Gần 700 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc ở Đà Nẵng tạm ngừng hoạt động do dịch COVID-19

Nhàđầutư
Trong 2 tháng đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế tại TP. Đà Nẵng, trong đó nhiều chỉ tiêu kinh tế không đạt kế hoạch, đặc biệt hàng trăm doanh nghiệp phải giải thể và tạm ngừng hoạt động. 
NGUYỄN VÂN
25, Tháng 03, 2020 | 08:01

Nhàđầutư
Trong 2 tháng đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế tại TP. Đà Nẵng, trong đó nhiều chỉ tiêu kinh tế không đạt kế hoạch, đặc biệt hàng trăm doanh nghiệp phải giải thể và tạm ngừng hoạt động. 

Hàng trăm doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động

Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, kết quả kinh tế - xã hội của TP. Đà Nẵng trong 2 tháng đầu năm sụt giảm, nhiều chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Cụ thể các hoạt động thương mại dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu, kinh doanh, vận tải, giáo dục bị ảnh hưởng nặng; sản xuất công nghiệp, chuỗi cung ứng đầu vào bị gián đoạn gây trì trệ sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phải tạm dừng hoạt động hoặc đóng cửa. Số liệu Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, chỉ trong 2 tháng đầu năm đã hoàn tất giải thể cho 92 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc và 679 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tạm ngừng hoạt động.

Cũng theo số liệu của Cục Thống kê Đà Nẵng, do tác động của dịch COVID-19, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 2/2020 ước đạt hơn 4.723 tỷ đồng giảm 13,8% so với tháng 1/2020 (5.633 tỷ đồng), chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.

anh 1

Hàng trăm doanh nghiệp ở Đà Nẵng giải thể, ngừng hoạt động do dịch COVID-19 gây ra.

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 2/2020 chỉ bằng 77% tháng 1/2020 và bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu lữ hành tháng 2/2020 cũng giảm mạnh, chỉ bằng 70,3% so với tháng 1/2020 và bằng 82,9% so với cùng kỳ, số lượng khách tự hủy tour tăng đáng kể, khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài giảm 55%, 100% tour Trung Quốc bị hủy.

Vận tải cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID-19. Trong tháng 2/2020, hoạt động vận tải cũng đã xuất hiện những tín hiệu kém tích cực khi hàng loạt doanh nghiệp công bố mức giảm doanh thu kỷ lục chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng bùng phát dịch bệnh. Tổng doanh thu ngành vận tải tháng 2/2020 ước đạt 1.185 tỷ đồng, giảm 11,7% so với tháng 1/2020, trong khi so với mọi năm, tháng sau Tết nguyên đán luôn có tăng trưởng 2 con số bởi hàng loạt công ty, đơn vị ra quân đầu năm.

Mặc dù chỉ số tiêu thụ tăng 10,67% so với cùng kỳ, tuy nhiên, chỉ số tồn kho của ngành chế biến chế tạo tháng 2 tăng tới 28,93% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công ngiệp tiếp tục giảm 3,69%.

Các giải pháp khắc phục

Mới đây, các giải pháp bổ sung đã được kỳ họp thứ 13 HĐND TP. Đà Nẵng thông qua gồm đề nghị chính quyền thành phố kiểm soát tốt dịch bệnh, kịp thời thông tin, tuyên truyền, ổn định tâm lý để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; tập trung hỗ trợ, duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, góp phần hạn chế suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, về du lịch, Đà Nẵng sẽ phát triển kinh tế đêm, xây dựng kế hoạch và tổ chức các lễ hội văn hóa quy mô lớn, đặc sắc sau khi dịch bệnh được kiểm soát để tạo sự kiện thu hút khách du lịch. Tổ chức thí điểm Phố đêm 24/7 trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, hoàn thành đầu tư, khai trương đi vào hoạt động dự án thí điểm phố đi bộ - chợ đêm Bạch Đằng trong năm 2020. Ngoài ra, triển khai xúc tiến các đường bay quốc tế mới và xúc tiến khai thác khách tàu biển.

anh 2

Năm 2020, Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP tăng 9%.

Về sản xuất công nghiệp, sẽ đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu, các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh như: thiết bị y tế, sản phẩm bảo hộ sức khỏe, dược phẩm,... 

Đẩy mạnh thu hút, kêu gọi đầu tư; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp; thực hiện kết nối cung cầu, sớm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, nhất là về thị trường Trung Quốc (hoạt động sản xuất của các chuỗi cung ứng; chính sách xuất nhập khẩu; yêu cầu kiểm dịch của phía bạn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu…); hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thông tin, kết nối giao dịch với các đối tác nước ngoài về nguồn cung nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất để tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế.

Về thương mại đảm bảo quản lý chặt chẽ việc bình ổn giá, triển khai công tác chống hàng gian hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là các sản phẩm vật tư, thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; nâng cao hiệu quả các hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại tại các thị trường đặc biệt là các thị trường thành viên của các Hiệp định thương mại tự do như: CPTPP, EVFTA… dần thay thế cho thị trường Trung Quốc; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường; thực hiện tốt các giải pháp giảm thời gian, đơn giản hóa thủ tục, quy trình, giấy phép thông quan.

Ngoài ra, tăng cường đầu tư công góp phần tạo thêm việc làm cho doanh ghiệp, người lao động, gián tiếp tăng sức mua của xã hội. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ