Nhà nước là rất tốt. Vì vậy, chúng tôi tự tin sẽ triển khai dự án này đúng tiến độ và chất lượng đúng như kỳ vọng của người dân cả nước.

Tại thông báo số 99/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo cụ thể để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của dự án. Vậy trong quá trình khởi động lại dự án, nhà đầu tư đang gặp phải khó khăn gì? Vấn đề nào cần được tiếp tục tháo gỡ?

Ông Hồ Minh Hoàng: Khó khăn nhất là giải quyết trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) mặc dù Chính phủ đã có chỉ đạo nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động trở lại, vấn đề này dẫn đến việc tổn thất về mặt xã hội, tổn thất về mặt tài chính cho nhà đầu tư, hay tổn thất cả về mặt tinh thần.

Chúng tôi nghĩ, nhà đầu tư phải nhìn nhận vấn đề này là một trong những khó khăn nhất, đây cũng như lo lắng của doanh nghiệp dự án. Đèo Cả đã chuẩn bị tiếp nhận một dự án mang tính chất phức tạp. Trước khi tiếp nhận, thứ nhất, chúng tôi đã đề nghị Bộ GTVT mời ngay Kiểm toán Nhà nước vào để xác lập những phạm vi ảnh hưởng và có trách nhiệm.

Thứ hai, tổ chức họp đại hội đồng cổ đông và thống nhất có một chỉ đạo xuyên suốt, cho ban quản trị và ban điều hành, để có đầu mối chỉ đạo và không bị lệch lạc. Thứ ba là đánh giá lại thực trạng năng lực của nhà đầu tư, để củng cố hệ thống quản lý và quản trị thật tốt.

Bên cạnh đó, đánh giá lại năng lực các nhà thầu cũng như khó khăn của họ và khả năng của nhà đầu tư có thể chia sẻ được với nhà thầu hay không? Để từ đó làm việc với các đơn vị pháp luật liên quan, các đối tượng trong dự án, kiểm tra lại vấn đề về thuế của dự án.

cao toc trung luong my thuan

Theo thiết kế, đường cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51,1 km tuyến cao tốc và 4,5 km tuyến nối.

Giải ngân vốn ngân sách còn xa vời

Vốn ngân sách nhà nước cho dự án được bố trí 2.150 tỷ đồng và trong năm 2019 dự kiến giải ngân 500 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng khẩn cấp. Đến nay việc giải ngân được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Hồ Minh Hoàng: Việc bố trí nguồn vốn hiện nay còn khá xa vời. Vì vốn ngân sách bố trí đã cụ thể, nhưng thủ tục pháp lý giữa nhà đầu tư chúng tôi và tỉnh Tiền Giang chưa được hoàn chỉnh, nên việc giải ngân sẽ còn vướng và nhiều rắc rối. Cụ thể như, dự án Đèo Cả đã làm hoàn chỉnh rồi, thủ tục đã xong nhưng việc giải ngân vẫn chậm trễ, kéo dài. 

Nếu việc giải ngân vốn ngân sách Nhà nước chậm trễ, gây đình trệ cho dự án, tiến độ lại ì ạch như 10 năm qua thì cơ quan, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân?

Ông Hồ Minh Hoàng: Việc tiền ngân sách thì ngân sách sẽ giải quyết. Thí dụ, các cơ quan giám sát sau đầu tư phải kiểm tra xử lý. Kiểm tra luôn cơ quan giải ngân của Ủy ban tỉnh hoặc có thể trưng cầu ý kiến của Kiểm toán Nhà nước và các ý kiến của các bên liên quan để xem tắc ở đâu, tại sao nguồn vốn thì có nhưng không giải ngân được dẫn đến lãng phí.

Thiết nghĩ, Nhà nước đã đưa ra phương án thì chắc chắn sẽ có cách kiểm tra được nguyên nhân do đâu mà việc giải ngân chậm trễ.

ho minh hoang 1

Tập đoàn Đèo Cả của Vua Hầm Hồ Minh Hoàng là một trong những nhà đầu tư phát triển hạ tầng giao thông hàng đầu cả nước.

Về mặt khách quan, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc (đến từ địa phương, nhà thầu…). Vậy nhà đầu tư đã đưa ra những giải pháp nào để tháo gỡ, khắc phục?

Ông Hồ Minh Hoàng: Tôi nghĩ Đèo Cả là một đơn vị không làm những dự án đơn giản Chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn ở các dự án khác, rồi cũng từng bước tìm cách tháo gỡ. Giải pháp của chúng tôi đưa ra là chia sẻ với nhà thầu bằng việc hợp tác với một số đơn vị như: xăng dầu, cát, đá, sắt thép, xi măng, để đưa các vật liệu vào dự án cung cấp cho các nhà thầu nhằm giảm gánh nặng tài chính trước mắt cho họ. 

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phải tổ chức kiểm soát vấn đề an ninh vật liệu của dự án, đưa vào nhưng không thể để cho họ làm thất thoát. Vấn đề này, việc đầu tiên là phải tổ chức lại công trường, đưa dự án đi vào hoạt động lại giống như dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn chúng tôi đã từng làm.

Đối với dự án Trung Lương – Mỹ Thuận cũng sẽ làm như vậy, tôi nghĩ dự án này không chỉ dành riêng cho tỉnh Tiền Giang, mà dự án này của cả 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là người dân của trong khu vực. Và không phải chỉ góc nhìn của một tỉnh mà cả Quốc hội, Đảng, Nhà nước đều quan tâm.

Tôi cho rằng, không có giám sát nào cụ thể bằng việc thông qua cách nhìn nhận của người dân. Nếu trong thời gian tới đây mà nhà đầu tư không triển khai gì được, rồi lúng túng trong việc thực hiện thì cam kết với Chính phủ, thường trực Chính phủ là đưa dự án thông tuyến vào cuối năm 2020 sẽ rõ ngay. Vì vậy, bằng mọi cách chúng tôi phải đưa dự án vào hoạt động, sau đó sẽ có những hội thảo vào công việc cụ thể để các bên tiếp tục thúc đẩy dự án.

Nếu các giải pháp đưa ra không có tác dụng, thì hệ quả là gì? Liệu có lặp lại tình trạng trì trệ của dự án như 10 năm qua?

Ông Hồ Minh Hoàng:  Hệ quả cuối cùng của câu chuyện này là nếu dự án triển khai đúng tiến độ thì đến năm 2020 tuyến đường này sẽ hoàn thành như cam kết. Còn nếu chưa xong được thủ tục pháp lý liên quan với tỉnh Tiền Giang thì tình trạng lặp lại giống như dự án BOT Cai Lậy.

Trước mắt, chúng tôi phải tập trung triển khai dự án mà không nên đưa ra quá nhiều lo lắng, câu chuyện Cai Lậy là một trong những ấn tượng chào đón chúng tôi bằng những khó khăn khi tiếp nhận dự án này.

Hiện nay dự án Cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã ngưng thu phí. Vậy nhà đầu tư có lo lắng kịch bản này sẻ xảy ra với với dự án Trung Lương – Mỹ Thuận hay không, thưa ông?

Ông Hồ Minh Hoàng: Việc của dự án Cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã dừng thu phí không ảnh hưởng gì đến chúng tôi. Vì dự án này hết thời gian thu phí, doanh nghiệp thực hiện thu phí đang là đối tượng hình sự. Việc hoạt động trở lại do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ GTVT) quyết định. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, một tuyến đường cao tốc hoạt động không thể như tuyến đường khác được. Việc ngừng hoạt động là lãng phí và nên thu phí lại bình thường. 

Vì lý do gì đó thì tôi không biết, nhưng tôi chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến dự án Trung Lương – Mỹ Thuận.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ