'Vua hầm' Hồ Minh Hoàng: Chúng tôi chọn những việc khó, gian nan để làm

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Đèo Cả trong buổi trao đổi với báo giới sáng ngày 31/10, liên quan đến các bất cập, khó khăn ở dự án hầm đường bộ Hải Vân 1 do đơn vị này quản lý vận hành.
PHAN CHÍNH
31, Tháng 10, 2018 | 16:45

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Đèo Cả trong buổi trao đổi với báo giới sáng ngày 31/10, liên quan đến các bất cập, khó khăn ở dự án hầm đường bộ Hải Vân 1 do đơn vị này quản lý vận hành.

vua ham - ho - minh - hoang - deo - ca

Ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP tập đoàn Đèo Cả. Ảnh: Phan Chính

Dự án BOT và những điểm nghẽn

Trước câu hỏi của PV Nhadautu.vn, "Vua hầm" Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Đèo Cả cho rằng, các dự án BOT có nhiều điểm nghẽn xuất phát từ cả nhà đầu tư lẫn từ các chính sách phát luật, và cơ quan quản lý nhà nước. Các nhà đầu tư BOT như Đèo Cả đã có nhiều nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tuy nhiên không giống như các nước khác, sự hiểu biết của các doanh nghiệp và sự điều chỉnh của các quy định pháp luật ở Việt Nam còn chưa được đồng bộ.

vu - ham - ho - minh - hoang

 

"Vua hầm" Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Đèo Cả cho biết, công ty của ông chọn những việc khó, gian nan để làm

Ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Đèo Cả

Theo ông Hoàng, khi triển khai dự án cả hai bên đều có những mong muốn, nhà đầu tư thì muốn đạt được tiến độ, hiệu quả, còn Nhà nước thì có được các tiêu chí họ đưa ra đối với dự án, như phát triển kinh tế - xã hội, nhưng do 2 bên chưa kịp có thời gian để chia sẻ với nhau, vi dụ như việc thay đổi nhân sự thường xuyên dẫn đến bị gián đoạn, việc thiếu trao đổi thông tin qua lại dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, ông Hoàng cho biết, nhiều quan điểm đã tạo ra áp lực cho hoạt động của các dự án BOT hiện nay, như người thừa hưởng sản phẩm BOT do những dự án đối tác – công tư xây dựng ra là người dân và một số đối tượng tham gia giao thông rõ ràng họ có quyền đòi hỏi sự minh bạch.

Cũng theo ông Hoàng, nếu như với một đất nước có sẵn tiền để đầu tư một tuyến đường mới, chẳng hạn như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, họ đều có những nhà đầu tư tư nhân tham gia xây dựng hạ tầng giao thông. Việc kêu gọi đầu tư của nhà nước và Bộ GTVT sẽ dễ dàng hơn nếu như chúng ta không phải chấp nhận thực tế khó khăn, nên chỉ đầu tư trên đường độc đạo.

“Chúng ta đi từ Bắc -  Nam nếu hệ thống đường vẫn như trước đây chắc chắn sẽ nghẽn mạch và không có chỗ để đi”, ông Hoàng nói.

"Vua hầm đường bộ" Việt Nam cũng cho rằng, một người dân đi qua trạm thu phí có quyền hỏi hợp đồng thế nào, kết quả kiểm toán ở đâu, nhà đầu tư phải đứng ra giải thích cho họ hiểu, còn cơ quan quản lý nhà nước thì đứng ngoài cuộc, đây cũng là một rào cản.

Tiếp đó ông này cho rằng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thay đổi lãnh đạo thì lại xem xét lại dự án, nhà đầu tư BOT sẵn sàng ngồi xem lại dự án nhưng phải làm sao không để ảnh hưởng đến phương án tài chính, hợp đồng góp vốn.

“Nhưng thực tế, việc các nhà đầu tư góp vốn đã đưa dự án ra để thế chấp ngân hàng rồi thì không thể thay đổi được, một ví dụ là việc Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu bỏ trạm thu phí La Sơn – Túy Loan, trước đây Công ty Đèo Cả đã đưa trạm thu phí ra thế chấp rồi. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đã có nhìn lại việc này, có thông báo để xử lý, bù đắp bằng ngân sách hoặc là cân đối lại phương pháp thu, nhưng việc này vẫn chưa có kết luận cụ thể nào?

Khó khăn đến đâu cũng không thể đóng cửa hầm

Mới đây, ông Lưu Xuân Thủy - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư Đèo Cả nói sẽ đóng cửa hầm là trên góc độ người quản lý trực tiếp, vì những khó khăn vướng mắc không đươc giải quyết. Tuy nhiên, ông Hoàng nhấn mạnh, với tư cách của người đứng đầu doanh nghiệp, ông sẽ giải quyết mọi khó khăn vướng mắc để duy trì và đảm bảo hoạt động thông suốt cho những hầm đường bộ này.

Lý do, đơn vị khai thác vận hành hầm Hải Vân đang chậm thanh toán hơn 2 tỉ đồng tiền điện và mới đây, Điện lực Liên Chiểu (Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng) đã phát văn bản đòi tiền và khẳng định nếu chậm trễ thanh toán ngành điện lực sẽ buộc phải ngừng cung cấp điện. Như vậy, hầm đường bộ nói trên sẽ phải ngừng vận hành.

Tuy nhiên, ông Hồ Minh Hoàng cho biết, dù khó khăn đến mấy cũng không thể đóng cửa hầm, trong vài ngày tới Công ty sẽ thanh toán tiền điện cho điện lực Đà Nẵng.

“Những dự án hầm đường bộ này là niềm tự hào cho Công ty CP đầu tư Đèo Cả cũng như người dân cả nước, không có lý do gì phải đóng cửa, phải giải quyết mặc dù biết rất khó khăn”, ông Hoàng nói.

“Công ty CP đầu tư Đèo Cả là doanh nghiệp BOT chuyên về làm các dự án hạ tầng giao thông, chúng tôi chọn những việc khó, gian nan để làm”, vị này nói thêm.

Theo tìm hiểu của PV Nhadautu.vn, hầm đường bộ Hải Vân 1 đã được Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn vay JBIC của Nhật Bản hoàn thành đưa vào sử dụng từ 6/2005. Từ 2005 đến năm 2015, chi phí để thực hiện công tác quản lý vận hành (QLVH) và tuyến đường quốc lộ 1 (QL1) qua đèo Hải Vân được Nhà nước chi trả.

Trong quá trình triển khai mở rộng hầm Hải Vân 2, Bộ GTVT đã yêu cầu nhà đầu tư - Công ty CPĐT Đèo Cả thực hiện việc nâng cấp hầm Hải Vân 1 (do sau hơn 10 năm đưa vào sử dụng cần phải thực hiện trùng tu, nâng cấp để đảm bảo điều kiện an toàn khai thác) và ứng kinh phí để thực hiện công tác quản lý vận hành từ tháng 11/2015.

Từ ngày 1/1/2018 đến 1/10/2018, dự án thâm hụt nguồn thu khoảng 65,7 tỉ đồng, bình quân mỗi tháng 7,3 tỉ đồng và dù đã nhiều lần có văn bản đề nghị Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc nhưng suốt thời gian dài chưa được giải quyết, khiến dự án không đủ nguồn thu để duy trì công tác vận hành hầm Cổ Mã, hầm Đèo Cả và đường dẫn.

Để phương án tài chính không vỡ, ngày 15/10/2018, công ty này tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ GTVT thống nhất thực hiện thu phí tại trạm thu phí hầm Đèo Cả theo mức giá đã quy định trong phương án tài chính của hợp đồng BOT đã được ký kết và cho biết nếu đề xuất không giải quyết được, đơn vị này sẽ đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện việc tiếp nhận lại hầm Đèo Cả để vận hành khai thác, tránh phải dừng vận hành hầm, gây mất an toàn cho người dân.

Cụ thể, theo phương án tài chính dự án được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định 3107 ngày 5/10/2016 và phụ lục hợp đồng BOT, mức phí áp dụng tại trạm thu phí Đèo Cả từ 1.1.2018 đến 31/12/2020 ở mức từ 60.000 đồng/vé/lượt cho xe nhóm 1 đến mức 288.000 đồng/vé/lượt cho xe nhóm 5. Mức phí hiện nay tại trạm thu phí này là từ 52.000 đồng/vé/lượt cho xe nhóm 1 đến 200.000 đồng/vé/lượt cho xe nhóm 5.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ