ETF sẽ là động lực hồi phục của thị trường chứng khoán?

Nhàđầutư
TPS nhìn nhận lượng tiền huy động tính đến ngày 5/12/2022 trong đợt huy động vốn lần 4 của Fubon FTSE mới chỉ đạt 1,6 tỷ TWD. Điều này đồng nghĩa với dư địa còn 3,4 tỷ TWD để đạt mục tiêu 5 tỷ TWD. Do đó, trong tháng 12/2022, chứng khoán Việt Nam tiếp tục đón nhận dòng vốn giải ngân từ Fubon FTSE.
HỮU BẬT
11, Tháng 12, 2022 | 09:10

Nhàđầutư
TPS nhìn nhận lượng tiền huy động tính đến ngày 5/12/2022 trong đợt huy động vốn lần 4 của Fubon FTSE mới chỉ đạt 1,6 tỷ TWD. Điều này đồng nghĩa với dư địa còn 3,4 tỷ TWD để đạt mục tiêu 5 tỷ TWD. Do đó, trong tháng 12/2022, chứng khoán Việt Nam tiếp tục đón nhận dòng vốn giải ngân từ Fubon FTSE.

3-1172

ETF được kỳ vọng là động lực cho chứng khoán Việt Nam trong tháng cuối của năm 2022. 

Đà giảm từ tháng 9 tiếp tục nối dài sang tháng 11 khiến VN-Index đánh mất mốc hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm. Với việc mức hỗ trợ quan trọng bị xuyên thủng, áp lực bán tiếp tục gia tăng khiến chỉ số chung liên tục lao dốc và đã có lúc rơi về mức thấp nhất trong năm là 873.78 điểm.

Tình trạng chiết khấu sâu này đã kích hoạt dòng tiền bắt đáy trở lại một cách mạnh mẽ đặc biệt là dòng tiền của khối ngoại để giúp thị trường leo dốc thần tốc. Kết phiên giao dịch ngày 9/12/2022, VN-Index đạt mức 1.080 điểm và thành công thu hẹp mức giảm còn 27,9% so với đầu năm.

Sự đảo chiều của VN-Index cuối tháng tháng 11 đã giúp TTCK Việt Nam bắt nhịp với xu hướng phục hồi của thị trường toàn cầu. Có thể thấy, việc FED truyền đi các thông tin tích cực về việc chính sách “diều hâu” sẽ bớt khốc liệt hơn sau báo cáo CPI tháng 10 và xác suất cao FED sẽ chỉ tăng thêm 50 cơ bản trong kỳ họp giữa tháng 12 sắp tới (thay vì mức đáng quan ngại là 75 điểm) đã giúp ổn định tâm lý thị trường và giúp nhà đầu tư kỳ vọng về việc tổ chức này sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm sau.

Giao dịch khối ngoại là điểm nhấn đáng chú ý trong tháng 11 khi họ mua ròng với giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt kỷ lục 18.000 tỷ đồng tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trong đó, các quỹ ETFs đầu tư cổ phiếu trên TTCK Việt Nam ghi nhận dòng tiền vào ròng rất tích cực trong tháng 11, đạt gần 7,9 nghìn tỷ đồng, chủ yếu ghi nhận ở các quỹ ETFs ngoại. Đây là tháng ghi nhận dòng tiền vào ròng mạnh nhất từ đầu năm 2022, nâng tổng giá trị vào ròng lũy kế 11 tháng lên mức 18,6 nghìn tỷ đồng.

Xét về diễn biến cụ thể, có 9/14 quỹ ETFs ghi nhận viêc mua ròng trong tháng 11/2022. Trong đó, Fubon FTSE Vietnam ETF nổi bật hơn cả với động thái mua ròng hơn 2,8 nghìn tỷ đồng. Quỹ này tiếp tục duy trì động thái mua ròng thứ 11 liên tiếp với giá trị lũy kế đạt hơn 10,1 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hai quỹ đến từ Mỹ là VanEck Vietnam ETF và iShares MSCI Frontier and Select EM ETF cũng có động thái mua ròng tương tự hơn 1,5 nghìn tỷ đồng. Với nhóm ETFs nội, đáng chú ý là lượng mua ròng hơn 2.6 nghìn tỷ đồng ở VFMVN Diamond ETF và VFM VN30 ETF.

Ngược lại, 5/14 quỹ ETF rút ròng nhẹ, bao gồm Premia MSCI Vietnam ETF, MAFM VN30 ETF, SSIAM VNX50 ETF…

TPS nhìn nhận, câu chuyện thu hút dòng tiền từ khối ngoại trong tháng cuối năm vẫn sẽ đổ dồn sự chú ý vào diễn biến tỷ giá Việt Nam. Mặc dù tỷ giá bán USD/VND của Ngân hàng Nhà nước vẫn gần như chạm trần kể từ khi Quyết định 1747/QĐ-NHNN có hiệu lực, thì tỷ giá mua USD tại ngân hàng thương mại với đại diện là Vietcombank và tỷ giá thị trường tự do đã có sự điều chỉnh mạnh, qua đó cho thấy áp lực tỷ giá đã hạ nhiệt rõ rệt.

Ngoài ra, tính đến ngày 5/12/2022, lượng tiền huy động trong đợt huy động vốn lần 4 của Fubon FTSE mới chỉ đạt 1,6 tỷ TWD, đồng nghĩa với dư địa còn 3,4 tỷ TWD để đạt mục tiêu 5 tỷ TWD. Do đó, trong tháng cuối năm, TTCK Việt Nam vẫn sẽ đón nhận dòng vốn giải ngân từ quỹ này.

Theo thông tin được công bố, Fubon FTSE Vietnam ETF đã được Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài chính thông qua đợt huy động vốn bổ sung lần thứ 4 với số vốn 5 tỷ TWD, tương đương khoảng 4 nghìn tỷ đồng, bắt đầu tiến hành gọi vốn từ ngày 29/11. Ngay sau đó, trong phiên giao dịch từ ngày 29/11-5/12, quỹ này đã lần lượt phát hành ròng 139 triệu chứng chỉ quỹ, đạt 1,6 tỷ TWD, tương ứng gần 1,3 nghìn tỷ đồng và toàn bộ đã được giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam.

NDT - TPS ETF

 

Đánh giá về thị trường chứng khoán nói chung, TPS cho rằng định giá VN-Index khá thấp với P/E trailing của VN-Index kết thúc 10 tháng đầu năm 2022 ở quanh mức 11,25 lần, thấp hơn rất nhiều so với mức P/E trung bình 5 năm là 16.x. Cùng với đó, với đánh giá tăng trưởng EPS của toàn thị trường dự kiến trên 20% và mức P/E forward định giá hiện tại chỉ tương đương 10.x, TPS nhìn nhận đây là thời điểm hợp lý để tích lũy những cổ phiếu có nội tại tốt, kết quả kinh doanh tích cực và thanh khoản cao.

Bước sang tháng 12/2022, TPS kỳ vọng đà hồi phục này sẽ tiếp tục được duy trì sau thời gian suy giảm mạnh trước đó tương tự như giai đoạn tháng 7-8/2022 vì ở giai đoạn này, các cú shock về các mức tăng lãi suất của FED đã qua đi và thị trường đang đón nhận các thông tích cực như: Chính quyền Trung Quốc đã nới lỏng một số biện pháp kiểm soát dịch, thanh khoản thị trường bùng nổ, tỷ giá hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước công bố nới room tín dụng thêm 1,5-2% cho toàn hệ thống cùng việc một số ngân hàng thương mại đã bắt đầu giảm lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, TPS vẫn lưu ý rủi ro vẫn còn với quan ngại Chủ tịch Powell sẽ có những động thái đi ngược với phát ngôn của mình trước đó nhằm đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% sau khi báo cáo việc làm của Mỹ tháng 11 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

TPS đã đưa ra 3 kịch bản cho thị trường trong tháng 12/2022. Cụ thể, trong kịch bản tích cực, nếu VN-Index có thể trở lại trên mức 1.130 điểm, upside của thị trường sẽ gia tăng và từ đó thu hút dòng tiền sôi động trở lại. Mục tiêu của chỉ số trong giai đoạn này là vùng 1.131-1.200 điểm.

Trong kịch bản trung lập, VN-Index sẽ biến động “sideway” trong kênh giá 1.030-1.130 điểm với thanh khoản duy trì trên mức trung bình 20 phiên.

Với kịch bản tiêu cực, VN-Index nhiều khả năng sẽ test lại lực mua tại mức tâm lý 1.000 điểm (tương đương vùng 1.000-1.029 điểm).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ